ĐẠI SỐ 8: CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
BÀI 10: CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC
BÀI 10: CHIA ĐƠN THỨC CHO ĐƠN THỨC
I/ KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Giả sử ta có A và B là hai đơn thức (B khác 0).
Ta nói A chia hết cho B nếu tìm được một đơn thức Q sao cho A = B.Q kí hiệu Q = A:B hoặc \[ Q=\frac{A}{B}\]
2. Quy tắc:
a) Trường hợp hai đơn thức là lũy thừa của cùng một biến:
\[x^m : x^n = x^{m-n}\]
b) Trường hợp tổng quát:
Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) Ta làm như sau:
- Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B
- Chia từng lũy thừa của biến trong A cho lũy thừa của cùng biến số trong B
- Nhân các kết quả vừa tìm được với nhau
VD: Thực hiện phép tính:
a) \[15x^3y^2z-3x^3y^2)=\frac{15}{-3}.\frac{x^3}{x^2}.\frac{y^2}{y^2}.\frac{z}{1}=-5xz\]
b) \[4x^4y^3z^2:5x^4y^2=\frac{4}{5}.\frac{x^4}{x^4}.\frac{y^3}{y^2}.\frac{z^2}{1}=\frac{4}{5}.yz^2\]
3. Bài giảng
Link bài giảng Youtube
Nguồn bài giảng Youtube:
BÀI TẬP
1. Tìm số tự nhiên n để mỗi phép chia sau là phép chia hết
a, x[SUP]4[/SUP] : x[SUP]n[/SUP] b, x[SUP]n[/SUP] : x[SUP]3[/SUP]
c, 5x[SUP]n[/SUP]y[SUP]3[/SUP] : 4x[SUP]2[/SUP]y[SUP]2 [/SUP]d, x[SUP]n[/SUP]y[SUP]n + 1[/SUP] : x[SUP]2[/SUP]y[SUP]5[/SUP]
2. Tính giá trị của biểu thức sau
(- x[SUP]2[/SUP]y[SUP]5[/SUP])[SUP]2[/SUP] : (- x[SUP]2[/SUP]y[SUP]5[/SUP] ) tại x =1/2; y = -1
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: