7 bước bắt đầu khi khởi nghiệp

Chien Tong

New member
Xu
33
Một bước lớn phải thực hiện từng bước nhỏ


Một trong những vấn đề mà những người khởi nghiệp quan tâm nhất, là họ không biết phải bắt đầu công việc như thế nào, cái gì làm trước và cái gì làm sau. 7 bước khởi nghiệp sẽ cho bạn những ý niệm đơn giản nhất và cần thiết nhất.


Có nhiều chi tiết ẩn chứa trong việc khởi sự một doanh nghiệp và quy trình thực hiện có thể làm ta nản lòng. Nhưng nếu chia thành 7 bước lớn và mỗi bước lớn bao gồm nhiều bước nhỏ thì bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Và có thể bạn đã hoàn thành một vài bước, nhưng hãy thẩm tra và lướt qua chúng để có thể tiếp tục với các bước còn lại.


Thứ nhất là nghiên cứu, lập kế hoạch, đánh giá và thực hiện. Trọng điểm là cần tập trung cao độ vào dữ liệu thị trường, nhu cầu khách hàng và thói quen mua sắm. Bạn nên chọn ngành kinh doanh dựa vào kỹ năng và niềm yêu thích của mình. Cần biết đánh giá mặt mạnh và yếu của mình. Kế đó, triển khai rõ ràng mục tiêu kinh doanh và mục tiêu tài chính.


Nên nghiên cứu ý tưởng kinh doanh, trọng điểm này chỉ đạo cho những nghiên cứu căn bản. Tốt nhất là bạn hãy nói chuyện trực tiếp với khách hàng tiềm năng và cố lấy được một số đơn đặt hàng trước. Nên trả lời một loạt các câu hỏi: Ai sẽ mua hàng và tần suất mua hàng? Ai cùng bán loại hàng hóa hay sản phẩm tương tự? Thị trường tiêu thụ có lớn không và phân khúc thị trường mục tiêu của bạn ở đâu? Những đối thủ cạnh tranh của bạn là ai? Đồng thời, nên quan tâm đến các yêu cầu về giấy phép, thủ tục pháp lý, các đảm bảo về mặt pháp lý. Nên nghĩ xem bạn sẽ phải chi phí cho sản xuất, quảng cáo, bán hàng, giao hàng hay dịch vụ như thế nào?


Cũng nên tính toán đến việc định giá dịch vụ là bao nhiêu, hạng mục nào có thể tăng giá và bạn có thể bán bao nhiêu để có lợi nhuận. Trong phần này, bạn cũng nên tính đến những nguồn tài nguyên nào cần có khởi sự và xây dựng việc kinh doanh, nhân lực và vốn cần bao nhiêu, các máy móc thiết bị sẽ thế nào, tồn kho dự trữ ra sao, tiếp theo là văn phòng và nhà cung cấp của bạn ở đâu, là ai? Bước kế tiếp, bạn cần soạn thảo kế hoạch kinh doanh, trọng điểm này cần tập trung vào thị trường, quản lý và tài chính. Bạn cần xem mình sẽ tuyển dụng các đội ngũ nào, nhiệm vụ kinh doanh là gì, mô tả sản phẩm hay dịch vụ. Bạn cần tìm hiểu xem doanh nghiệp của mình sẽ đóng gói sản phẩm như thế nào, trình bày sản phẩm ra sao. Cách định giá sản phẩm và dịch vụ như thế nào, cách phân phối sản phẩm và thúc đẩy việc mua hàng ra sao.


Kế đó, hãy định vị công ty và sản phẩm của mình thế nào với các công ty cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh đặc biệt của bạn là gì? Nguồn tài chính nào cần thiết có, những rủi ro nào có thể phải gặp, những chi phí nào cần để khởi sự và bao lâu thì có thể tạo ra lợi nhuận? Chiến lược của bạn trong đầu tư, thu hồi và tái đầu tư. Thế là xong được việc đầu tiên.


Thứ hai là trong 7 bước khởi sự là cần phải kiểm tra và đăng ký tên cho doanh nghiệp. Nên đặt tên cho doanh nghiệp của mình, xác định xem tên đó có trùng với doanh nghiệp khác hay không. Nghiên cứu và thử nghiệm tính hiệu quả của tên được chọn. Đăng ký hay giữ chỗ của tên này với các cấp chính quyền. Bạn có thể đăng lý nhãn hiệu với cơ quan sở hữu công nghiệp.


Thứ ba là lựa chọn cơ sở pháp lý và cơ cấu tổ chức. Bạn phải quyết định hình thái tổ chức giữa độc quyền sở hữu, liên doanh, công ty TNHH hay công ty kinh doanh. Kế đó, nên đi đăng ký cấp mã số thuế.


Thứ tư là cần đảm bảo phạm vi hoạt động và giấy phép kinh doanh. Bạn cần xem phạm vi hoạt động sẽ bắt đầu từ địa phương nào, nghề nghiệp và chuyên môn của công ty là gì và công bố việc thành lập công ty này trước công chúng.


Thứ năm là cần bảo vệ tài sản trí tuệ của công ty, trong đó có vấn đề thương hiệu, bằng sáng chế, tài liệu pháp lý.


Thứ sáu là việc chuẩn bị kế hoạch tiếp thị và tài vật phục vụ kinh doanh. Theo đó, bạn nên chuẩn bị danh thiếp, văn phòng phẩm, tờ bướm hay tờ rơi, thông cáo báo chí, trang web, danh sách các e-mail cần liên hệ, quảng cáo, tặng phẩm khuyến mãi, tổ chức sự kiện và triển lãm.


Thứ bảy là bạn sẽ phải thiết lập và quản lý hoạt động kinh doanh. Nên chọn lựa địa điểm kinh doanh. Tại đây, bạn có thể sẽ phải cân nhắc việc kinh doanh tại nhà, cân nhắc vị trí văn phòng, thương lượng việc thuê mướn địa điểm, cân nhắc việc chia vùng và bảng hiệu cho từng vùng. Kế đó là lắp đặt các điện thoại, fax và e-mail, đặt hàng các bảng hiệu và hàng dự trữ. Kế đó, mở tài khoản kinh doanh, xem xét đến các khoản tín dụng, thẻ tín dụng. Nếu có điều kiện có thể mua bảo hiểm cho doanh nghiệp, bảo hiểm y tế, xã hội và xem xét các nghĩa vụ pháp lý.


Trong quản lý cần phải cân nhắc đến hệ thống kế toán, giữ chân đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lựa chọn luật sư, chọn kế toán viên, chọn ngân hàng. Nên có những chuẩn bị cho các báo cáo hàng năm, hàng quý, theo dõi sổ sách thuế, chế độ cho nhân viên, những thay đổi và điều chỉnh về tên doanh nghiệp, hình thái tổ chức và nhân sự. Cũng nên quan tâm đến chính sách đền bù cho công nhân và luật lao động.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top