• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

“À ơi tay mẹ” – Bình Nguyên (Ngữ văn 6 – Cánh Diều)

Ngọc Suka

Cộng tác viên
Bài thơ “À ơi tay mẹ” – Bình Nguyênbài thơ viết về mẹ và sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con. Bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa như lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chan chứa, thắm thiết của người mẹ dành cho con.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Bình Nguyên và bài thơ “À ơi tay mẹ” (Ngữ văn 6 – Cánh Diều).

À ơi tay mẹ  - Bình Nguyên (Ngữ văn 6 - Cánh Diều) - vnkienthuc.com (1).png


Đọc hiểu văn bản “À ơi tay mẹ”
- Bình Nguyên -

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Bình Nguyên

Nhà thơ Bình Nguyên - vnkienthuc.jpg

Nhà thơ Bình Nguyên
(Nguồn ảnh: internet)


- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào
- Sinh ngày 25/1/1959
- Quê quán: Xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- Hiện nay, tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.
- Giải thưởng: Nhà thơ Bình Nguyên đã nhận hai giải “Thơ lục bát” (Giải A – 2003; Giải Ba – 2010) trên báo Văn nghệ.

2. Tác phẩm “À ơi tay mẹ”

a. Xuất xứ bài thơ “À ơi tay mẹ”

Năm 2003, tác giả đã gửi bài thơ “À ơi tay mẹ” dự thi “Thơ lục bát” trên báo Văn nghệ

b. Thể thơ của bài thơ “À ơi tay mẹ”
- Bài thơ “À ơi tay mẹ” được làm theo thể thơ lục bát
- Đặc điểm thể thơ lục bát:
+ Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ.
+ Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát (sa-qua, dàng – vàng, tròn - còn); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon-tròn, mòn – còn)
+ Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4

c. Nhan đề bài thơ “À ơi tay mẹ”
Nhan đề bài thơ “À ơi tay mẹ” gợi về tình mẹ ấm áp thiêng liêng.

d. Bố cục bài thơ “À ơi tay mẹ”
Văn bản chia làm 2 phần :
- P1: từ đầu… vẫn còn hát ru : Hình ảnh đôi bàn tay mẹ
- P2: Tiếp… một câu ru mình: Lời ru của người mẹ hiền

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm “À ơi tay mẹ”

1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời.
Đôi bàn tay ấy được thể hiện qua những cụm từ:
+ “chắn mưa sa”
+ “chặn bão qua mùa màng”
Qua hình ảnh này, chúng ta nhận thấy rằng: Mẹ luôn luôn mạnh mẽ, kiên cường đối mặt với những giông bão cuộc đời để che chở bảo vệ con. Đó chính là sức mạnh phi thường, bản năng của một người mẹ.

- Bàn tay mẹ dịu dàng chăm sóc con
+ “bàn tay mẹ dịu dàng”
Đôi bàn tay ấy có lúc mạnh mẽ tưởng như không có gì đánh gục được nhưng khi nâng niu, bồng bế con đôi bàn tay ấy dịu dành, nhẹ nhàng dành cho con tất cả những lời yêu thương, ngọt ngào nhất.

- Bàn tay mẹ nhiệm mầu, hi sinh vì con
+ “thức một đời”
+ “mang phép nhiệm màu”
+ “chắt chiu từ những dãi dầu”
Bàn tay mẹ chính là “phép nhiệm mầu” –bàn tay ấy vất vả, hi sinh, chịu thương, chịu khó để mong con có cuộc sống tốt hơn. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya chỉ muốn con có cuộc sống hạnh phúc.

2. Lời ru của mẹ

- Lời ru của mẹ dành cho mọi người:
+ Lời ru của mẹ dành cho đứa con: mềm ngọn gió thu, tan đám sương mù lá cây, cái khuyết tròn đầy, sóng lặng bãi bồi.
+Cho ngoại: không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
+ Cho đời: cho đời nín đau
- Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc “Ru cho”: Lời ru là những giai điệu yêu thương ngọt ngào mẹ dành cho con…
- Sự lặp lại cụm từ “à ơi”: như đưa người đọc trở về với nhịp thương ngọt ngào bên cánh võng của tuổi thơ.
Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân, chẳng một mong ước cho mình. Đức hi sinh cao cả, tình cảm thiêng liêng của người mẹ.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé của mình.
* Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.

b. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.
- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

IV. Luyện tập

Câu 1: Bài thơ "À ơi tay mẹ" được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.
B. Lục bát.
C, 5 chữ.
D. Song thất lục bát.

