Đại 9: Bài 2: Hàm số bậc nhất

Thandieu2

Thần Điêu
ĐẠI SỐ 9. CHƯƠNG 2: BÀI 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT

I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Khái niệm về hàm số bậc nhất

Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức:

y = ax + b

trong đó a, b là các số cho trước và
png.latex


Chú ý: Khi b = 0, hàm số có dạng y = ax đã học ở lớp 7. (tại đây)

2. Tính chất

Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị của x thuộc R và có tính chất sau:

a) Đồng biến trên R, khi a > 0

b) Nghịch biến trên R, khi a < 0
 
A- Các kiến thức cần nắm :
1- Khái niệm hàm số :
Đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x ; còn x được gọi là biến số. Ta viết : y = f (x)

2- Mặt phẳng toạ độ

Hai trục Ox và Oy vuông góc với nhau tai gốc O của mỗi trục số ta có hệ trục Oxy
Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy .

3- Đồ thị hàm số

Cho hàm số y = f(x)
Mỗi cặp (x;f(x) ) được biểu diễn bởi một điểm trên mặt phẳng toạ độ
Tập tất cả các điểm (x;f(x) ) gọi là đồ thị hàm số y = f(x)

4- Tập xác định của hàm số

Là tất cả các giá trị của x sao cho f(x) có nghĩa

5- Hàm đồng biến ; hàm nghịch biến

Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập R .
+x[SUB]1[/SUB] <x[SUB]2 [/SUB] mà f (x[SUB]1[/SUB]) < f(x[SUB]2[/SUB]) thì hàm số đồng biến trên R
+ x[SUB]1[/SUB] <x[SUB]2 [/SUB] mà f (x[SUB]1[/SUB]) > f(x[SUB]2[/SUB]) thì hàm số nghịch biến trên R

TẢI BÀI TẬP TẠI FILE ĐÍNH KÈM
 
MỘT SỐ BÀI TẬP

Bài 1 :
Cho hàm số : y = ( m – 1).x + m (d)

  1. Tìm m để hàm số đồng biến, nghịch biến ?
  2. Tìm m để hàm số song song với trục hoành.
  3. Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm A( - 1 ; 1)
  4. Tìm m để đồ thị hàm số song song với đường thẳng có phương trình : x – 2y = 1
  5. Chứng minh rằng đường thẳng (d) luôn đi qua điểm cố định khi m thay đổi

Bài 2 : Trong các quy tắc cho tương ứng sau , quy tắc nào cho ta hàm số bậc nhất ?
a ) Chu vi y của hình vuông và cạnh x của nó
b ) Diện tích y của hình vuông và cạnh x của nó
c ) Chu vi y của đường tròn và bán kính R của nó
d ) Diện tích y của đường tròn và bán kính R của nó
e ) Diện tích y ( m[SUP]2[/SUP] ) của hình chữ nhật có một cạnh 10 m và cạnh x (m ) còn lại của nó
f ) Diện tích y ( m[SUP]2[/SUP] ) của tam giác có đáy 10 m và chiều cao tương ứng x (m ) của nó

Bài 3 :
Vẽ tam giác ABC trên mặt phẳng tọa độ biết A ( 1;3 ) , B ( -2;0 ) , C ( 2;0 ) . Tính diện tích tam giác ?

Bài 4 :
Cho điểm A ( 2;1) . Xác định tọa độ các điểm :
a ) B đối xứng với A qua trục tung
b ) C đối xứng với A qua trục hoành
c ) D đối xứng với A qua O

Bài 5 :
Tìm trên mặt phẳng tọa độ các điểm :
a ) Có tung độ bằng -1
b) Có hoành độ bằng 2
c) C tung độ gấp đôi hoành độ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top