Đại Bàng có những đặc tính gì?

Chien Tong

New member
Xu
33
Đại bàng cũng là biểu tượng của nước Mỹ hùng mạnh. Đại bàng biết cơn bão đang đến từ rất sớm. Trong khi mọi loài đi tìm nơi trú ẩn, đại bàng sẽ bay lên một đỉnh núi thật cao và chờ cơn bão tới. Khi cơn bão đến, đại bàng giang rộng đôi cánh để mượn sức gió bay vút lên bầu trời cao. Bằng cách ấy, đại bàng có thể cưỡi lên cơn bão đang hoành hoành phía dưới.

1814-steaming-eagle-pictures.jpg

Đại Bàng được ví như là biểu tượng sức mạnh​

Đại bàng bay rất cao trên bầu trời, nơi không có chim sẻ hay những loài chim nhỏ khác. Không có loài chim nào có thể đạt được độ cao của Đại bàng. Trên trời cao lồng lộng, Đại bàng chỉ bay cùng với Đại bàng.

Đại bàng có khả năng nhìn xa một vật ở khoảng cách lên tới 5km. Khi đã xác định được con mồi, Đại bàng sẽ tập trung toàn bộ lên nó. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đại bàng sẽ không rời bỏ sự tập trung khỏi con mồi cho đến khi bắt được nó. Khác với kền kền có thể ăn xác chết động vật, Đại bàng chỉ ăn đồ tươi sống.

Khi Đại bàng mái gặp Đại bàng trống muốn cặp đôi với mình, con mái sẽ bay xuống cùng con trống và gắp một cành cây. Con mái sau đó sẽ bay lên cùng con trống, khi đạt tới một độ cao đủ lớn, con mái thả cành cây xuống đất. Con trống sẽ đuổi theo để bắt lại. Cành cây rơi xuống càng nhanh thì con trống bay càng nhanh. Con trống buộc phải bắt kịp trước khi cành cây rơi xuống đất. Sau khi bắt được, con trống đem cành cây trở lại cho con mái. Con mái nhận lại cành cây và lại cùng con trống bay lên cao hơn và lại thả cành cây xuống để con trống đuổi theo. Việc này sẽ kéo dài trong vòng 4 giờ, cho đến khi con mái thấy độ cao đạt được đủ đảm bảo chứng minh cho khả năng bắt cành cây cũng như tinh thần trách nhiệm của con trống. Chỉ sau đó con mái mới cho phép con trống cặp đôi với mình.

Khi đã sẵn sàng cho việc đẻ trứng, đại bàng trống và mái lựa chọn một địa điểm rất cao trên núi đá để không kẻ thù nào có thể đến được. Con trống bay xuống dưới và nhặt những cái gai và đặt chúng vào những khe nứt của núi đá, sau đó bay xuống lần nữa để lấy những cành cây dùng cho việc làm tổ. Con trống sau đó lại bay xuống để nhặt những cái gai, trải lên trên lớp cành cây. Sau đó nó lại quay lại để nhặt những sợi cỏ mềm để trải một lớp lên những cái gai. Sau khi trải xong những lớp đầu tiên, con trống lại bay xuống đất và tiếp tục nhặt những cái gai nhọn và cỏ mềm để trải lên thêm hai lớp nữa. Và cuối cùng thì nó tự nhổ những sợi lông của mình để hoàn tất việc xây tổ. Những gai nhọn bên ngoài cái tổ dùng để bảo vệ tổ khỏi những kẻ thù có thể xâm phạm. Cả đại bàng bố và mẹ cùng tham gia vào việc xây dựng tổ ấm của mình. Đại bàng bố xây tổ và săn mồi; Đại bàng mẹ đẻ trứng và bảo vệ tổ.

Tiếp theo, trong quá trình tập bay cho con, đại bàng mẹ sẽ gắp chúng ra khỏi tổ. Vì sợ hãi, đại bàng con sẽ nhảy lại vào tổ. Đại bàng mẹ sẽ lại gắp chúng ra khỏi tổ, đồng thời tháo lớp cỏ mềm ra, để lại lớp gai nhọn. Khi đại bàng con sợ hãi nhảy lại vào tổ, chúng bị những gai nhọn đâm. Đau đớn, kêu gào và bị chảy máu, đại bàng con nhảy ra khỏi tổ và ngạc nhiên không hiểu vì sao bố mẹ – vốn rất yêu thương chúng – lại có thể tra tấn chúng như vậy.

Tiếp đến, đại bàng mẹ tha chúng ra khỏi tổ và ném chúng vào khoảng không. Khi đại bàng con kêu lên vì sợ hãi, đại bàng bố bay tới bắt chúng và đem trở lại núi đá. Việc này lặp lại cho đến khi đại bàng con biết vỗ cánh. Khi đó, đại bàng con rất thích vì biết rằng mình có thể bay.

Khi Đại bàng đã già, lông của nó trở nên yếu ớt và không thể giúp nó bay nhanh được nữa. Khi cảm nhận được cái chết cận kề, Đại bàng lánh đến một nơi thật xa và hẻo lánh, bên trong những ngọn núi đá. Ở đó, Đại bàng sẽ nhổ từng sợi lông trên thân thể của mình cho đến khi hoàn toàn trần trụi. Đại bàng ẩn náu ở đó cho đến khi những sợi lông mới được mọc ra. Khi đó, Đại bàng có thể bước ra khỏi chỗ ẩn nấp để quay trở lại với cuộc sống.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top