Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Đặc điểm chế độ phong kiến Việt Nam.
Chế độ phong kiến là một chế độ quân chủ chuyên chế đứng đầu là vua người nắm giữ mọi quyền hành, đặc trưng của nó là : thâu tóm mọi quyền lực của đất nước, luôn kìm hãm sự phát triển trong mọi tư tưởng tiến bộ của nhân dân, luôn đặt mọi quyền lợi của mình lên cao, xã hội thường phân chia ra nhiều giai cấp thống trị khác nhau, là nơi không có sự công bằng về công lí...
Là chế độ quân chủ. Gọi là vương triều. Cả nước có 1 ông vua trị vì. Truyền ngôi theo nguyên tắc cha truyền con nối. Những người giúp vua trị nước thì gọi là Quan, Lại. Thủ đô thì gọi là kinh đô. Chính phủ thì gọi là triều đình. Luật lệ thì gọi là vương pháp. Nhân dân gọi là bách tính
Chế độ phong kiến là chế độ xã hội mà Vua là người trị vì cao nhất. Người tự phong là thay trời hành đạo.
- Hành đạo trong chế độ phong kiến là đặc trưng khác biệt so với các chế độ khác:
- Hành xử Vua-tôi thì trung quân - ái quốc : Quân sử thần tử,thần bất tử bất trung.
- Hành xử gia đình đối với người phụ nữ thì tam tòng tứ đức : Xuất giá tòng phu, xuất gia tòng phụ, phu tử tòng tử.Công, dung, ngôn, hạnh..
Hình thái xã hội - kinh tế xuất hiện sau chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó giai cấp địa chủ, quý tộc chiếm hữu đất đai, bóc lột địa tô, chính quyền tập trung trong tay vua chúa, địa chủ.
Nhà nước phong kiến xây dựng dựa trên quan hệ tư hữu về ruộng đất, lực lượng sản xuất chính là nông dân. Xã hội có 2 tầng lớp chính là địa chủ và nông dân.
Những biến đổi trong đời sống xã hội:
+ Những quan lại và một số nông dân giàu tập trung trong tay nhiều của cải, Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi giai cấp địa chủ.
+ Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hoá:
• Nông dân giàu có trở thành địa chủ
• Nông dân giữ dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh
• Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc có quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Như vậy, quan hệ chủ yếu trứơc kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân đầu tiên nhường chỗ cho quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh - quan hệ phong kiến xuất hiện.
Tổ chức bộ máy nhà nước :
- Đứng đầu là vua (Hoàng đế), đấng tối cao có quyền lực tuyệt dối.
- Ở Trung ương: Bộ máy chính quyền có hệ thống quan văn quan võ, Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ, ngoài ra còn có các chức quan coi binh mã, tiền tài, lương thực, tư pháp.
- Ở địa phương: Hoàng đế chia thành quận huyện, đặt các chức quan Thái thú ở quận và Huyện lệnh ở huyện (tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử).
Xã hội chia thành bốn đẳng cấp là sĩ (quan lại), nông (nông dân), công (thợ thủ công), thương (thương nhân). Đặc điểm: không chặt chẽ, một người có khả năng thay đổi địa vị trong hệ thống đẳng cấp này.
- Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ.
- Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
Kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng cát cứ kéo dài, được coi là những đặc điểm của CĐPK của nhiều nước Châu Âu. Nhưng ở phương Đông, CĐPK thuộc một loại hình với những đặc điểm khác với Châu Âu. Ở đây, kinh tế lãnh địa và quan hệ lãnh chúa - nông nô không phát triển, chế độ quân chủ tập quyền ra đời sớm và tồn tại lâu dài, bên cạnh sở hữu tư nhân còn có sở hữu nhà nước về ruộng đất, kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế, vv. Sự khác biệt nhiều đến mức độ làm cho một số nhà sử học tỏ ý nghi ngờ hoặc phủ nhận sự tồn tại của CĐPK ở phương Đông
Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến. Các quan niệm về quan hệ phục tùng giữa vua – tôi, chồng - vợ, cha – con là kỉ cương của xã hội, là đạo đức phong kiến. Sau này học thuyết của Nho giáo trở nên bảo thủ, ràng buộc tư tưởng tình cảm con người vào những khuôn khổ lỗi thời và kìm hãm sự phát triển xã hội.
Như vậy, Nho giáo, mặc dù có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo, một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất; mặt khác, giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là trung quân. Đồng thời, Nho giáo cũng buộc con người phải giữ chữ hiếu và người cha là người có vai trò quyết định nhất trong gia đình.
nguồn :sưu tầm
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: