Đại 9. Chương 2. Bài 1: Nhắc lại và bổ sung các khái niệm về hàm số

Thandieu2

Thần Điêu
ĐẠI SỐ 9: CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT
BÀI 1: NHẮC LẠI VÀ BỔ SUNG CÁC KHÁI NIỆM VỀ HÀM SỐ BẬC NHẤT


I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm hàm số

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x, và x được gọi là biến số.

Hàm số có thể cho được bằng bảng hoặc bằng công thức

Khi
hàm số được cho bởi công thức y = f(x), ta hiểu rằng biến số x chỉ lấy những giá trị mà tại đó f(x) xác định

Khi y là
hàm số của x, ta có thể viết y = f(x); y = g9x); ...

Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng.

2. Đồ thị của hàm số

Tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ được gọi là đồ thị của
hàm số y = f(x)


3. Hàm số đồng biến, nghịch biến

Cho hàm số y = f(x) xác định với mọi giá trị của x thuộc R

a) Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) cũng tăng lên thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số đồng biến trên R (gọi tắt là hàm số đồng biến)

b) Nếu giá trị của biến x tăng lên mà giá trị tương ứng f(x) lại giảm đi thì hàm số y = f(x) được gọi là hàm số nghịch biến trên R (gọi tắt là hàm số nghịch biến)Nói các khác với x[SUB]1[/SUB], x[SUB]2[/SUB] bất kì thuộc R

Nếu x[SUB]1[/SUB] < x[SUB]2[/SUB] mà f(x[SUB]1[/SUB]) < f(x[SUB]2[/SUB]) thì hàm số y = f(x) đồng biến trên R

Nếu x[SUB]1[/SUB] < x[SUB]2[/SUB] mà f(x[SUB]1[/SUB]) > f(x[SUB]2[/SUB]) thì hàm số y = f(x) nghịch biến trên R

Tải tài liệu - Bài tập tại file đính kèm - file *doc


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top