• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Đặc diểm của pháp luật phong kiến triều đại nhà nguyễn?

Triều Nguyễn tồn tại trong một thời kỳ lịch sử đầy biến động và triều đại này đã phải gánh chịu trách nhiệm khi để đất nước rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX. Vấn đề đánh giá triều Nguyễn dần được nghiên cứu kỹ càng hơn với thái độ khách quan, biện chứng để từ đó nhìn rõ và bảo vệ những giá trị văn hóa mà triều đại này để lại.

Lịch sử thành văn của gần trọn một thiên niên kỷ sắp qua, giới sử học chúng ta đã quan tâm nhiều và chủ yếu đến một lịch sử giữ nước và mới bắt đầu quan tâm đến một lịch sử dựng nước, trong đó có lịch sử trị nước (quản lý đất nước) gắn liền với vai trò và đóng góp của các triều đại phong kiến ở Việt Nam. Có thể cũng vì thế và qua cái lăng kính ấy, triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam kéo dài gần một thế kỷ có chủ quyền (1802 - 1884) và hơn 60 năm sau chỉ còn là cái bóng của chế độ thuộc địa (1884 - 1945) chỉ còn được nhìn thấy trong sắc mầu ảm đạm của một chế độ chính trị suy đồi. Điều này cũng làm cho những dấu tích vật chất (mà thực chất là một phần di sản văn hóa dân tộc) gắn liền với triều đại này đã bị hủy hoại hay để mai một khá lâu.

Nhưng chính sự nghiệp xây dựng đất nước và đặc biệt là tư duy của công cuộc đổi mới đã đòi hỏi và kích thích một cái nhìn thực hơn về quá khứ gần gũi là triều Nguyễn. Thực ra, đó là sự nhìn nhận lại toàn bộ thế kỷ kề cận với thế kỷ chúng ta đang sống. Và người ta càng nhận thấy rằng cái thế kỷ XIX ấy giống như cái bản lề, cái cầu nối giữa xã hội truyền thống và hiện đại trong những điều kiện đầy thử thách ác liệt của sự áp đặt chế độ thực dân đến từ bên ngoài.

Một vài ông vua cuối triều Nguyễn phải gánh chịu trách nhiệm để đất nước rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX. Mầm mống của nó có từ việc Nguyễn Ánh, nhằm giành được quyền lực trong việc chống chọi với nhà Tây Sơn đã không ngần ngại gửi con trai là Hoàng tử Cảnh cho giám mục Pigneau de Béhaine sang Pháp để ký Hiệp ước Versailles 1787. Từ sau Hiệp ước Patenotre (1884), triều Nguyễn chỉ còn là một triều đại bù nhìn gắn với chế độ thuộc địa của Pháp cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám quét đi tất cả... Dần vượt qua cái định kiến về triều đại ấy, trong vòng hơn một thập kỷ gần đây, giới sử học đã bước đầu nhìn nhận lại một số lĩnh vực bắt đầu bằng những câu hỏi và những nghiên cứu có tính chất khách quan, khoa học. Trong nội dung của bài viết, xin đề cập đến vấn đề nhà nước và pháp luật Việt Nam thời nhà nguyễn từ 1802-1884, chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về tổ chức nhà nước cũng như những chính sách của triều nguyễn và tác động của nó đến xã hội.

I.TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC :


1.Chính Quyền Trung Ương :

Nguyễn Ánh lấy lại được Gia Định năm Mậu Thân (1788) tuy đã xưng vương mà chưa đặt niên hiệu riêng, vẫn dùng niên hiệu vua Lê. Tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802) đánh bại tây sơn, Nguyễn Vương Phúc Ánh cho lập đàn tế cáo trời đất, thiết triều tại Phú Xuân, đặt niên hiệu Gia Long năm thứ nhất. Lê Quang Định được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh xin phong vương và đổi tên nước là Nam Việt. Nhà Thanh cho rằng tên nước Nam Việt sẽ lẫn với nước của Triệu Đà (gồm cả Đông Việt, Tây Việt) nên đổi là Việt Nam. Thế là năm Giáp Tý (1804) Án sát Quảng Tây Tề Bồ Sâm được vua Thanh phái sang phong vương cho Gia Long và nước ta có tên là Việt Nam. Năm Bính Dần (1806), Gia Long chính thức làm lễ xưng đế ở điện Thái Hoà và từ đây qui định hàng tháng cứ ngày rằm và mồng một thì thiết đại triều; các ngày 5, 10, 20 và 25 thì thiết tiểu triều.

Là vua sáng nghiệp của triều Nguyễn, Gia Long phải quyết định rất nhiều việc đặt nền móng cho vương triều có một địa bàn thống trị rộng lớn từ Bắc chí Nam. Để tránh lộng quyền, nhà vua đặt ra "Tứ bất", ngay từ đầu nhà vua bãi bỏ chức vụ Tể tướng. Ở trong cung cũng vậy, nhà vua không lập ngôi Hoàng hậu, chỉ có Hoàng phi và các cung tần. Ở triều đình chỉ đặt ra 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các Thượng thư đứng đầu và Tả hữu tham tri, Tả hữu thị lang giúp việc.

Bộ Lại: Phụ trách hệ thống quan lại và chiếu chỉ
Bộ Hộ: phụ trách tài chính, thuế
Bộ Lễ: thi cử, tế lễ...
Bộ Binh: việc quân đội
Bộ Hình: Phụ trách việc tư pháp
Bộ Công: việc xây dựng, cầu đường, đóng tàu.

Bên cạnh lục bộ Đô Sát viện có nhiệm vụ khuyên vua, kiểm tra, thẩm sát, kê hạch các quan để đừng sa vào những hành đông sai phép nước.

Sau này vua Minh Mạng đặt thêm hai cơ quan quan trọng là Nội các và Cơ mật viện để giúp vua trong các việc trọng yếu như bổ nhiệm quan lại, phân chức, chu toàn bảo ấn, văn bảo. Vua còn đặt ra Tôn nhân phủ trông coi mọi việc trong giới tôn thất và định lại quan chế.

Ngoài ra còn có Bưu chính ty lo săn sóc hệ thống trạm dịch, Tào chính ty lo việc giao thông đường sông, Hỏa pháo ty chuyên sản xuất vũ khí có chất nổ, Thái y viện lo việc y tế cho vua là hoàng gia, Khâm thiên giám xem thiên văn, làm lịch, Quốc tử giám lo việc học hành và các khoa thi.

2. Chính quyền địa phương :

Vua Gia Long chia nước ra làm 23 trấn, 4 dinh, dưới trấn là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Bắc thành có 11 trấn, Gia Định thành có 5 trấn, miền Trung có 7 trấn còn Kinh kỳ thì thống quản 4 dinh. Bắc Thành và Gia Định thành có Tổng trấn và Hiệp, Phó Tổng trấn đứng đầu. Tổng trấn có toàn quyền giải quyết mọi việc thay vua.

Nhưng khi vua Minh Mạng lên thay, có chủ trương tập quyền bên bãi bỏ chức tổng trấn,đổi trấn thành tỉnh và đặt ra các chức vụ để điều hành các tỉnh ấy. Tổng đốc phụ trách việc quân sự và dân sự trong hạt, Tuần phủ phụ trách việc chính trị, giáo dục và phong tục, Bố chính sứ phụ trách việc thuế, án sát sứ coi việc hình và trạm dịch, Lãnh binh coi việc binh lính.

Nhìn chung, hệ thống chính quyền nhà Nguyễn là một hệ thống quân chủ tập trung, nhất là dưới thời vua Minh Mạng. Nhà vua trực tiếp giải quyết mọi việc, mọi tờ sớ đưa lên đều được vay duyệt và phê vào quyết định của mình.

II.HỆ THỐNG PHÁP LUẬT :

Vua Gia Long sai các quan dựa vào bộ luật Hồng Đức cùng bộ luật của nhà Thanh để soạn lại một bộ luật mới cho Việt Nam. Quan đại thần Nguyễn Văn Thành được giao nhiệm vụ làm tổng tài việc biên soạn. Công việc được bắt đầu vào năm 1811 và đến năm 1815 là hoàn thành, cả thảy 22 quyển gồm 398 điều. Bộ luật này có tên là "Hoàng triều luật lệ" và vẫn thường được gọi là bộ luật Gia Long.
So với luật Hồng Đức thì luật Gia Long khắt khe hơn, phạm vi trừng trị bị mở rộng cho đến với cả bà con thân thuật của phạm nhân. Đối tượng áp dụng cũng trở nên cụ thể và rõ ràng, các hình phạt dã man như lăng trì (xẻo thịt cho chết dần), trảm khiêu (chém bêu đầu), phanh thây... được duy trì.

1.Đối với quan lại triều đình:

1.1 .Các biện pháp chống tham nhũng :

Ví dụ cụ thể của công tác này là việc xử tội Đặng Trần Thường - 1 đại công thần triều Gia Long, làm đến chức Binh bộ Thượng thư. Tháng 10.1816 bị phát giác và tố cáo lúc làm quan ở Bắc Thành có giấu thuế đầm, ao và thuế đinh điền, lấy của công bỏ túi riêng. Thường liền bị giam vào ngục và bị xử tội giảo ( treo cổ ), gia tài bị tịch biên sung công.

Tháng 3.1817 ở trấn Sơn Nam Hạ, có viên xã trưởng thu thuế ruộng của dân bỏ túi riêng, không nộp lên trên. Việc bại lộ, Gia Long bảo bộ hộ rằng: " Xã trưởng bị trượng 100, lại cứ mỗi năm bắt xã trưởng và chủ ruộng phải nộp 3 quan tiền để thưởng cho người cáo giác".

Năm 1820 Minh Mạng lên ngôi. Bấy giờ quan trấn thủ Phiên An là Đào Quang Lý bị cáo giác tham nhũng. Minh Mạng truyền đem ra xử tử và tịch biên tài sản trả lại cho dân, đồng thời truyền báo cho các quan biết mà kinh sợ. Hay như vụ Chánh án ở Nam Định là Phạm Thanh và thư ký là Bùi Khắc Kham bị tố cáo tham nhũng, sau khi truy xét, thấy vụ việc nghiêm trọng, Minh Mạng cho truyền giải đến chợ chém ngang lưng và tịch biên gia sản phát cho dân.

Bên cạnh việc sử phạt nghiêm khắc, triều Nguyễn còn để ra nhiều biện pháp để chống tham nhũng, đặc biệt là khen thưởng và dùng người. Về khen thưởng: Năm 1837, Nguyễn Đăng Huân, trước có làm tri phủ Điện Bàn nổi tiếng thanh liêm được nhân dân quý mến. Minh Mạng truyền rằng: " Trước đã có tri phủ Anh Sơn là Nguyễn Hữu Hoàng, nay lại có Nguyễn Đăng Huân, so với người xưa thật chẳng kém gì. Thưởng 200 quan tiền để nuôi vợ con. Huân lại còn mẹ, thưởng thêm 100 quan nữa" Về dùng người: Trương Đăng Quế, 1 danh thần, tước đến Quận công, hàm đến Thái sư. Năm 1863, ông có tâu với vua Tự Đức: "Muốn cho quan được thanh liêm, không gì bằng bớt người làm việc mà thêm lương. Nhưng việc có bớt đi thì người mới có thể bớt được, mà muốn cho việc bớt đi thì quan phải cần người giỏi, quan được người giỏi thì tưởng như đường lối trị nước đã được đến quá nửa vậy".

Hệ thống pháp luật chặt chẽ, nhất quán, các biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời quy định xử phạt về các tôi tham nhũng.
 
vì sao gọi là nhà nước phong kiến

Một kiểu nhà nước trong lịch sử tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội phong kiến. Thông thường, NNPK được hình thành thay thế nhà nước chủ nô (chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, người nô lệ được giải phóng thành người nông dân tự do).

Trong NNPK có 2 giai cấp cơ bản: giai cấp thống trị là giai cấp địa chủ và giai cấp bị trị là giai cấp nông dân. Đứng đầu nhà nước là vua, chúa, nơi tập trung mọi quyền lực nhà nước (cả lập pháp, hành pháp và tư pháp). Cơ sở kinh tế của NNPK là nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp với lực lượng sản xuất lạc hậu. NNPK Việt Nam bắt đầu được hình thành từ thế kỉ 10 và chấm dứt sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam
 
vì sao gọi là nhà nước phong kiến?
bản chất của nhà nước phong kiến?
đặc điểm của pháp luật phong kiến triều đại nhà nguyễn?
1. Vì sao gọi là nhà nước phong kiến
Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn nhà Nguyễn tiếp tục xây dựng củng cố bộ máy thống trị của mình theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo mô hình nhà Lê Sơ. Để tập trung quyền lợi vào tay mình Minh Mệnh tiến hành cải cách thống nhất các đơn vị hành chính chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ thừa thiên dưới sự cai quản trực tiếp của nhà vua. Vì vậy vương triều nhà Nguyễn là nhà nước phong kiến.
2. Bản chất của nhà nước phong kiến
Đó là sự chuyên quyền chuyên chế, quyền lợi chị tập chung trong tay người đứng đầu
3. Đặc điểm pháp luật nhà Nguyễn
- Nhà nguyễn ban hành các bộ luật nhằm bảo vệ quyền lợi thống trị của vương triều của mình.
-Ban hành Hoàng triều luật lệ với 400 điều luật hà Khắc. Các bộ luật của nhà Nguyễn chủ yếu là sự sao chép các bộ luật của các triều đại trước và của nhà Thanh, có cải biến cũng có chút ít.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top