Đại 7: Phương pháp tìm x trong giải toán trị tuyệt đối

Thandieu2

Thần Điêu
TOÁN 7: PHƯƠNG PHÁP TÌM X TRONG GIẢI TOÁN GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI
GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ

Xem thêm: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ

giatrituyetdoi.PNG


Quy ước.

A(x); B(x) .. là các biểu thức chứa x.

A; B; ... là các giá trị số.


GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ LÀ MỘT SỐ KHÔNG ÂM

Ta đi xét các dạng toán tìm x trong giá trị tuyệt đối thường gặp:


DẠNG I: \[\left|A(x) \right| = B\]


DẠNG I: |A(x)| = B



Trường hợp 1: Nếu B < 0 thì không có giá trị nào của x thỏa mãn.

Ví dụ 1: Tìm x biết:

\[\left|2x+3 \right| = -5\]

Nhận xét: -5 < 0 nên không tồn tại giá trị nào của x thỏa mãn bài toán.

Trường hợp 2: Nếu B = 0 thì ta xét A(x) = 0

Ví dụ 2: Tìm \[\left|2x+3 \right| = 0\]

\[2x + 3 = 0\]

\[2x = -3\]

\[x = \frac{-3}{2}\]

Vậy \[x = \frac{-3}{2}\]

Trường hợp 3: Nếu B > 0 ta xét 2 trường hợp: A(x) = B hoặc A(x) = -B

Ví dụ 3: Tìm x biết \[\left|2x+3 \right| = 5\]

TH1: \[2x+3 = 5\]

\[2x = 5 - 3\]

\[2x = 2\]

\[x = 1\]

TH2: \[2x+3 = -5\]

\[2x = -5 - 3\]

\[2x = -8\]

\[x = -4\]

Kết luận: vậy x = 1 hoặc x = 4

Mở rộng dạng toán của trường hợp 3:
\[\left|A(x) \right|=\left|B \right|\]

Ví dụ mở rộng: Tìm x biết \[\left|2x+3 \right| = \left|-5 \right|\]

Giải tương tự với \[\left|2x+3 \right| = 5 \]

Đã xét ở ví dụ 3
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
|A(x)| = B(x)

Dạng 2: |A(x)| = B(x)

Dạng 2: |A(x)| = B(x)

Cách 1: Xét B(x)

1: Trường hợp 1: Nếu B(x) < 0. Không có giá trị nào của x thỏa mãn bài toán vì giá trị tuyệt đối của một số không âm.

2. Trường hợp 2: Đặt điều kiện \[B(x) \geq 0\]

Xét 2 trường hợp |A(x)| = B(x) hoặc |A(x)| = - B(x). Lưu ý: Khi giải xong phải đối chiếu lại với điều kiện của x khi \[B(x) \geq 0\]

Cách 2: Xét A(x). Làm như khái niệm.

Nếu \[A(x) \geq 0\], thì |A(x)| = A(x).
Đưa bài toán về A(x) = B(x). Giải xong kết hợp với điều kiện của x khi xét \[A(x) \geq 0\]


Nếu A(x) < 0 thì |A(x)| = -A(x).
Đưa bài toán về -A(x) = B(x). Giải xong kết hợp với điều kiện của x khi xét A(x) < 0.

Ví dụ minh họa:

Tìm x biết |2x+3| = x - 7.

Giải:

Cách 1:

Nếu \[x - 7 < 0\] hay \[x < 7\] thì không có giá trị nào của x thỏa mãn bài toán.

Nếu \[x - 7 \geq 0 \]hay \[x \geq 7\]. Ta có:

TH1: \[2x + 3 = x - 7\]

\[2x - x = -7 - 3\]

\[x = -10\]

TH2: \[2x + 3 = -(x-7)\]

\[2x + 3 = -x + 7\]

\[2x + x = 7 - 3\]

\[3x = 4\]

\[x = \frac{4}{3}\]

Kết hợp với điều kiện \[x \geq 7\]. Vậy không có giá trị nào của x thỏa mãn bài toán.

Cách 2: Nếu \[2x + 3 \geq 0\] hay \[x \geq \frac{-3}{2}\]

Thì |2x + 3| = 2x + 3.

