• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đặc điểm của chủ nghĩa phát xít Nhật

Đặc điểm của phát xít Nhật


Chủ nghĩa phát xít Nhật Bản có nguồn gốc lịch sử lâu đời hơn rất nhiều so với phát xít Ý và Đức. Từ thế kỷ IX, thế lực quân phiệt của một số ít dòng họ dựa trên sức mạnh các võ sĩ samurai đã nắm quyền cai trị nước Nhật, triều đình chỉ còn là hình thức. Cuối thế kỷ XII, chính quyền hoàn toàn vào tay tập đoàn quân phiệt gọi là Mạc Phủ do shogun (tướng quân) đứng đầu, quyết định cả việc phong ai trong hoàng tộc làm Nhật Hoàng. Không đâu trên thế giới có tục mổ bụng tự sát (harikiri) như nước Nhật. Samurai nắm hết các cấp chính quyền địa phương. Hệ thống giới luật của họ – được gọi là Võ Sĩ Đạo (Bushido) – đã trở thành hệ thống đạo đức của toàn dân Nhật, đề cao lòng dũng cảm, tự trọng đến cực đoan và trung thành tuyệt đối với bề trên

Dân Nhật tin rằng đất nước họ là của thần thánh, dân tộc Nhật là hậu duệ của Nữ thần Mặt trời Amaterasu, Nhật Hoàng không phải là người thường mà là thần thánh (vì thế xưa nay mọi Nhật hoàng đều chỉ được chọn từ một dòng họ, không có chuyện chọn ngoài dòng họ này); thần dân phải tuyệt đối trung thành với Nhật Hoàng, coi nhà vua là biểu tượng của đất nước

Đến năm 1867, Nhật Hoàng Meiji (Minh Trị) mới phục hồi quyền lực cho triều đình, bãi bỏ chế độ samurai, lập chế độ quân chủ lập hiến. Tuy vậy thế lực quân phiệt vẫn có ảnh hưởng lớn trong đời sống; nghị viện có rất ít quyền lực; nhà vua đồng thời là Thống soái Tối cao quân đội và trực tiếp chỉ định Thủ tướng. Trong công cuộc Minh Trị Duy Tân, với khẩu hiệu “Phú quốc cường binh” “Thoát Á nhập Âu”, Nhật đã phát triển mạnh công nghiệp nặng. Giai cấp tư sản Nhật ra đời và nhanh chóng lớn mạnh, hình thành nhà nước phong kiến-tư bản, đối nội thi hành sự thống trị độc tài chuyên chế, đối ngoại ra sức thôn tính các nước xung quanh để biến Nhật thành một đế quốc hùng mạnh của châu Á. Công nghiệp vũ khí và lực lượng quân đội nhanh chóng phát triển. Nhật lần lượt đánh bại Trung Quốc (TQ) và Nga trong các xung đột năm 1894 và 1904-1905, buộc TQ phải cắt bán đảo Liêu Đông và đảo Đài Loan, Bành Hồ cho Nhật. Thế lực quân phiệt Nhật lấn áp dần phái dân sự, chính sách xâm lược được tiến hành dưới chiêu bài tạo dựng một “Vành đai Đại Đông Á phồn vinh”
Nhật là chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến.

 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top