Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
ÐẶC ÐIỂM CỦA CHỮ HÁN
Văn tự Hán là một hệ thống chữ viết có lịch sử khá lâu đời, thoát thai từ hình vẽ. Về cơ bản có những đặc điểm sau.
1. Về mặt hình thể:
Sau khi vượt qua giai đoạn hình vẽ, chữ Hán được cấu tạo bởi 8 nét cơ bản ( có nhiều biến thể ) được sắp xếp với nhau theo những qui tắc nhất định. Mỗi chữ nằm gọn trong một ô vuông. Vì vậy chữ Hán còn được gọi là chữ ô vuông.
2. Về mặt kết cấu:
Có thể chia chữ Hán thành 2 loại lớn:
- Loại có kết cấu đơn giản ( gọi làVĂN )
Vd: nhân: người
nhật: mặt trời, ngày
thượng: trên
hạ: dưới
v.v…
- Loại có kết cấu phức tạp ( gọi là TỰ )
Vd: minh: sáng
trung: trung thành
Những chữ phức tạp thường là kết hợp hai chữ giản đơn để biểu thị một từ có ý nghĩa nội hàm phức tạp.
3. Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ Hán và văn tự Hán.
Trong chữ Hán chúng ta thấy mỗi chữ (mỗi đơn vị văn tự xét theo hình thể kết cấu ) tương ứng với một âm tiết. Do đó, mỗi chữ có thể là một TỪ (như khẩu: miệng, nhân: người, thủ: tay) hoặc có thể là một BỘ PHẬN CỦA TỪ ( như pha trong pha lê: thuỷ tinh).
4. Về sự kết hợp gắn bó chặt chẽ giữa 3 mặt hình thể âm đọc - ý nghĩa trong đó nổi bật nhất là vai trò biểu đạt ý nghĩa qua hình thể kết cấu. Do tính chất biểu ý nằm ngay trong hình thể kết cấu của chữ cho nên chữ Hán có khả năng giúp người đọc phân biệt được những ý nghĩa khác nhau của nhóm từ đồng âm mà tiếng Việt ngày nay không có sự phân biệt rõ ràng lắm khi những từ đó xuất hiện độc lập.
Vd: trung: ở giữa
trung: trung thành
Cũng do tính chất biểu ý của chữ Hán cho nên ta thấy ngày nay có nhiều chữ Hán là chứng tích về các mặt sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán của người Trung Hoa cổ xưa. Thời mẫu hệ, các từ như tính:họ, hảo: tố... đều có thành tố chỉ nữ giới. Nhưng khi tư tưởng phụ quyền trọng nam khinh nữ xuất hiện thì đại bộ phận những chữ ghi những từ có nghĩa xấu, không tốt đều có thành tố nữ.
Vd: gian: gian tà, lam: tham lam, đố: ghen ghét.
5. Là một hệ thống chữ viết cơ bản thuộc loại biểu ý nhưng để thích ứng với sự phát triển ngày càng cao của ngôn ngữ, chữ Hán được cải tiến phát triển theo hướng biểu âm. Biện pháp chủ yếu mà văn tự Hán dựa vào để bám sát sự phát triển của ngôn ngữ là tạo thêm từ mới. Các từ mới này ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu ghi lại những hình ảnh, hoạt động nảy sinh trong xã hội. Từ con số trên dưới 2000 chữ thời Ân Thương ( cách nay khoảng trên 3000 năm) đến cuối thời Tần Hán, số chữ đã tăng lên tới gần 10.000 và cho tới thời nhà Thanh thì số chữ đã là 60.000 chữ.
Ðể nhận thức và sử dụng hết các từ Hán trên quả là việc khó lòng kham nổi. Nhiều thế hệ người Trung Quốc trong vòng vài chục năm trở lại đây đã quan tâm đến vấn đề cải cách văn tự. Họ muốn La tinh hoá chữ Hán tức là sử dụng bộ chữ a,b,c ...làm ký hiệu để ghi các từ trong tiếng Hán - như Việt Nam đã dùng chữ Quốc ngữ để thay chữ Nôm vậy. Nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, họ chưa làm được điều này. Họ đành phải bằng lòng với biện pháp quá độ là giảm bớt số nét trong chữ Hán ( bằng cách thay đổi hình thể, kết cấu), qui định một số chữ phải viết theo lối giản thể gọi là chữ GIẢN THỂ.
Nhưng đối với chúng ta, chúng ta không nghiên cứu loại chữ giản thể mà lại trọng tâm đi vào nghiên cứu chữ Hán ở giai đoạn chưa cải cách vì những lý do sau:
- Các văn bản Hán văn ở Việt Nam đều được ghi lại bằng chữ Hán cổ. Do đó, muốn tiếp cận và thâm nhập các văn bản này, cần phải nghiên cứu chữ Hán dưới dạng hoàn toàn chưa cải cách ( chữ Hán cổ ).
- Do số lượng từ Việt gốc Hán chiếm một số lượng không nhỏ trong tiếng Việt ( 60 70 %) để hiểu sâu các từ này, chúng ta cần tìm hiểu, phân tích các từ nguyên, từ nghĩa của từ ngữ Hán. Một khi đã hiểu rõ các từ Hán, chúng ta sẽ dễ dàng hiểu nghĩa các từ tiếng Việt có gốc là tiếng Hán.
- Như chúng ta đã biết, chữ Nôm được xây dựng trên cơ sở vận dụng một số chữ Hán ( hoặc một bộ phận chữ Hán). Do đó, muốn hiểu sâu về chữ Nôm, nhất thiết phải thông thạo chữ Hán cổ.
2. Nghĩa của từ, nghĩa gốc, nghĩa cỗ, nghĩa mở rộng
Trong Hán văn cổ có nhiều từ khác nhau được dùng để biểu thị cùng một vật thể, một ý niệm. Những từ đó gọi là đồng nghĩa. Nói là đồng nghĩa nhưng thực sự thì ý nghĩa nội hàm của mỗi từ vẫn mang những khía cạnh, sắc thái riêng biệt.
Vd: + Nói về núi có những từ : hỗ: núi có cây cỏ.
dĩ: núi trọc.
hộc: núi có nhiều đá tảng.
sầm: núi nhỏ mà cao.
+ Nói về sự chết có những từ: băng: thiên tử, hoàng đế chết.
hoăng: vua chư hầu chết.
tốt: quan đại phu chết, quân lính.
tử: dân thường chết.
+ Nói về chiến trận có những từ: phạt:đánh công khai, có chính nghĩa.
xâm: đánh lén,phi nghĩa,chiến tranh không tuyên bố.
tập: đánh bất ngờ.
chinh: thiên tử đánh chư hầu, đánh dẹp kẻ có tội.
công: đánh thành quách, doanh trại.
Phân biệt sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa là việc rất cần thiết. Nó giúp chúng ta hiểu thấu đáo ý nghĩa của Hán văn cổ vốn ngắn gọn, súc tích, ý ở ngoài lời.
4. Điển cố
- Dùng điển cố là rút gọn chuyện cũ người xưa thành đôi ba chữ để đưa vào văn thơ, nhằm phục vu cho ý đồ sáng tác của tác giả.
- Trong các văn bản Hán văn cổ, việc sử dụng điển cố không phụ thuộc vào thể loại.Không kể văn xuôi hoặc văn vần, thơ cổ thể hoặc thơ cận thể, chiếu biểu hoặc thư tín v.v tất cả đều có thể hoặc ít hoặc nhiều điển cố hoặc không dùng điển cố thì cũng không sao. Nhìn chung các tác phẩm Hán và Nôm thường là có nhiều điển cố.
-Trong thơ văn Hán Nôm, điển cố được sử dụng nhằm đạt tới mục đích lời ít ý nhiều, ngắn gọn súc tích, sâu sắc trong biểu đạt. Chỉ cần đôi ba chữ ,1 điển cố có thể gợi cho người đọc cả một câu chuyện, một tấm gương, một bài học, một quan niệm về nhân sinh..
Ðiển cố giúp cho thơ văn thêm phần ý nhị, súc tích, Nhưng nói chung, người xưa không chuộng những điển cố cầu kỳ, hóc hiểm, cũng không ưa những câu thơ câu văn chồng chất đầy những điển cố.
Vd: Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo viết:
Thống tâm tật thủ giả thuỳ thập dư niên
Thường đảm ngoạ tân giả cái phi nhất nhật.
( Ðau lòng nhức óc chốc đã mười mấy năm. Nếm mật nằm gai há phải 1,2 sớm tối)
Ðể diễn tả quyết tâm nuôi chí lớn, quyết tâm trả thù, Nguyễn Trãi đã dùng điển cố nếm mật nằm gai ( rút ra từ chuyện Câu Tiễn nuôi chí phục quốc. Sau khi được tha, hàng ngày Câu Tiễn thường nếm mật đắng để ăn không biết ngon, thường nằm trên đống củi gai để ngủ không được yên giấc, dốc lòng rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ . Sau 20 năm tích cực chuẩn bị, Câu Tiễn đã thắng nước Ngô, vua Ngô là Phù Sai phải tự sát.)
- Người giỏi là người dùng điển cố nhưng không để lộ dấu vết dùng điển cố trong thơ văn của mình. Nghĩa là tuy có dùng điển cố để làm thơ văn nhưng nếu ai không hiểu điển cố đó thì cũng vẫn hiểu được nội dung câu văn câu thơ đó.Dĩ nhiên, nếu biết rõ điển cố thì sẽ hiểu sâu sắc hơn.
5. Từ hán việt
Trong quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ Hán, người Việt đã mượn nhiều từ ngữ của tiếng Hán nhưng là mượn theo cách Việt hóa trước hết là về mặt âm đọc, sau đó là về mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng.
-Mượn trọn vẹn từ ngữ rồi tiến hành Việt hóa về mặt âm đọc nhưng vẫn giữ nguyên ý nghĩa, kết cấu:
Vd: tâm:tim
tài: tài năng
mệnh: số mệnh.
- Rút gọn từ ngữ Hán:
lạc hoa sinh => lạc.
lang bạt kỳ hồ => lang bạt.
- Ðổ yếu tồ, đảo vị trí khác với tiếng Hán cho thuận với tập quán sử dụng ngôn ngữ của người Việt.
thích phóng=> phóng thích.
cáo tố => tố cáo.
nhiệt náo => náo nhiệt.
- Ðổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, cho thêm nghĩa mới chỉ người Việt mới hiểu.
khôi ngô: to lớn, cao to => mặt mũi sáng sủa, dễ coi. phương phi: hoa cỏ thơm đẹp => béo tốt.
bồi hồi: đi đi lại lại => bồn chồn, xúc động.
CÁC THỂ LOẠI HÁN NÔM
Trong kho tàng Hán văn cổ của Việt Nam, có đủ cả ba thể loại chủ chốt là Vận văn ( văn vần ), Biền văn ( văn đối ), Tản văn ( văn xuôi ).
1. Vận văn
Chủ yếu bao gồm Thơ, Phú, Từ, Khúc.
1. Thơ:
Ở ta, thơ chiếm ưu thế về mặt số lượng. Trong thơ có các thể Ca, Hành, Thơ cổ thể , Thơ cận thể.
a. Thể Ca và Hành: - Là những thể thơ nhìn chung có kết cấu linh hoạt, thường không có sự qui định chặt chẽ, cố định về số chữ , số câu mà chỉ cần có VẦN. Cả bài có thể dùng một vần hoặc nhiều vần, có thể dùng vần bằng hoặc vần trắc đều được cả.
-Về hình thức kết cấu, thể Ca có hình thức linh hoạt, rộng mở hơn thể Hành.Vd:Về số từ trong câu, ở thể Hành từ đầu đến cuối bài thường là câu 5 chữ ( hoặc 7 chữ) .Còn ở thể Ca, số từ trong câu có thể 3,4 từ đến 8,9 từ và trong bài có thể có câu dài ngắn xen kẽ nhau.
b. Thơ cổ thể: - Là loại thơ gồm 4 câu ( tuyệt cú ) hoặc 8 câu (bát cú). Mỗi câu có 5 chữ ( ngũ ngôn) hoặc 7 chữ ( thất ngôn) Nếu số câu trong bài dài hơn 8 câu được gọi là trường thiên cổ thể..
- Vần trong thơ cổ thể là vần chân, gieo ở câu cuối [phân biệt:Thể văn Trung Quốc, vần gieo ở cuối câu, trong thơ vần gieo ở cuối câu thứ 1 và cuối các câu chẵn. Thể văn của ta, vần gieo ở câu cuối gọi là cước vận( cước: chân) => vần chân; vần gieo ở lưng chừng câu gọi là yêu vận ( yêu: lưng) => vần lưng.] Toàn bài có thể dùng một vần hoặc nhiều vần, vần bằng hoặc vần trắc đều được. Trong thơ cổ thể tuy không có sự qui định chặt chẽ về sự phối hợp bằng trắc nhưng lại có yêu cầu khá cao về sự hài hoà trong thanh điệu.
c.Thơ cận thể còn gọi là thơ Ðường luật, thơ luật, luật thi.) có những qui định chặt chẽ sau.
* Số chữ, số câu: 4 câu (tứ tuyệt, còn gọi là tuyệt cú) hay 8 câu ( bát cú). Mỗi câu 5 chữ ( ngũ ngôn) hay 7 chữ ( thất ngôn) nhưng hình thức phổ biến nhất, được ưa chuộng hơn cả là thất ngôn bát cú (8 câu, 7 chữ, tổng cộng là 56 chữ ). Vượt hơn 8 câu thì gọi là thơ trường luật hoặc bài luật ) và nói chung chỉ thường thấy ngũ ngôn trường luật ( số câu từ 10 trở lên, mỗi câu 5 chữ).
* Vần: - Gieo ở cuối câu.
- Một bài bát cú thường có 5 vần ( cuối các câu 1,2,4,6,8 )
bài tứ tuyệt thường có 3 vần (cuối các câu 1,2,4)
Một bài bát cú cũng có thể chỉ có 4 vần hoặc một bài tứ tuyệt cũng có thể chỉ có 2 vần. Ðó là hình thức trốn vần ( chiết vận).Vần có thể bỏ nằm ở câu 1.
- Từ gieo vần có thể vần bằng hoặc vần trắc ( thường vần bằng được ưa chuộng hơn). Gieo vần sai gọi là lạc vận, gieo vần gượng gọi là cưỡng áp.
* Bằng trắc: Ðược qui định rõ ràng theo những mô thức.
- Trong thơ ngũ ngôn, có 4 mô thức tiêu biểu, phổ biến nhất.
1. b b b t t
2. t t t b b
3. b b t t b
4. t t b b t
- Trong thơ thất ngôn, có 4 mô thức tiêu biểu, phổ biến nhất.
1. t t b b b t t
2. b b t t t b b
3. t t b b t t b
4. b b t t b b t
Bài thơ nào mở đầu bằng 2 thanh bằng ( thực tế chỉ cần căn cứ vào thanh của từ thứ hai trong câu mở đầu bài thơ ) là thơ luật bằng ( và ngược lại là thơ luật trắc).
Ðể dễ tuân thủ luật bằng trắc, thi pháp học cổ điển đã đưa ra lệ nhất tam ngũ bất luận cho thơ thất ngôn và nhất tam bất luận cho thơ ngũ ngôn
* Niêm: có nghĩa là kết dính nhau.
Theo qui định 2 câu thơ được gọi là niêm với nhau khi từ thứ hai từng câu phải giống nhau về thanh ( nếu là bằng thì đều là bằng, nếu là trắc thì đều là trắc).
Ở bài bát cú ( ngũ ngôn hoặc thất ngôn) câu 1 niêm với câu 8
2 niêm với câu 3
4 niêm với câu 5
6 niêm với câu 7
Ở bài tứ tuyệt, câu 1 niêm với câu 4
2 niêm với câu 3.
Trái qui định trên gọi là thất niêm.
* Nhịp: Cả bài ngũ ngôn hoặc thất ngôn đều có nhịp chẵn trước, lẻ sau (ngũ ngôn 2+3, thất ngôn 2+2+3).
* Ðối: Thực chất là một biện pháp tu từ tạo ra sự sóng đôi, cân xứng giữa từ với từ, câu với câu nhằm nhấn mạnh vào sự tương phản hoặc tương đồng để tăng thêm hiệu quả biểu đạt.
* Kết cấu: Một bài Ðường luật bát cú bao gồm:
- Câu mở đầu ( gọi là phá đề): nói lên ý tổng quát biểu thị trong đầu bài thơ.
- Câu 2 ( gọi là câu thừa đề) :nối tiếp câu phá đề, chuyển ý thơ đi sâu thêm một bước vào nội dung.
- Câu 3,4 ( gọi là hai câu thực): đi sâu phát triển nội dung ý nghĩa được nêu trong đầu đề.
- Câu 5,6 ( gọi là hai câu luận): bày tỏ tình ý luận bàn của người làm thơ.
- Câu 7,8 ( gọi là hai câu kết): gói ghém ý tình, quay trở lại với ý chính của đầu đề.
Một bài tứ tuyệt bao gồm:
- Câu 1 ( gọi là câu khai):với ý nghĩa mở đầu bài thơ.
- Câu 2 ( gọi là câu thừa): với ý nghĩa nối tiếp ý đã triển khai ở câu 1.
- Câu 3 ( gọi là câu chuyển): chuỵển tiếp ý của câu 1 và 2 xuống dưới.
- Câu 4 ( gọi là câu hợp): gói ghém ý tình, làm lời kết của cả bài thơ.
Về hình thức, có thể coi tứ tuyệt là một nửa bài bát cú ( do các câu 1,2 và 3, 4 tạo thành, hoặc do các câu 5,6 và 7, 8 tạo thành, hoặc do các câu 1, 2 và 7, 8 tạo thành, hoặc do các câu 3,4 và 5,6 tạo thành). Những qui định về bằng trắc, niêm, luật, đối... đều xuất phát giống thơ bát cú.
Ngoài các thể thơ truyền thống của Hán văn cổ, các tác gia Việt Nam còn dùng ngôn ngữ văn tự Hán để làm thơ lục bát và song thất lục bát- 2 thể thơ có tính chất dân tộc.
2.Phú ( có hai lối cổ thể và cận thể).
3. Từ khúc. Không được các nhà Nho ta chuộng lắm. Tuy vậy, ta vẫn có những khúc ngâm nổi tiếng như Chinh phụ ngâm hay một số bài ca từ trong Truyền kỳ mạn lục ( Nguyễn Dữ), Truyền kỳ tân phả (Ðoàn Thị Ðiểm).
2. Biền văn ( còn gọi là BIỀN NGẪU hay BIỀN LỆ)
là loại văn có đối mà không cần có vần. Biền văn có hai loại cổ thể và cận thể.
- Ở loại cổ thể: Câu không bị hạn định bởi số chữ, bở thể thức, dài ngắn so le ra sao cũng không quan trọng, miễn có ÐỐI là được.
- Ở loại cận thể: Thể thức khắt khe, chặt chẽ hơn nhiều : cần phải đối và phải đúng niêm, câu có thể thức nhất định.Ðó là lối Tứ lục và Bát cổ.
. Loại Bát cổ chuyên dùng cho thi cử, nghèo nàn về nội dung, gò bó về hình thức, không có tác dụng gì đáng kể cho sinh hoạt văn chương gồm : phá đề, thừa đề, khởi giảng, nhập thủ, khởi cổ, trung cổ, hậu cổ, kết cổ. Trong đó 4 đoạn khởi cổ , trung cổ, hậu cổ, kết cổ mỗi đoạn đều gồm hai vế tạo thành tám vế ( bát cổ) bắt buộc phải đối nhau.
. Loại Tứ lục thông dụng hơn. Ngoài Hịch và Cáo, các loại Chiếu, Sắc, Biểu, Tấu thường được viết bằng văn Tứ lục. Trong lối văn Tứ lục thì câu điển hình là cặp câu đối trong đó mỗi câu gồm 10 chữ được ngắt theo nhịp 4,6.
Yết can vi kỳ, manh lệ chi đồ tứ tập.
Ðầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm.( BÌNH NGÔ ÐẠI CÁO). (Gương gậy làm cờ, dân đen bốn phương tụ hội. Ðổ rượu khao quân, binh tướng cha con một lòng)
[ Ðiển: Yết can vi kỳ (giơ gậy làm cờ) :Hoàng Sào khi mới dấy binh không kịp làm cờ, phải giơ gậy lên thay; Ðầu giao hưởng sĩ ( đổ rượu ngọt khao quân): Có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua sai đổ rượu xuống sông để quân sĩ đón dòng uống, cho thấy đức đồng cam cộng khổ, sau đó Sở đã thắng Tần.)
Hoặc đảo ngược thành 6,4:
Ninh Kiều chi huyết thanh xuyên, lưu tinh vạn lý
Tốt Ðộng chi thi tích dã, di xú thiên niên( BÌNH NGÔ ÐẠI CÁO).
(Ninh Kiều máu chảy thành sông, trôi tanh vạn dặm; Tốt Ðộng thây chất đầy đồng, nhơ để ngàn năm.)
Ngoài ra còn có các hình thức biến thể ( hay biến cách) như:
- Câu ngắt nhịp 4,4 đối lỏng:
Chiết kích trầm giang, khô cốt doanh khâu
Thảm nhiên bất lạc, trữ lập ngưng mâu -BẠCH ÐẰNG GIANG PHÚ. Trương Hán Siêu-
( Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô; Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.)
- Hai câu theo nhịp 6,6 thường pha thêm hư từ:
Niệm hào kiệt chi dĩ vãng
Thán tông tích chi không lưu ( BẠCH ÐẰNG GIANG PHÚ)
( Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá. Mà đây dấu vết vẫn còn lưu)
Hân thương sinh chi ư ngược diệm
Hãm xích tử ư hoạ khanh (BÌNH NGÔ ÐẠI CÁO)
( Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn.Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai hoạ)
- Hai câu theo nhịp 7,7 có thể pha thêm hư từ hoặc tự do miễn là phải giữ được thế đối xứng giữa hai câu:
Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần
Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ (BÌNH NGÔ ÐẠI CÁO)
( Linh Sơn lương thực hết đã mấy mươi ngày. Khôi Huyện quân không còn một đội)
3. Tản văn
Là văn xuôi nên cách dùng từ, đặt câu đều theo những nguyên tắc phổ biến, thông thuận. Từ lạ, điển khó ít thấy xuất hiện, những lối biểu đạt cầu kỳ hóc hiểm cũng ít thấy.Những tác phẩm tiêu biểu: Ðại Việt sử ký toàn thư ( Ngô Sĩ Liên), Quân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi), Thánh Tông di thảo ( Lê Thánh Tông), Truyền kỳ mạn lục ( Nguyễn Dữ)
Sau này có một số văn bản thuộc loại Tản văn nhưng cách hành văn cầu kỳ, dùng nhiều điển cố, từ lạ... Ðó là các loại thuộc thể bi, ký, tự, bạt, luận thuyết... chủ yếu là của các văn nhân thời Nguyễn.