Ta có |2x + 3| = x - 7

Tương đương 2x + 3 = x - 7

x = -10. (loại do \[x \geq \frac{-3}{2}\] )

Nếu \[2x + 3 < 0 \] hay \[x < \frac{-3}{2}\]

Ta có |2x + 3| =-(2x + 3) = -2x - 3

Lúc này |2x + 3| = x - 7

Tương đương -2x - 3 = x - 7

3x = 4

x = 4/3 (loại vì \[x < \frac{-3}{2}\])

Kết luận chung: Không có giá trị nào của x thỏa mãn điều kiện đề bài.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
|A(x)| = |B(x)|

DẠNG 3: |A(x)| = |B(x)|

DẠNG 3: |A(x)| = |B(x)|

Dạng này mở rộng của dạng |A(x)| = B(x)


Dạng toán này không phải đặt điều kiện vì giá trị tuyệt đối luôn dương.
Xét 2 trường hợp: A(x) = B(x) hoặc A(x) = -B(x)

Bài tập ví dụ:

Tìm x biết |3x - 2| = |x+2|

Giải:

Trường hợp 1:

\[3x - 2 = x + 2\]

\[2x = 4\]

\[x = 2\]

Trường hợp 2:

\[3x - 2 = - (x + 2)\]

\[3x - 2 = - x - 2\]

\[4x = 0\]

\[x = 0\]

Kết luận: Vậy với x = 2 hoặc x = 0 thỏa mãn điều kiện bài toán.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
|A(x)| + |B(x)| + |C(x)| .... = D

DẠNG 4: |A(x)| + |B(x)| + |C(x)| .... = D


DẠNG 4: |A(x)| + |B(x)| + |C(x)| .... = D




Nếu \[D < 0 \] thì không có giá trị nào của x thỏa mãn điều kiện đề toán.

Nếu \[D \geq \] ta lập bảng xét dấu của A(x); B(x); C(x)

Mở rộng dạng 4 (1): |A(x)| + |B(x)| -|C(x)| + E(x) - F(x) .... = K

Bài toán này ta giải bằng cách lập bảng xét dấu của A(x); B(x); C(x). ...... (không quan tâm đến K = 0; K<0 hay K > 0 vì phép toán có cả phép cộng và phép trừ)

HƯỚNG DẪN GIẢI VỚI HỌC SINH LỚP 7 - CƠ BẢN VỚI A(X) = ax + b

Cho \[A(x) = 0\].

\[ax + b = 0 \Rightarrow x =\frac{-b}{a} \]
Tương tự với B(x) và lập bảng xét dấu, giá trị đi được viết theo thứ tự tăng dần.

Ví dụ xét dấu của A(x) = ax + b

Ta lập bảng xét dấu

x _________________\[\frac{-b}{a}\]____________

A(x) trái dấu với a____ \[0\] __cùng dấu với a

(Dạng toán này ngày trước thầy cô giáo mình gọi một câu dễ nhớ đó là: PHẢI CÙNG - TRÁI TRÁI {bên phải cùng dấu với a, bên trái trái dấu với a}

Sau đó xét từng khoảng để tính toán. Giải và xét với điều kiện x của khoảng đang xét.

Để cụ thể hơn ta đi vào bài toán

Ví dụ: Tìm x biết

|-x + 1| + |2x - 6| = 5

Giải:

Cho -x + 1 = 0 thì x = 1

Cho 2x - 6 = 0 thì x = 3

Bảng xét dấu:

Bangxetdau.PNG


(Lưu ý: Để ý dấu của -x+1: bên phải cùng là dấu (-), bên trái trái là dấu (+)
dấu của 2x + 6: bên phải cùng là dấu (+), bên trái trái là dấu (-).


Căn cứ vào bảng xét dấu ta có 3 trường hợp đó là

Trường hợp 1: \[x < 1\];

Trường hợp 2: \[1\leq x\leq 3\]

Trường hợp 3: \[x > 3\]

TH1: -x + 1 + [-(2x - 6)] = 5
TH2: - (-x + 1) +
[-(2x - 6)] = 5
TH3: -(-x + 1) + (2x - 6) = 5

Tự giải và đối chiếu với điều kiện x của từng trường hợp.

Mở rộng dạng 4 (2):
|A(x)| + |B(x)| -|C(x)| + E(x) - F(x) .... = K(x)

Giải tương tự bằng cách lập bảng xét dấu.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top