1.Vị trí, tầm quan trọng.
Trước kia, bệnh truyền nhiễm được xếp chung vào các bệnh nội khoa từ nửa đầu thế kỷ 19, nó được tách ra thành một chuyên khoa độc lập.
Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tuỳ từng vùng địa lý, khí hậu, tuỳ trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau (vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì tỷ lệ mắc bệnh cao và có nhiều bệnh truyền nhiễm hơn).
Bệnh truyền nhiễm đều có khả năng lây từ người bệnh sang người lành, nhiều bệnh phát triển thành dịch (thậm chí là đại dịch). Do vậy, số lượng bệnh nhân truyền nhiễm rất đông và số lượng tử vong cũng lớn .
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi , có những bệnh vĩnh viễn bị xoá bỏ (như bệnh đầu mùa...) Tuy vậy, một số bệnh truyền nhiễm còn lan tràn và còn là mối đe doạ cho nhân loại như bệnh sốt rét, viêm gan virut, nhiễm HIV/AIDS...
Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (như sốt rét, Dengue xuất huyết, dịch tả, lỵ trực trùng...).
2. Một số khái niệm
2.1. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của một vi sinh vật gây bệnh ( vi trùng, virus, ký
sinh trùng...) vào cơ thể con người.
Nhiễm trùng không phải lúc nào cũng bị mắc bệnh, tuy vậy những người lành mang mầm bệnh vẫn có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi.
2.2. Quá trình nhiễm trùng
Là quá trình tương tác giữa vi sinh vật gây bệnh và cơ thể con người trong những điều kiện nhất định của môi trường xung quanh ( điều kiện tự nhiên, xã hội, sinh hoạt...)
2.3. Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi giới trung gian ( nước, thức ăn, côn trùng, tay bẩn, đồ dùng…).
2.4. Bệnh sơ nhiễm.
Là nhiễm khuẩn tiên phát, tức là khi cơ thể nhiễm khuẩn lần đầu.
Ví dụ: Sốt rét tiên phát.
2.5. Bệnh tái nhiễm
Là mắc lại bệnh đó, do nhiễm lại mầm bệnh (mà trước đã mắc) thêm lần nữa.
Ví dụ: Bệnh cúm....
2.6. Bệnh tái phát
Là khi bệnh đã ngừng phát triển một thời gian nh ưng bệnh cũ chưa bị tiêu diệt hẳn lại hoạt động trở lại.
Ví dụ: Sốt rét tái phát, thương hàn tái phát...
2.7. Bội nhiễm
Khi bệnh truyền nhiễm đang tiến triển, ch ưa khỏi lại có mầm bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi đó mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm thì gọi là bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát.
2.8. Nhiễm trùng hỗn hợp
Thông thường một bệnh truyền nhiễm chỉ d o một mầm bệnh gây ra nhưng cũng có khi lại đồng thời một lúc hai hay nhiều mầm bệnh c ùng phối hợp gây bệnh. Khi đó gọi là nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm.
3. Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
3.1. Tính đặc hiệu
Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi bệnh truyền
nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên.
Mầm bệnh được xác định bằng xét nghiệm trực tiếp : cấy bệnh phẩm (máu, phân, đờm, nước tiểu ...) hay tiêm truyền các bệnh phẩm có cho súc vật thí nghiệm hoặc gián tiếp bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như các phương pháp chẩn đoán huyết thanh hoặc tìm dị ứng bằng chứng nghiệm trên da.
Vì vậy mà lâm sàng bệnh truyền nhiễm bao giờ cũng phải gắn liền với vi khuẩn
học và ký kinh trùng học.
3.2. Tính lây truyền
- Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh hoặc người mang mầm bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau, gọi là quá trình sinh dịch .
- Quá trình sinh dịch gồm 3 yếu tố:
+ Nguồn lây: Người, động vật bị bệnh hoặc mang mầm bệnh.
+ Đường lây: Các điều kiện ngoại cảnh đảm bảo cho mầm bệnh tồn
tại và lan truyền từ nguồn lây đến người tiếp xúc.
+ Cơ thể cảm thụ: Là cơ thể tiếp nhận mầm bệnh và phát bệnh. Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, các cơ thể sẽ có đáp ứng khác nhau và kết quả là có nhiều hình thái lâm sàng và biểu hiện bệnh khác nhau, phụ thuộc và nhiều yếu tố:
+ Khả năng miễn dịch.
+ Tuổi, giới.
+ Nghề nghiệp.
+ Địa phương, tập quán sinh hoạt.
+ Điều kiện kinh tế, xã hội...
- Nếu ở trong một tập thể hoặc một địa phương có số lớn người không có miễn dịch đối với mầm bệnh đó th ì dịch sẽ xảy ra. Đó là đặc tính nguy hiểm nhất và quan trọng nhất về mặt xã hội của các bệnh truyền nhiễm.
3.3. Tính chu kỳ
Nói chung các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua bốn giai đoạn ( hay thời kỳ ) là: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ to àn phát, sau cùng là thời kỳ lui bệnh.
3.3.1. Thời kỳ nung bệnh
- Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời kỳ này, người bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và dài ngắn tuỳ theo từng bệnh, có khi rất ngắn ( vài giờ ) như bệnh cúm, hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh dại...
- Thời kỳ này không có gía trị về lâm sàng nhưng về dịch tễ học rất quan
trọng vì:
+ Có những bệnh đã lây ngay từ thời nung bệnh, ví dụ như bệnh
quai bị, do đó rất khó tránh.
+ Biết được thời kỳ nung bệnh tối đa của một bệnh, ta có thể cách ly
và theo dõi những người bị lây trong thời gian đó.
3.3.2. Thời kỳ khởi phát.
- Là thời kỳ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhưng chưa
phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất.
- Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát xuất hiện đầu tiên nhất cũng là sốt.
3.3.3. Thời kỳ toàn phát
- Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nhân nặng nhất. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
- Các biến chứng cũng thường xảy ra trong thời kỳ này, vì vậy công tác chăm sóc và theo dõi người bệnh phải hết sức chặt chẽ để kịp thời cấp cứu, xử lý, điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
3.3.4. Thời kỳ lui bệnh
- Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cở thể Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần.
- Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi. Nếu không được can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
- Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, có thể có những rối loạn không đáng kể.
- Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động tuỳ
theo khả năng bình phục.
Đôi khi chu kỳ có bị thay đổi do sự phát triển c ủa bệnh tối cấp, biến chứng đột
ngột hoặc do dùng thuốc.
3.4. Tính sinh miễn dịch đặc hiệu.
- Mầm bệnh vào cơ thể, cơ thể có phản ứng miễn dịch như: thực bào và sinh kháng thể đặc hiệu.
- Thời gian và mức độ miễn dịch khác nhau ở từng c ơ thể tuỳ theo bệnh .
Ví dụ: Bệnh sởi, quai bị, bệnh đậu mùa... tạo miễn dịch mạnh và vững. Bệnh cúm, bệnh lỵ, bệnh sốt rét ... tạo miễn dịch yếu và tạm thời.
4. Phân loại bệnh truyền nhiễm.
Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho chăm sóc điều trị.
4.1. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá
- Ví dụ: bệnh lỵ, bệnh thương hàn... mầm bệnh thường được bài xuất qua phân, chất nôn gây ô nhiễm thức ăn, nguồn n ước từ đó xâm nhập vào miệng dạ dày , ruột.
- Yếu tố trung gian truyền bệnh là ruồi, bát đũa, tay bẩn....
- Thường phát sinh và thành dịch vào mùa hè.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Vệ sinh ăn uống.
+ Quản lý phân nước rác và diệt ruồi.
+ Tiêm chủng đặc hiệu.
4.2. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp
- Ví dụ: bệnh cúm, bệnh bạch hầu...
- Bệnh thường phát triển vào mùa lạnh.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Cách ly bệnh nhân.
+ Nhỏ mũi, đeo khẩu trang.
+ Tiêm vacxin phòng bệnh.
4.3. Bệnh lây truyền theo đường máu: Có nhiều phương thức lây truyền:
4.3.1. Do côn trùng trung gian truyền bệnh như : muỗi, bọ chét, mò...
- Côn trùng chân đốt thường hoạt động theo mùa trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh . Vì vậy, bệnh truyền nhiễm dạng này cũng phát triển
theo mùa và chỉ tồn tại trong những ổ thên nhiên nhất định: sốt rét, viêm não Nhật Bản B.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Điều trị sớm cho người bệnh.
+ Diệt côn trùng trung gian truyền bệnh.
+ Vệ sinh môi trường, chống muỗi đốt.
4.3.2. Do truyền máu và các sản phẩm của máu, dùng chung bơm kim tiêm.
- Đây là nhóm bệnh nguy hiểm liên quan nhiều đến công việc của người
thầy thuốc trong các cơ sở y tế như: Viêm gan virus B, nhiễm HIV/AIDS...
- Biện pháp phòng chống cơ bản:
+ Thực hiện an toàn trong truyền máu và các sản phẩm của máu.
+ Vô trùng các dụng cụ y tế...
4.4. Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc
- Ví dụ: bệnh uốn ván , bệnh dại, bệnh do Leptospi ra... lây qua da và niêm mạc bị tổn thương.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản :
+ Cách ly bệnh nhân, điều trị sớm.
+ Cắt đứt đường lây.
+ Tiêm chủng phòng bệnh.
Tóm lại: trên đây là 4 đường lây chính nhưng có bệnh không chỉ lây theo một đường mà có thể lây bằng nhiều đường khác nhau: như vêm gan virus B, nhiễm HIV/AIDS...
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn, tham khảo tài liệu: Bệnh học truyền nhiễm
Trước kia, bệnh truyền nhiễm được xếp chung vào các bệnh nội khoa từ nửa đầu thế kỷ 19, nó được tách ra thành một chuyên khoa độc lập.
Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tuỳ từng vùng địa lý, khí hậu, tuỳ trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau (vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì tỷ lệ mắc bệnh cao và có nhiều bệnh truyền nhiễm hơn).
Bệnh truyền nhiễm đều có khả năng lây từ người bệnh sang người lành, nhiều bệnh phát triển thành dịch (thậm chí là đại dịch). Do vậy, số lượng bệnh nhân truyền nhiễm rất đông và số lượng tử vong cũng lớn .
Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi , có những bệnh vĩnh viễn bị xoá bỏ (như bệnh đầu mùa...) Tuy vậy, một số bệnh truyền nhiễm còn lan tràn và còn là mối đe doạ cho nhân loại như bệnh sốt rét, viêm gan virut, nhiễm HIV/AIDS...
Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm (như sốt rét, Dengue xuất huyết, dịch tả, lỵ trực trùng...).
2. Một số khái niệm
2.1. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là sự xâm nhập của một vi sinh vật gây bệnh ( vi trùng, virus, ký
sinh trùng...) vào cơ thể con người.
Nhiễm trùng không phải lúc nào cũng bị mắc bệnh, tuy vậy những người lành mang mầm bệnh vẫn có nguy cơ lây truyền bệnh cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi.
2.2. Quá trình nhiễm trùng
Là quá trình tương tác giữa vi sinh vật gây bệnh và cơ thể con người trong những điều kiện nhất định của môi trường xung quanh ( điều kiện tự nhiên, xã hội, sinh hoạt...)
2.3. Bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi giới trung gian ( nước, thức ăn, côn trùng, tay bẩn, đồ dùng…).
2.4. Bệnh sơ nhiễm.
Là nhiễm khuẩn tiên phát, tức là khi cơ thể nhiễm khuẩn lần đầu.
Ví dụ: Sốt rét tiên phát.
2.5. Bệnh tái nhiễm
Là mắc lại bệnh đó, do nhiễm lại mầm bệnh (mà trước đã mắc) thêm lần nữa.
Ví dụ: Bệnh cúm....
2.6. Bệnh tái phát
Là khi bệnh đã ngừng phát triển một thời gian nh ưng bệnh cũ chưa bị tiêu diệt hẳn lại hoạt động trở lại.
Ví dụ: Sốt rét tái phát, thương hàn tái phát...
2.7. Bội nhiễm
Khi bệnh truyền nhiễm đang tiến triển, ch ưa khỏi lại có mầm bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi đó mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm thì gọi là bội nhiễm hay nhiễm trùng thứ phát.
2.8. Nhiễm trùng hỗn hợp
Thông thường một bệnh truyền nhiễm chỉ d o một mầm bệnh gây ra nhưng cũng có khi lại đồng thời một lúc hai hay nhiều mầm bệnh c ùng phối hợp gây bệnh. Khi đó gọi là nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm.
3. Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm
3.1. Tính đặc hiệu
Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi bệnh truyền
nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên.
Mầm bệnh được xác định bằng xét nghiệm trực tiếp : cấy bệnh phẩm (máu, phân, đờm, nước tiểu ...) hay tiêm truyền các bệnh phẩm có cho súc vật thí nghiệm hoặc gián tiếp bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như các phương pháp chẩn đoán huyết thanh hoặc tìm dị ứng bằng chứng nghiệm trên da.
Vì vậy mà lâm sàng bệnh truyền nhiễm bao giờ cũng phải gắn liền với vi khuẩn
học và ký kinh trùng học.
3.2. Tính lây truyền
- Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh hoặc người mang mầm bệnh sang người lành bằng nhiều đường khác nhau, gọi là quá trình sinh dịch .
- Quá trình sinh dịch gồm 3 yếu tố:
+ Nguồn lây: Người, động vật bị bệnh hoặc mang mầm bệnh.
+ Đường lây: Các điều kiện ngoại cảnh đảm bảo cho mầm bệnh tồn
tại và lan truyền từ nguồn lây đến người tiếp xúc.
+ Cơ thể cảm thụ: Là cơ thể tiếp nhận mầm bệnh và phát bệnh. Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, các cơ thể sẽ có đáp ứng khác nhau và kết quả là có nhiều hình thái lâm sàng và biểu hiện bệnh khác nhau, phụ thuộc và nhiều yếu tố:
+ Khả năng miễn dịch.
+ Tuổi, giới.
+ Nghề nghiệp.
+ Địa phương, tập quán sinh hoạt.
+ Điều kiện kinh tế, xã hội...
- Nếu ở trong một tập thể hoặc một địa phương có số lớn người không có miễn dịch đối với mầm bệnh đó th ì dịch sẽ xảy ra. Đó là đặc tính nguy hiểm nhất và quan trọng nhất về mặt xã hội của các bệnh truyền nhiễm.
3.3. Tính chu kỳ
Nói chung các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua bốn giai đoạn ( hay thời kỳ ) là: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ to àn phát, sau cùng là thời kỳ lui bệnh.
3.3.1. Thời kỳ nung bệnh
- Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Thời kỳ này, người bệnh thường không cảm thấy có triệu chứng gì và dài ngắn tuỳ theo từng bệnh, có khi rất ngắn ( vài giờ ) như bệnh cúm, hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh dại...
- Thời kỳ này không có gía trị về lâm sàng nhưng về dịch tễ học rất quan
trọng vì:
+ Có những bệnh đã lây ngay từ thời nung bệnh, ví dụ như bệnh
quai bị, do đó rất khó tránh.
+ Biết được thời kỳ nung bệnh tối đa của một bệnh, ta có thể cách ly
và theo dõi những người bị lây trong thời gian đó.
3.3.2. Thời kỳ khởi phát.
- Là thời kỳ xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh nhưng chưa
phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất.
- Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát xuất hiện đầu tiên nhất cũng là sốt.
3.3.3. Thời kỳ toàn phát
- Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nhân nặng nhất. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.
- Các biến chứng cũng thường xảy ra trong thời kỳ này, vì vậy công tác chăm sóc và theo dõi người bệnh phải hết sức chặt chẽ để kịp thời cấp cứu, xử lý, điều trị, tránh nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
3.3.4. Thời kỳ lui bệnh
- Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cở thể Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần.
- Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũng dần dần mất đi. Nếu không được can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng.
- Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, có thể có những rối loạn không đáng kể.
- Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động tuỳ
theo khả năng bình phục.
Đôi khi chu kỳ có bị thay đổi do sự phát triển c ủa bệnh tối cấp, biến chứng đột
ngột hoặc do dùng thuốc.
3.4. Tính sinh miễn dịch đặc hiệu.
- Mầm bệnh vào cơ thể, cơ thể có phản ứng miễn dịch như: thực bào và sinh kháng thể đặc hiệu.
- Thời gian và mức độ miễn dịch khác nhau ở từng c ơ thể tuỳ theo bệnh .
Ví dụ: Bệnh sởi, quai bị, bệnh đậu mùa... tạo miễn dịch mạnh và vững. Bệnh cúm, bệnh lỵ, bệnh sốt rét ... tạo miễn dịch yếu và tạm thời.
4. Phân loại bệnh truyền nhiễm.
Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũng tiện cho chăm sóc điều trị.
4.1. Bệnh lây truyền theo đường tiêu hoá
- Ví dụ: bệnh lỵ, bệnh thương hàn... mầm bệnh thường được bài xuất qua phân, chất nôn gây ô nhiễm thức ăn, nguồn n ước từ đó xâm nhập vào miệng dạ dày , ruột.
- Yếu tố trung gian truyền bệnh là ruồi, bát đũa, tay bẩn....
- Thường phát sinh và thành dịch vào mùa hè.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Vệ sinh ăn uống.
+ Quản lý phân nước rác và diệt ruồi.
+ Tiêm chủng đặc hiệu.
4.2. Bệnh lây truyền theo đường hô hấp
- Ví dụ: bệnh cúm, bệnh bạch hầu...
- Bệnh thường phát triển vào mùa lạnh.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Cách ly bệnh nhân.
+ Nhỏ mũi, đeo khẩu trang.
+ Tiêm vacxin phòng bệnh.
4.3. Bệnh lây truyền theo đường máu: Có nhiều phương thức lây truyền:
4.3.1. Do côn trùng trung gian truyền bệnh như : muỗi, bọ chét, mò...
- Côn trùng chân đốt thường hoạt động theo mùa trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh . Vì vậy, bệnh truyền nhiễm dạng này cũng phát triển
theo mùa và chỉ tồn tại trong những ổ thên nhiên nhất định: sốt rét, viêm não Nhật Bản B.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản:
+ Điều trị sớm cho người bệnh.
+ Diệt côn trùng trung gian truyền bệnh.
+ Vệ sinh môi trường, chống muỗi đốt.
4.3.2. Do truyền máu và các sản phẩm của máu, dùng chung bơm kim tiêm.
- Đây là nhóm bệnh nguy hiểm liên quan nhiều đến công việc của người
thầy thuốc trong các cơ sở y tế như: Viêm gan virus B, nhiễm HIV/AIDS...
- Biện pháp phòng chống cơ bản:
+ Thực hiện an toàn trong truyền máu và các sản phẩm của máu.
+ Vô trùng các dụng cụ y tế...
4.4. Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc
- Ví dụ: bệnh uốn ván , bệnh dại, bệnh do Leptospi ra... lây qua da và niêm mạc bị tổn thương.
- Biện pháp phòng chống dịch cơ bản :
+ Cách ly bệnh nhân, điều trị sớm.
+ Cắt đứt đường lây.
+ Tiêm chủng phòng bệnh.
Tóm lại: trên đây là 4 đường lây chính nhưng có bệnh không chỉ lây theo một đường mà có thể lây bằng nhiều đường khác nhau: như vêm gan virus B, nhiễm HIV/AIDS...
Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn, tham khảo tài liệu: Bệnh học truyền nhiễm