vanchuong83
New member
- Xu
- 0
ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC QUA TẦM NHÌN HIỆN ĐẠI
Tiểu luận: Qua cuốn “Bản mệnh của lý thuyết” để tìm hiểu quan điểm của Atoine Compagnon về đặc trưng của văn học.
PHẦN MỞ ĐẦU
Văn học là loại hình sáng tạo bằng ngôn từ. Xét ở phương diện là một nghệ thuật, văn học là sự phản ảnh của đời sống xã hội thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người. Vấn đề đặc trưng văn học có một lịch sử nghiên cứu đã từ rất lâu ở cả phương Đông và phương Tây. Tiểu luận: Qua cuốn “Bản mệnh của lý thuyết” để tìm hiểu quan điểm của Atoine Compagnon về đặc trưng của văn học.
PHẦN MỞ ĐẦU
Đặc trưng văn học rất phức tạp. Trước hết nó thống nhất đủ loại tính chất mâu thuẫn có tính loại trừ. Thứ nữa là quan niệm về đặc trưng văn học phụ thuộc vào thời đại, mỗi thời đại có quan niệm khác nhau và thực tế văn học cũng khác nhau. Vì thế không thể có một định nghĩa thỏa mãn mọi tính chất của văn học.
Cũng đặt ra vấn đề nghiên cứu và đưa ra một quan niệm về văn học, Antoine Compagnon, trong cuốn “Bản mệnh của lý thuyết” (Bản dịch tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, 2008) đã đặt ra bảy câu hỏi để xác định một quan niệm nào đó về văn chương, đó là:
1. Văn chương là gì?
2. Quan hệ giữa văn chương và tác giả là thế nào?
3. Quan hệ giữa văn chương và thực tại là thế nào?
4. Quan hệ giữa văn chương với người đọc là thế nào?
5. Quan hệ giữa văn chương và ngôn ngữ là thế nào?
6. Chúng ta sẽ đặt ra giả thuyết nào về sự thay đổi, sự vận động, sự tiến triển của văn chương, về giá trị, tính độc đáo, tính thích đáng trong văn chương?
7. Chúng ta hiểu truyền thống văn chương như thế nào, truyền thống văn chương dưới dạng động (lịch sử) của nó cũng như dưới dạng tĩnh (giá trị) của nó?
Theo Antoine Compagnon, bảy câu hỏi trên đây cũng chỉ ra đầu đề trong mỗi chương sách của ông: 1. Văn chương; 2. Tác giả; 3. Thế giới; 4. Người đọc; 5. Phong cách; 6. Lịch sử; 7. Giá trị.
Trong những chương sách đã nêu ở trên, chúng tôi xin đi sâu vào chương đầu tiên “Văn chương” (Từ trang 35 tới trang 61) để thấy rõ, theo tác giả của cuốn sách, “văn chương là gì?”. Thế cũng chính là làm sáng tỏ phần nào quan niệm về đặc trưng văn học của tác giả.
PHẦN NỘI DUNG
1. Tóm tắt chương “Văn chương”
Mở đầu chương sách, A. Compagnon khẳng định: các công trình nghiên cứu văn chương nói về văn chương theo đủ mọi kiểu. Vấn đề đặt ra ở đây là các văn bản được nghiên cứu có được coi là văn bản văn chương không. Từ đó mới nảy sinh các vấn đề tiếp theo: “Cái gì làm cho sự nghiên cứu này thành nghiên cứu văn chương? Hoặc nghiên cứu này định nghĩa ra sao các đặc tính văn chương của văn bản văn chương? Tóm lại, đối với công trình nghiên cứu ấy, một cách rõ ràng minh bạch hay hàm ẩn, văn chương là gì?”.
Có nhiều học giả từ thời cổ đại tới hiện đại hay sử dụng tính từ văn chương cũng như danh từ văn chương. Tuy nhiên trong cách sử dụng từ của các nhà nghiên cứu đều không thể có sự đồng thuận về cái gì có tính văn chương và cái gì không có tính văn chương. Vậy cần phải hiểu rõ thuật ngữ văn chương như thế nào?
Để tìm ra một định nghĩa về văn chương, A. Compagnon trình bày một hệ thống câu hỏi với những nội dung cơ bản: “Diên trường ấy, phạm trù ấy, đối tượng ấy là gì? Sự “khác biệt đặc trưng” của nó là gì? Bản chất của nó là gì? Ngoại diên của nó là gì? Nội hàm của nó là gì? Cần phải định nghĩa văn chương để định nghĩa nghiên cứu văn chương, nhưng mọi định nghĩa về văn chương rốt cuộc chẳng là phát biểu một tiêu chuẩn ngoài văn chương đó sao?...” (trang 37). Và tác giả cuốn sách đề xuất hướng nghiên cứu: “Chúng ta hãy miêu tả văn chương lần lượt từ điểm nhìn của ngoại diên và nội hàm, rồi của chức năng và hình thức, rồi hình thức của nội dung và hình thức của biểu hiện”.
Ngoại diên của văn chương
Theo nghĩa rộng nhất, thì văn chương, đó là toàn bộ những gì được in (thậm chí viết), toàn bộ các cuốn sách mà thư viện chứa đựng (bao gồm cả những gì mọi người gọi là văn chương truyền khẩu, từ nay trở đi đã được ghi lại).
Theo nghĩa hẹp, thì văn chương (ranh giới giữa cái văn chương và cái không văn chương) thay đổi rất nhiều tùy theo các thời đại và các nền văn hóa. Thế kỷ XIX trở về trước, có thể hiểu chung, nghĩa hẹp của văn chương gồm sử thi và kịch (ngày càng văn xuôi hóa và bị đồng nhất với văn xuôi) và trữ tình (đồng nhất với thơ).
Nghĩa hiện đại của văn chương giới hạn ở văn xuôi tiểu thuyết và kịch, và ở thơ trữ tình, văn chương còn được quan niệm trong các mối quan hệ của nó với dân tộc và lịch sử dân tộc. Văn chương hay nói đúng hơn là các nền văn chương, trước hết là văn chương của các dân tộc.
Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn chương, đó là các nhà văn lớn, hay văn chương, đó là tất cả những gì do các nhà văn viết ra.
Sau khi tự thu hẹp ở thế kỉ XIX, sang thế kỉ XX, nội hàm của văn chương lại được mở rộng, bên cạnh tiểu thuyết, kịch và thơ trữ tình, còn có thơ văn xuôi, tác phẩm tự thuật, truyện hành trình, tiểu thuyết trinh thám, truyện tranh. Bước vào thế kỉ XXI, văn chương lại có nghĩa rộng gần như mĩ văn trước khi xã hội chuyên nghiệp hóa.
Vậy từ văn chương có ngoại diên rộng lớn nhiều hay ít tùy theo các tác giả, từ những nhà kinh điển nơi trường học cho đến truyện tranh, và sự bành trướng của nó khó biện giải.
Nội hàm của văn chương: chức năng
A. Compagnon dùng phép lưỡng phân và phân biệt chức năng với hình thức của văn chương nhờ hai câu hỏi: Văn chương là gì? Và nét đặc trưng của nó là gì?
Các định nghĩa về văn chương dựa trên chức năng của nó có vẻ tương đối vững bền. A. Compagnon chỉ ra quan điểm của Aristote. Khi nói đến văn chương, Aristote nói đến sự tẩy rửa hay thanh lọc các cảm xúc như nỗi sợ và tình thương, và văn chương có mục đích kép: dạy bảo đồng thời làm vui lòng.
Khái niệm mà Aristote nêu ra trên đây liên quan đến một trải nghiệm đặc biệt về các đam mê, tải nghiệm này gắn với nghệ thuật thi ca.
Định nghĩa nhân văn cổ điển thông dụng hơn cả về văn chương, đó là văn chương như là tri thức đặc thù, khác biệt với tri thức triết lí hay khoa học. Tri thức này có đối tượng là cái gì phổ biến, có lẽ đúng hay có lẽ thật, là những cách ngôn và châm ngôn cho phép hiểu thấu và điều chỉnh cách xử sự của con người và đời sống xã hội. Theo cách nhìn của chủ nghĩa lãng mạn, thì tri thức này hướng nhiều hơn đến cái gì cá thể và đặc dị. Theo mô hình nhân văn cổ điển, thì có một tri thức về thế giới và về con người mà chúng ta đạt được từ trải nghiệm văn chương, một tri thức mà chỉ riêng (hoặc gần như riêng) trải nghiệm văn chương cung cấp được cho chúng ta.
Trải nghiệm văn chương giúp con người phát triển tính chủ thể hiện đại, và người đọc là mẫu của con người tự do.
Chủ nghĩa Mác gắn liền văn chương với tư tưởng. Văn chương là để tạo nên một sự đồng thuận xã hội.
Trong một thế giới ngày càng duy vật chất hoặc càng vô chính phủ, thì văn chương xuất hiện như thành trì cuối cùng chống lại tình trạng dã man, như điểm cố định của giai đoạn cuối thế kỉ. Có thể nói xét từ phương diện chức năng nêu trên, có thể tìm thấy định nghĩa mang tính chuẩn tắc về văn chương.
Nhưng nếu như văn chương có thế được coi như sự đóng góp cho hệ tư tưởng thống trị, “công cụ tư tưởng Nhà nước” hoặc thậm chí là sự tuyên truyền, thì ngược lại người ta cũng có thể nhấn mạnh chức năng phá hoại cuả nó, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX và từ khi thịnh hành hình ảnh người nghệ sĩ bị nguyền rủa. Văn chương xác nhận một sự đồng thuận, nhưng nó cũng gây ra sự bất hòa, cái mới, sự đoạn tuyệt. Văn chương là yếu tố đi trước các kiến thức và các thực tiễn khác vì vậy mà các nhà văn lớn được coi là những nhà “thấu thị”. Hình ảnh nhà thấu thị đã được phục hồi giá trị ở thế kỉ XX theo một ý nghĩa chính trị, gán cho văn chương một sự sáng suốt về chính trị và xã hội mà mọi thực tiễn khác có lẽ đều thiếu.
Như vậy, từ điểm nhìn chức năng, theo A. Compagnon, văn chương có thể đồng tình với xã hội, nhưng cũng có thể bất hòa; nó có thể theo sau phong trào, nhưng cũng có thể đi trước phong trào.
Nội hàm của văn chương: hình thức của nội dung
Từ thời cổ đại cho đến giữa thế kỉ XVIII, văn chương nói chung được định nghĩa như là sự mô phỏng hay thể hiện các hành động của con người nhờ ngôn ngữ. Cính là với tư cách như trên mà nó kiến tạo một cốt truyện hay một câu chuyện. Hai thuật ngữ (mô phỏng và câu chuyện) xuất hiện ngay từ trang đầu tác phẩm “Thi học” của Aristote, và khiến cho văn chương là một hư cấu.
Nội dung văn chương không được cấu thành từ tính đề tài mà nó được cấu thành từ tính bản thể luận, hoặc tính thực hành. Vậy đó là hư cấu với tư cách khái niệm hoặc khuôn mẫu, không phải với tư cách đề tài.
Dựa vào sự phân biệt của nhà ngôn ngữ học Luis Hjelmslev giữa thực chất của nội dung (các ý tưởng), hình thức của nội dung (sự tổ chức những cái được biểu đạt), thực chất của diễn đạt (các âm thanh) và hình thức của diễn đạt (sự tổ chức những cái biểu đạt), A. Compagnon cho rằng, đối với thi học cổ điển, văn chương có đặc trưng là hư cấu với tư cách là hình thức của nội dung, tức là với tư cách khía niệm hoặc khuôn mẫu.
Vấn đề được đặt ra là hư cấu là một định nghĩa hay chỉ là một đặc tính của văn chương khi mà ở thế kỉ XX, thơ ca trữ tình chiếm lĩnh trung tâm của thi ca, và cuối cùng đại diện cho thi ca tổng thể của nó. Hư cấu lúc này đã trở thành khái niệm rỗng, không còn là một điều kiện cần và đủ của văn chương nữa.
Nội hàm của văn chương: hình thức của diễn đạt
Bắt đầu từ giữa thế kỉ XVIII, một định nghĩa khác về văn chương ngày càng đối lập với sự hư cấu, và nhấn mạnh đến cái đẹp, từ này được coi là có mục đích tự thân. Đối lập với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường thì văn chương chính là “sử dụng ngôn ngữ viết một cách thẩm mĩ” (Theo bộ “Kho tàng ngôn ngữ Pháp”).
Trong một thời gian dài, phương diện lãng mạn của quan niệm trên là phương diện được đề cao hơn cả, nó chia cắt văn chương ra khỏi đời sống.
Quan niệm trên cũng có một khía cạnh hình thức chủ nghĩa, khi chia cách ngôn ngữ văn chương với ngôn ngữ bình thường. Có thể thấy sự phân cực này như sau: ngôn ngữ bình thường nhiều tính biểu thị hơn, ngôn ngữ văn chương nhiều hàm nghĩa hơn; ngôn ngữ bình thường lỏng lẻo hơn, ngôn ngữ văn chương có tính hệ thống hơn; Việc sử dụng ngôn ngữ một cách bình thường mang tính quy chiếu và thực dụng, việc sử dụng ngôn ngữ một cách văn chương mang tính tưởng tượng và thẩm mĩ. Văn chương khai thác các đặc tính của vật trung gian ngôn ngữ không nhằm mục đích thực dụng.
Vậy là từ Aristote đến Valéry, qua Kant và Mallarmé, định nghĩa văn chương bằng hư cấu, dù sao thì ở các nhà chuyên môn, đã nhường chỗ cho văn chương bằng chất thi ca (bằng cách nói, theo Gennette). Trừ phi hai định nghĩa cùng chia sẻ diện trường văn học.
Các nhà hình thức Nga đã gọi việc sử dụng ngôn ngữ một cách văn chương, và như vậy là gọi thuộc tính đặc biệt của văn bản văn chương là tính văn chương. Họ công khai chống lại định nghĩa văn chương như là tư liệu, hoặc định nghĩa văn chương bằng chức năng thể hiện (thực tế) của nó hay chức năng diễn đạt (của tác giả), song họ nhấn mạnh các phương diện được đánh giá là đặc thù văn chương của tác phẩm văn học, và như vậy là phân biệt ngôn ngữ văn chương với ngôn ngữ không văn chương hoặc bình thường. Ngôn ngữ văn chương có nguyên cớ (chứ không võ đoán), tự mình đủ cho mình (chứ không theo tuyến tính), tự quy chiếu (chứ không nhằm hữu dụng).
Các nhà hình, theo Vikor Chklovski trong “Nghệ thuật như là thủ pháp”, đã coi tiêu chuẩn của tính văn chương là sự lạ hóa hay cái lạ. Về sau Jakobson sẽ nói rõ rằng hiệu quả lạ hóa này là do sức chi phối của một số thủ pháp.
Vậy bản chất của văn chương sẽ đặt nền móng trên những điều bất biến về hình thức mà sự phân tích có thể tiếp cận được.
Tính văn chương hay là thiên kiến
Kiếm tìm định nghĩa “đúng đắn” về văn chương, bằng sự lưỡng phân, Atoine Compagnon đã luôn bỏ qua nhánh bên trái (ngoại diên, chức năng, sự thể hiện) để đi theo nhánh bên phải (nội hàm, hình thức, sự lạ hóa).
Không có những yếu tố ngôn ngữ chỉ mang độc nhất tính chất văn chương, nên tính văn chương không thể phân biệt được một sự sử dụng ngôn ngữ không mang tính văn chương.
Sau này, Jakobson trong bài nghiên cứu của mình đã gọi “thi ca” là một trong 6 chức năng được ông phân biệt trong hành vi giao tiếp (các chức năng diễn đạt, thi ca, khuyến khích, quy chiếu, siêu ngôn ngữ và để gọi), như thể văn chương (văn bản thi ca) thủ tiêu năm chức năng kia và gạt ra ngoài cuộc năm yếu tố mà các chức năng này nói chung có liên quan (người nói, người nhận, cái quy chiếu, mã và sự tiếp xúc), để nhấn mạnh duy nhất vào thông điệp vì bản thân nó.
Nói theo cách khác, không phải ẩn dụ tự nó sẽ làm nên tính văn chương của một văn bản, mà là một hệ thống ẩn dụ chặt chẽ hơn, đẩy tất cả các chức năng ngôn ngữ khác ra phía sau. Các hình thức văn chương không khác các hình thức ngôn ngữ, nhưng cách tổ chức chúng khiến cho chúng rõ rệt hơn.
Tuy nhiên, ngay cả tiêu chuẩn đã mềm dẻo hơn và vừa phải hơn về tính văn chương như trên vẫn có thể bác bỏ được.
A. Compagnon đặt ra vấn đề: Vậy tính văn chương của các nhà hình thức có phải đã xác định đặc tính cho toàn bộ văn chương, hay chỉ cho một kiểu văn chương nào đó, văn chương tuyệt đỉnh theo mắt nhìn của họ, nghĩa là thơ ca và hơn nữa, không phải toàn bộ thơ ca, mà chỉ là thơ ca hiện đại, tiền phong chủ nghĩa, tối tăm,khó hiểu, lạ hóa?
Tính văn chương, cũng như bất kì định nghĩa nào về văn chương, thực ra có can hệ đến một sự ưu ái ngoài văn chương. Các nhà hình thức Nga, trong quá trình nghiên cứu, đã ưu ái những tác phẩm mà khái niệm tính văn chương của họ miêu tả đạt nhất.
Tính văn chương của Jakobson, theo Genette, chỉ bao trùm được một bộ phận của văn chương, phần caaus thành của nó, không phải phần có điều kiện, và hơn nữa, về văn chương được gọi là cấu thành, thì chỉ bao trùm được cách nói (thơ ca), chứ không bao trùm được hư cấu (tự sự và kịch).
Genette kết luận: “Hiển nhiên và tạm thời, thì khôn ngoan nhất là cấp cho mỗi thứ cái phần chân lí của nó, nghĩa là một bộ phận của diện trường văn chương”. Mà cái tạm thời ấy có cơ may tồn tại lâu dài, bởi không có tính chất của văn chương, văn chương là một thực tại phức tạp, không đồng chất, biến đổi.
(Sưu tầm)