Câu 2: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.

A. So sánh.
B. Nói quá.
C. Hoán dụ.
D. Điệp từ.

Câu 3: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
A. Sự mạnh mẽ, kiên quyết.
B. Lòng yêu thương con.
C. Sự hi sinh quên mình.
D. Lòng yêu thương xóm làng.

Câu 4: Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5

Câu 5. Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào?
A. Từ đơn.
B. Từ ghép.
C. Từ láy.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên, cũng như bài thơ "À ơi tay mẹ". Qua bài thơ, ta thấy rằng người mẹ trong bài thơ "À ơi tay mẹ" - Bình Nguyên là người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để chăm sóc và bảo vệ con trước giông bão của cuộc đời. Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh chịu thương chịu khó để mong con có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Mẹ vì con mà không nề hà bất cứ việc gì.
Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị cho thầy cô và các bạn học sinh. Nếu quý thầy cô và các bạn học sinh thấy bài viết hữu ích hãy ấn nút like và chia sẻ bài viết này cho các bạn khác cùng đọc nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết này.

Trần Ngọc
 
Sửa lần cuối:

Ngọc Suka

Cộng tác viên
"À ơi tay mẹ" - Bình Nguyên
Đọc bài thơ "À ơi tay mẹ" của nhà thơ Bình Nguyên trong bộ sách Cánh diều: Âm hưởng lời ru "à ơi" đưa người đọc trở về với nhịp yêu thương ngọt ngào bên cánh võng của tuổi thơ. Lời thơ như giai điệu chan chứa yêu thương của mẹ dành cho đứa con yêu. Qua lời thơ ta cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Tình mẫu tử là bến đỗ êm đềm sau những ngày dài mệt mỏi.
 
H

Hà Ngọc Lan

Guest
Bài thơ “À ơi tay mẹ” – Bình Nguyênbài thơ viết về mẹ và sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con. Bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng tựa như lời hát ru, giàu hình ảnh, mang tính biểu tượng cao, thể hiện tình cảm chan chứa, thắm thiết của người mẹ dành cho con.

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Bình Nguyên và bài thơ “À ơi tay mẹ” (Ngữ văn 6 – Cánh Diều).

View attachment 5875

Đọc hiểu văn bản “À ơi tay mẹ”
- Bình Nguyên -

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả Bình Nguyên

View attachment 5881
Nhà thơ Bình Nguyên
(Nguồn ảnh: internet)


- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào
- Sinh ngày 25/1/1959
- Quê quán: Xã Ninh Phúc, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
- Hiện nay, tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình.
- Giải thưởng: Nhà thơ Bình Nguyên đã nhận hai giải “Thơ lục bát” (Giải A – 2003; Giải Ba – 2010) trên báo Văn nghệ.

2. Tác phẩm “À ơi tay mẹ”

a. Xuất xứ bài thơ “À ơi tay mẹ”

Năm 2003, tác giả đã gửi bài thơ “À ơi tay mẹ” dự thi “Thơ lục bát” trên báo Văn nghệ

b. Thể thơ của bài thơ “À ơi tay mẹ”
- Bài thơ “À ơi tay mẹ” được làm theo thể thơ lục bát
- Đặc điểm thể thơ lục bát:
+ Dòng thơ: gồm các câu thơ 6 tiếng và 8 tiếng xen kẽ.
+ Bài thơ được gieo vần đặc trưng cho thể lục bát: tiếng thứ 6 của dòng lục gieo vần xuống tiếng sáu của dòng bát (sa-qua, dàng – vàng, tròn - còn); tiếng thứ tám của dòng bát gieo xuống tiếng thứ sáu của dòng lục tiếp theo (ngon-tròn, mòn – còn)
+ Nhịp thơ: ngắt nhịp chẵn 2/2/2 hoặc 4/4

c. Nhan đề bài thơ “À ơi tay mẹ”
Nhan đề bài thơ “À ơi tay mẹ” gợi về tình mẹ ấm áp thiêng liêng.

d. Bố cục bài thơ “À ơi tay mẹ”
Văn bản chia làm 2 phần :
- P1: từ đầu… vẫn còn hát ru : Hình ảnh đôi bàn tay mẹ
- P2: Tiếp… một câu ru mình: Lời ru của người mẹ hiền

II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm “À ơi tay mẹ”

1. Hình ảnh đôi bàn tay mẹ

- Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời.
Đôi bàn tay ấy được thể hiện qua những cụm từ:
+ “chắn mưa sa”
+ “chặn bão qua mùa màng”
Qua hình ảnh này, chúng ta nhận thấy rằng: Mẹ luôn luôn mạnh mẽ, kiên cường đối mặt với những giông bão cuộc đời để che chở bảo vệ con. Đó chính là sức mạnh phi thường, bản năng của một người mẹ.

- Bàn tay mẹ dịu dàng chăm sóc con
+ “bàn tay mẹ dịu dàng”
Đôi bàn tay ấy có lúc mạnh mẽ tưởng như không có gì đánh gục được nhưng khi nâng niu, bồng bế con đôi bàn tay ấy dịu dành, nhẹ nhàng dành cho con tất cả những lời yêu thương, ngọt ngào nhất.

- Bàn tay mẹ nhiệm mầu, hi sinh vì con
+ “thức một đời”
+ “mang phép nhiệm màu”
+ “chắt chiu từ những dãi dầu”
Bàn tay mẹ chính là “phép nhiệm mầu” –bàn tay ấy vất vả, hi sinh, chịu thương, chịu khó để mong con có cuộc sống tốt hơn. Cả đời mẹ dành trọn cho con, lam lũ sớm khuya chỉ muốn con có cuộc sống hạnh phúc.

2. Lời ru của mẹ

- Lời ru của mẹ dành cho mọi người:
+ Lời ru của mẹ dành cho đứa con: mềm ngọn gió thu, tan đám sương mù lá cây, cái khuyết tròn đầy, sóng lặng bãi bồi.
+Cho ngoại: không dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
+ Cho đời: cho đời nín đau
- Nghệ thuật điệp từ, điệp cấu trúc “Ru cho”: Lời ru là những giai điệu yêu thương ngọt ngào mẹ dành cho con…
- Sự lặp lại cụm từ “à ơi”: như đưa người đọc trở về với nhịp thương ngọt ngào bên cánh võng của tuổi thơ.
Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân, chẳng một mong ước cho mình. Đức hi sinh cao cả, tình cảm thiêng liêng của người mẹ.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Bài thơ bày tỏ tình cảm của mẹ với đứa con nhỏ bé của mình.
* Ý nghĩa: Qua hình ảnh đôi bàn tay và những lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình: vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.

b. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.
- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.

IV. Luyện tập

Câu 1: Bài thơ "À ơi tay mẹ" được viết theo thể thơ nào?

A. Tự do.
B. Lục bát.
C, 5 chữ.
D. Song thất lục bát.

Câu 2: Nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau?
Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.

A. So sánh.
B. Nói quá.
C. Hoán dụ.
D. Điệp từ.

Câu 3: Qua hai câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.
A. Sự mạnh mẽ, kiên quyết.
B. Lòng yêu thương con.
C. Sự hi sinh quên mình.
D. Lòng yêu thương xóm làng.

Câu 4: Bài thơ Về thăm mẹ có thể chia thành mấy phần?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5

Câu 5. Hai từ "rưng rưng", "nghẹn ngào" là loại từ nào?
A. Từ đơn.
B. Từ ghép.
C. Từ láy.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về tác giả Bình Nguyên, cũng như bài thơ "À ơi tay mẹ". Qua bài thơ, ta thấy rằng người mẹ trong bài thơ "À ơi tay mẹ" - Bình Nguyên là người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để chăm sóc và bảo vệ con trước giông bão của cuộc đời. Bàn tay mẹ vất vả, hi sinh chịu thương chịu khó để mong con có cuộc sống tốt hơn, hạnh phúc hơn. Mẹ vì con mà không nề hà bất cứ việc gì.
Hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều giá trị cho thầy cô và các bạn học sinh. Nếu quý thầy cô và các bạn học sinh thấy bài viết hữu ích hãy ấn nút like và chia sẻ bài viết này cho các bạn khác cùng đọc nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết này.

Trần Ngọc
 
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top