rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
1. Ưu tiên những kỹ năng xã hội
Nếu bạn muốn xây dựng 1 nhóm tuyệt vời, bạn nên đưa những người thông minh nhất vào nhóm?
Không nhất thiết. Theo nghiên cứu của Woolley et al. (2010), những nhóm có năng suất cao cần sự nhạy cảm xã hội. Ai sẽ lắng nghe những người khác? Ai sẽ đưa ra lời phê bình có tính xây dựng? Ai sẽ có 1 thái độ cởi mở?
Những nhóm tuyệt vời có những kỹ năng xã hội tuyệt vời.
2. Trộn lẫn giới tính
Nghiên cứu của Woolley đi đến kết luận: nhóm bao gồm phụ nữ làm việc tốt hơn những nhóm chỉ toàn đàn ông. Nhưng nó không có nghĩa là bạn chỉ xây dựng những nhóm toàn phụ nữ, mà bạn cần sự trộn lẫn. Ví dụ, Hoogendoorn et al. (2011) phát hiện thấy những nhóm có sự ngang bằng về giới đã làm tốt hơn những nhóm chỉ có đàn ông hoặc chỉ có phụ nữ trong 1 bài tập kinh doanh.
3. Xây dựng lòng tin
Rất khó để con người làm việc hiệu quả với nhau nếu họ không tin nhau.
Những nhóm có vẻ như đáng tin hơn được cho thấy là làm việc tốt hơn khi thương lượng với những nhóm khác (Naquin & Kurtzberg, 2009).
Vấn đề là trong các nhóm, con người xem tính đáng tin của nhóm bằng cách đánh giá về thành viên ít đáng tin nhất. Do đó, theo ngôn ngữ của tính đáng tin, 1 con sâu có thể làm rầu nồi canh.
4. Sự hài hước
Nếu những thành viên của 1 nhóm dường như không tin tưởng nhau thì có lẽ chính là sự hài hước bị thiếu. 1 nghiên cứu của giáo sư William Hampes phát hiện thấy người có óc hài hước mạnh hơn được người khác đánh giá là đáng tin hơn (Hampes, 1999).
Tương tự, khi những hoạt động nhóm là mạnh thì mọi người bắt đầu đùa giỡn với nhau và sẽ có xu hướng nói chuyện với nhau ngoài giờ làm việc. Sự hài hước có thể là 1 dấu hiệu cho thấy nhóm hoà hợp.
1 số nghiên cứu phát hiện thấy hài hước có thể làm tăng năng suất làm việc và hiê quả của nhà lãnh đạo.
Nhưng nó phải là kiểu hài hước phù hợp.
5. Trộn lẫn những người hướng nội và hướng ngoại
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng người hướng ngoại là "những người làm việc nhóm" tốt hơn: họ hoà nhập tốt hơn, đưa ra nhiều ý tưởng hơn trong cuộc họp và nhìn chung có vẻ như hoà hợp với những người khác nhanh hơn.
Nhưng người hướng nội cũng có vị trí của họ.
Đó là những gì Bendersky và Shah (2012) phát hiện trong nghiên cứu của họ về những người hướng nội và hướng ngoại làm việc với nhau. Nhìn chung, khi nhóm phát triển, những người hướng ngoại làm việc tệ hơn so với kỳ vọng và những người hướng nội làm tốt hơn.
6. Định nghĩa những mục tiêu
1 trong những rào cản lớn nhất đối với làm việc nhóm hiệu quả là: họ không biết mục tiêu là gì.
1 nghiên cứu đối với 500 nhà quản lý và chuyên gia ở 30 công ty khác nhau phát hiện thấy: 1 tầm nhìn không rõ ràng về mục tiêu đã ngăn không cho họ làm việc hiệu quả.
7. Định nghĩa về vai
Ok, mọi người đã biết mục tiêu, nhưng họ có biết mình có bổn phận làm gì để đạt được mục tiêu này?
Nó có vẻ là 1 bước khá cơ bản, nhưng nó thường không rõ ràng đối với các thành viên trong nhóm về chính xác vai của họ là gì.
Những vai không rõ ràng trở thành vấn đề đặc biệt khi hoàn cảnh thay đổi và nhóm phải thích nghi. Nếu các vai không rõ ràng thì khi đó mỗi người không biết bổn phận của họ là làm gì.
8. Truyền thông ngắn gọn
Khi nhóm mắc phải sai lầm thì 1 trong những lí do phổ biến nhất là họ thất bại trong việc truyền thông hiệu quả.
Trong những môi trường phức tạp, thông tin thường sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tất cả chúng ta đều bị ngập trong biển thông tin ngày nay, email đến với mọi người, và ai biết cái nào là quan trọng?
Nhóm làm việc tốt nhất truyền thông rõ ràng thông tin quan trọng nhất trước khi họ yêu cầu về nó và loại bỏ những thông tin tạp nham.
Nguồn: spring.org.uk
Nếu bạn muốn xây dựng 1 nhóm tuyệt vời, bạn nên đưa những người thông minh nhất vào nhóm?
Không nhất thiết. Theo nghiên cứu của Woolley et al. (2010), những nhóm có năng suất cao cần sự nhạy cảm xã hội. Ai sẽ lắng nghe những người khác? Ai sẽ đưa ra lời phê bình có tính xây dựng? Ai sẽ có 1 thái độ cởi mở?
Những nhóm tuyệt vời có những kỹ năng xã hội tuyệt vời.
2. Trộn lẫn giới tính
Nghiên cứu của Woolley đi đến kết luận: nhóm bao gồm phụ nữ làm việc tốt hơn những nhóm chỉ toàn đàn ông. Nhưng nó không có nghĩa là bạn chỉ xây dựng những nhóm toàn phụ nữ, mà bạn cần sự trộn lẫn. Ví dụ, Hoogendoorn et al. (2011) phát hiện thấy những nhóm có sự ngang bằng về giới đã làm tốt hơn những nhóm chỉ có đàn ông hoặc chỉ có phụ nữ trong 1 bài tập kinh doanh.
3. Xây dựng lòng tin
Rất khó để con người làm việc hiệu quả với nhau nếu họ không tin nhau.
Những nhóm có vẻ như đáng tin hơn được cho thấy là làm việc tốt hơn khi thương lượng với những nhóm khác (Naquin & Kurtzberg, 2009).
Vấn đề là trong các nhóm, con người xem tính đáng tin của nhóm bằng cách đánh giá về thành viên ít đáng tin nhất. Do đó, theo ngôn ngữ của tính đáng tin, 1 con sâu có thể làm rầu nồi canh.
4. Sự hài hước
Nếu những thành viên của 1 nhóm dường như không tin tưởng nhau thì có lẽ chính là sự hài hước bị thiếu. 1 nghiên cứu của giáo sư William Hampes phát hiện thấy người có óc hài hước mạnh hơn được người khác đánh giá là đáng tin hơn (Hampes, 1999).
Tương tự, khi những hoạt động nhóm là mạnh thì mọi người bắt đầu đùa giỡn với nhau và sẽ có xu hướng nói chuyện với nhau ngoài giờ làm việc. Sự hài hước có thể là 1 dấu hiệu cho thấy nhóm hoà hợp.
1 số nghiên cứu phát hiện thấy hài hước có thể làm tăng năng suất làm việc và hiê quả của nhà lãnh đạo.
Nhưng nó phải là kiểu hài hước phù hợp.
5. Trộn lẫn những người hướng nội và hướng ngoại
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng người hướng ngoại là "những người làm việc nhóm" tốt hơn: họ hoà nhập tốt hơn, đưa ra nhiều ý tưởng hơn trong cuộc họp và nhìn chung có vẻ như hoà hợp với những người khác nhanh hơn.
Nhưng người hướng nội cũng có vị trí của họ.
Đó là những gì Bendersky và Shah (2012) phát hiện trong nghiên cứu của họ về những người hướng nội và hướng ngoại làm việc với nhau. Nhìn chung, khi nhóm phát triển, những người hướng ngoại làm việc tệ hơn so với kỳ vọng và những người hướng nội làm tốt hơn.
6. Định nghĩa những mục tiêu
1 trong những rào cản lớn nhất đối với làm việc nhóm hiệu quả là: họ không biết mục tiêu là gì.
1 nghiên cứu đối với 500 nhà quản lý và chuyên gia ở 30 công ty khác nhau phát hiện thấy: 1 tầm nhìn không rõ ràng về mục tiêu đã ngăn không cho họ làm việc hiệu quả.
7. Định nghĩa về vai
Ok, mọi người đã biết mục tiêu, nhưng họ có biết mình có bổn phận làm gì để đạt được mục tiêu này?
Nó có vẻ là 1 bước khá cơ bản, nhưng nó thường không rõ ràng đối với các thành viên trong nhóm về chính xác vai của họ là gì.
Những vai không rõ ràng trở thành vấn đề đặc biệt khi hoàn cảnh thay đổi và nhóm phải thích nghi. Nếu các vai không rõ ràng thì khi đó mỗi người không biết bổn phận của họ là làm gì.
8. Truyền thông ngắn gọn
Khi nhóm mắc phải sai lầm thì 1 trong những lí do phổ biến nhất là họ thất bại trong việc truyền thông hiệu quả.
Trong những môi trường phức tạp, thông tin thường sẽ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Tất cả chúng ta đều bị ngập trong biển thông tin ngày nay, email đến với mọi người, và ai biết cái nào là quan trọng?
Nhóm làm việc tốt nhất truyền thông rõ ràng thông tin quan trọng nhất trước khi họ yêu cầu về nó và loại bỏ những thông tin tạp nham.
Nguồn: spring.org.uk