• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đại 8: Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp

Thandieu2

Thần Điêu
ĐẠI SỐ 8: CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

BÀI 12: CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP

I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN


1. Phương pháp:

Ta trình bày phép chia này tương tự cách chia số tự nhiên. Với hai đa thức tùy ý A và B của cùng một biến, (B khác 0), tồn tại duy nhất hai đa thức Q và R sao cho:

A = B.Q + R (trong đó R = 0 hoặc bậc của R bé hơn bậc của B)

* Nếu R = 0 thì ta nói đó là phép chia hết

* Nếu R khác 0 thì ta nói đó là phép chia có dư.

2. Chú ý:

a) Định lý Bơ-du. Cho đa thức n bậc của ẩn x.


\[f(x) = a_nx^n + a_{n-1}x^{n-1} + .....+ a_1x + a_0\]

\[(a_n \neq 0)\]

Số dư trong phép chia đa thức f(x) cho nhị thức bậc nhất (x-a) bằng giá trị của đa thức f(x) tại x = a.

b) Hệ quả: f(x) chia hết cho (x-a) thì f(a) = 0 và ngược lại.

3. Bài giảng youtube

Nguồn: Youtube


Ví dụ về phép chia hết và phép chia có dư:

chiadathucsx.PNG
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top