Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
1. đặc điểm của chế độ phong kiến.
Từ lâu chế độ phong kiến hình thành như một quá trình tất yếu của lịch sử. Chế độ phong kiến ra đời trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên mang những đặc điểm khác nhau. Sau đây là một số nghiên cứu của những nhà lí luận nổi tiếng về chế độ phong kiến.
+ C. Mác: “ Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất Châu Á cổ đại phong kiến, tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của của hình thái kinh tế - xã hội”.
+ Ăng-ghen: “ Hình thức thứ 3 là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Sở hữu phong kiến cũng dựa vào một cộng đồng nhất định những kẻ đối lập với cộng đồng này với tư cách là một giai cấp trực tiếp sản xuất không phài là nô lệ như trong thế giới cổ đại mà là những người tiểu nông nô dịch”.
+ C. Mác và Ăng- ghen: “ Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là ở chỗ người nông dân bị trói buộc vào ruộng đất của địa chủ và họ bị bóc lột bằng tô và sức lao động trên miếng đất mà chủ phong kiến cho họ nhưng họ còn có những ngày khác cũng bị lệ thuộc vào chủ”
Những ý kiến trên đã khẳng định sự ra đời của chế độ phong kiến như một tất yếu khách quan của lịch sử. Đó là một bước phát triển của thể chế chính trị, sự củng cố quyền lực của nhà nước với những đặc điểm đặc trưng. Chế độ phong kiến tồn tại ở bất kì nơi nào trên thế giới ở cả Phương Đông và Phương Tây. Tuy nhiên do điều kiện xã hội- chính trị khác nhau nên ở mỗi khu vực, lãnh thổ, quá trình phong kiến hóa lại diễn ra mang những đặc điểm riêng. Ở Châu Á được nhận định là khu vực chế độ phong kiến phát triển mạnh với những đặc điểm đầy đủ nhất theo những gì mà Mác và Ăng ghen đã khẳng định. Điều đó chứng minh rằng ở Châu Á đã từng có thời kì hoàng kim phát triển của chế độ phong kiến và sự hình thành của nó có ý nghĩa vô cùng to lớn cho sự phát triển về mọi mặt.
Chế độ phong kiến mang những đặc điểm khá rõ ràng để ta có thể nhận biết. Trong đó từ khi hình thành manh nha cho đến khi nó chính thức được xác lập là cả một quá trình dài, phát triển từ thấp nên cao, từ những đặc điểm đơn giản như xuất hiện vua, quan lại đến việc xuất hiện những mối quan hệ phức tạp trong xã hội như địa chủ - nông dân phụ thuộc, chế độ tư hữu về ruộng đất…Vì vậy mà nó tồn tại khá lâu trong lịch sử, đặc biệt là lịch sử các nước phương Đông.
è Chế độ phong kiến dần dần được xác lập như một minh chứng sống động của quá trình đi lên của lịch sử nhân loại thế giới nhất là những nước Châu Á đặc biệt là Việt Nam.
2. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến trên thế giới.
Gồm có 3 đặc điểm chính:
- Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của giai cấp thống trị là: vua chúa, quý tộc, địa chủ…
- Lực lượng sản xuất chính trong xã hội là những người nông dân tiểu nông bị ràng buộc vào địa chủ bằng những địa tô phong kiến nhưng người chủ không có quyền sở hữu người nông dân như chủ nô đối với nô lệ.
- Quan hệ bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là được thể hiện bằng địa tô phong kiến dưới hình thức bóc lột người nông dân thông qua tô thuế.
Đây là đặc điểm chung mà của chế độ phong kiến, nó xuất hiện ở các nước phương Đông và phương Tây. Trong đó những đặc trưng trên được xác lập điển hình nhất. Điều đó chứng tỏ chế độ phong kiến mang trong mình những đặc điểm tương đối phức tạp.
3. Đặc điểm riêng của chế độ phong kiến ở phương Đông đặc biệt là ở Việt Nam.
Ngoài mang những đặc điểm chế độ phong kiến giống như các nước trên thế giới thì ở phương Đông đặc biệt là chế độ phong kiến ở Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng:
- Chế độ công hữu về ruộng đất tồn tại lâu dài song song với chế độ tư hữu về ruộng đất trên phạm vi toàn quốc. Đây là một điều dễ nhận thấy ở Việt Nam. Ta thấy Việt Nam là một đất nước có nhiều giai cấp, tầng lớp. Trong quá trình công hữu về tư liệu sản xuất mà đặc trưng của Việt Nam là công hữu ruộng đất (Việt Nam chủ yếu làm nông nghiệp) của nhà nước phong kiến thì đồng hành cùng với nó là sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến và bản thân những quý tộc của nhà vua. Họ có tiền và đầy đủ điều kiện vật chất để có thể chiếm hữu phần ruộng đất đó về tay mình nhờ những chính sách bán đất, khai hoang ruộng đất của nhà vua. Điều này đã hình thành nên quá trình song hành giữa tư hữu ruộng đất cùng với công hữu ruộng đất ở Việt Nam.
- Một đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam là quyền lực của nhà vua tồn tại đồng hành cùng tính tự trị văn hóa làng. Văn hóa làng là văn hóa của tinh thần cộng đồng, sự đúc kết những giá trị truyền thống với sự quy chặt trong những quy ước luật lề cộng đồng mà thành viên trong làng đặt ra. Một làng là tập hợp một số lượng thành viên nhỏ, họ sống với nhau bằng tình nghĩa và theo “hương ước”, những nguyên tắc chung. “ Phép vua thua lệ làng”. Tính tự trị của làng xã khá cao. Do vậy việc quyền lực của nhà vua, chính quyền trung ương với tay xuống tận làng xã là một điều không hề đơn giản. Thay vì nhà nước tìm cách xóa bỏ nó thì phải học cách chung sống với văn hóa làng. Đó là một đặc điểm khá riêng biệt của chế độ phong kiến Việt Nam.
- Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển chậm chạp vì nhà nước ra sức bảo vệ chế độ công hữu để bóc lột nhân dân và giữ vững địa vị mình đang có. Nhà nước phong kiến luôn muốn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp của mình nên luôn muốn bảo vệ những của cải vật chất của đất nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước từ ruộng đất, hoa màu… điều đó đã làm cho sự tư hữu ruộng đất trở nên chậm chạp do nhà nước luôn kìm hãm, không cho nó phát triển, ngưng trệ sự tư hữu về ruộng đất đồng nghĩa với việc quá trình phong kiến hóa trở nên khó khăn. Đây là một nguyên nhân lí giải sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một cách chậm chạp.
- Kinh tế hàng hóa kém phát triển do chính sách ức thương, không chú trọng thương nghiệp, điều đó dẫn tới chế độ phong kiến ngày càng tồn tại lâu dài và mang đặc điểm là bảo thủ và trì trệ. Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh giữ vững nền độc lập của dân tộc. Những nhà vua nhận ra nguyên nhân chính là do sự mật thám của nước ngoài thông qua những nhà truyền đạo, thương nhân. Điều đó làm cho trong một thời gian dài nước ta ức thương, không cho sự buôn bán trao đổi sản phẩm với nước ngoài mặc dù nước ta rất thuận lợi về đường biển. Kinh tế hàng hóa kém phát triển. Điều đó gói gọn Việt Nam trong sự bảo thủ, trì trệ, không đổi mới, những chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước còn mang tính chủ quan, phiếm diện.
1. đặc điểm của chế độ phong kiến.
Từ lâu chế độ phong kiến hình thành như một quá trình tất yếu của lịch sử. Chế độ phong kiến ra đời trong điều kiện hoàn cảnh khác nhau nên mang những đặc điểm khác nhau. Sau đây là một số nghiên cứu của những nhà lí luận nổi tiếng về chế độ phong kiến.
+ C. Mác: “ Về đại thể, có thể coi các phương thức sản xuất Châu Á cổ đại phong kiến, tư sản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của của hình thái kinh tế - xã hội”.
+ Ăng-ghen: “ Hình thức thứ 3 là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Sở hữu phong kiến cũng dựa vào một cộng đồng nhất định những kẻ đối lập với cộng đồng này với tư cách là một giai cấp trực tiếp sản xuất không phài là nô lệ như trong thế giới cổ đại mà là những người tiểu nông nô dịch”.
+ C. Mác và Ăng- ghen: “ Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến là ở chỗ người nông dân bị trói buộc vào ruộng đất của địa chủ và họ bị bóc lột bằng tô và sức lao động trên miếng đất mà chủ phong kiến cho họ nhưng họ còn có những ngày khác cũng bị lệ thuộc vào chủ”
Những ý kiến trên đã khẳng định sự ra đời của chế độ phong kiến như một tất yếu khách quan của lịch sử. Đó là một bước phát triển của thể chế chính trị, sự củng cố quyền lực của nhà nước với những đặc điểm đặc trưng. Chế độ phong kiến tồn tại ở bất kì nơi nào trên thế giới ở cả Phương Đông và Phương Tây. Tuy nhiên do điều kiện xã hội- chính trị khác nhau nên ở mỗi khu vực, lãnh thổ, quá trình phong kiến hóa lại diễn ra mang những đặc điểm riêng. Ở Châu Á được nhận định là khu vực chế độ phong kiến phát triển mạnh với những đặc điểm đầy đủ nhất theo những gì mà Mác và Ăng ghen đã khẳng định. Điều đó chứng minh rằng ở Châu Á đã từng có thời kì hoàng kim phát triển của chế độ phong kiến và sự hình thành của nó có ý nghĩa vô cùng to lớn cho sự phát triển về mọi mặt.
Chế độ phong kiến mang những đặc điểm khá rõ ràng để ta có thể nhận biết. Trong đó từ khi hình thành manh nha cho đến khi nó chính thức được xác lập là cả một quá trình dài, phát triển từ thấp nên cao, từ những đặc điểm đơn giản như xuất hiện vua, quan lại đến việc xuất hiện những mối quan hệ phức tạp trong xã hội như địa chủ - nông dân phụ thuộc, chế độ tư hữu về ruộng đất…Vì vậy mà nó tồn tại khá lâu trong lịch sử, đặc biệt là lịch sử các nước phương Đông.
è Chế độ phong kiến dần dần được xác lập như một minh chứng sống động của quá trình đi lên của lịch sử nhân loại thế giới nhất là những nước Châu Á đặc biệt là Việt Nam.
2. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến trên thế giới.
Gồm có 3 đặc điểm chính:
- Tư liệu sản xuất chính là ruộng đất thuộc quyền sở hữu của giai cấp thống trị là: vua chúa, quý tộc, địa chủ…
- Lực lượng sản xuất chính trong xã hội là những người nông dân tiểu nông bị ràng buộc vào địa chủ bằng những địa tô phong kiến nhưng người chủ không có quyền sở hữu người nông dân như chủ nô đối với nô lệ.
- Quan hệ bóc lột chủ yếu của chế độ phong kiến là được thể hiện bằng địa tô phong kiến dưới hình thức bóc lột người nông dân thông qua tô thuế.
Đây là đặc điểm chung mà của chế độ phong kiến, nó xuất hiện ở các nước phương Đông và phương Tây. Trong đó những đặc trưng trên được xác lập điển hình nhất. Điều đó chứng tỏ chế độ phong kiến mang trong mình những đặc điểm tương đối phức tạp.
3. Đặc điểm riêng của chế độ phong kiến ở phương Đông đặc biệt là ở Việt Nam.
Ngoài mang những đặc điểm chế độ phong kiến giống như các nước trên thế giới thì ở phương Đông đặc biệt là chế độ phong kiến ở Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng:
- Chế độ công hữu về ruộng đất tồn tại lâu dài song song với chế độ tư hữu về ruộng đất trên phạm vi toàn quốc. Đây là một điều dễ nhận thấy ở Việt Nam. Ta thấy Việt Nam là một đất nước có nhiều giai cấp, tầng lớp. Trong quá trình công hữu về tư liệu sản xuất mà đặc trưng của Việt Nam là công hữu ruộng đất (Việt Nam chủ yếu làm nông nghiệp) của nhà nước phong kiến thì đồng hành cùng với nó là sự tư hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến và bản thân những quý tộc của nhà vua. Họ có tiền và đầy đủ điều kiện vật chất để có thể chiếm hữu phần ruộng đất đó về tay mình nhờ những chính sách bán đất, khai hoang ruộng đất của nhà vua. Điều này đã hình thành nên quá trình song hành giữa tư hữu ruộng đất cùng với công hữu ruộng đất ở Việt Nam.
- Một đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam là quyền lực của nhà vua tồn tại đồng hành cùng tính tự trị văn hóa làng. Văn hóa làng là văn hóa của tinh thần cộng đồng, sự đúc kết những giá trị truyền thống với sự quy chặt trong những quy ước luật lề cộng đồng mà thành viên trong làng đặt ra. Một làng là tập hợp một số lượng thành viên nhỏ, họ sống với nhau bằng tình nghĩa và theo “hương ước”, những nguyên tắc chung. “ Phép vua thua lệ làng”. Tính tự trị của làng xã khá cao. Do vậy việc quyền lực của nhà vua, chính quyền trung ương với tay xuống tận làng xã là một điều không hề đơn giản. Thay vì nhà nước tìm cách xóa bỏ nó thì phải học cách chung sống với văn hóa làng. Đó là một đặc điểm khá riêng biệt của chế độ phong kiến Việt Nam.
- Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển chậm chạp vì nhà nước ra sức bảo vệ chế độ công hữu để bóc lột nhân dân và giữ vững địa vị mình đang có. Nhà nước phong kiến luôn muốn bảo vệ quyền lợi cho giai cấp của mình nên luôn muốn bảo vệ những của cải vật chất của đất nước đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước từ ruộng đất, hoa màu… điều đó đã làm cho sự tư hữu ruộng đất trở nên chậm chạp do nhà nước luôn kìm hãm, không cho nó phát triển, ngưng trệ sự tư hữu về ruộng đất đồng nghĩa với việc quá trình phong kiến hóa trở nên khó khăn. Đây là một nguyên nhân lí giải sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam diễn ra một cách chậm chạp.
- Kinh tế hàng hóa kém phát triển do chính sách ức thương, không chú trọng thương nghiệp, điều đó dẫn tới chế độ phong kiến ngày càng tồn tại lâu dài và mang đặc điểm là bảo thủ và trì trệ. Trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh giữ vững nền độc lập của dân tộc. Những nhà vua nhận ra nguyên nhân chính là do sự mật thám của nước ngoài thông qua những nhà truyền đạo, thương nhân. Điều đó làm cho trong một thời gian dài nước ta ức thương, không cho sự buôn bán trao đổi sản phẩm với nước ngoài mặc dù nước ta rất thuận lợi về đường biển. Kinh tế hàng hóa kém phát triển. Điều đó gói gọn Việt Nam trong sự bảo thủ, trì trệ, không đổi mới, những chính sách phát triển kinh tế- xã hội của đất nước còn mang tính chủ quan, phiếm diện.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: