6 bước để viết content hấp dẫn cho năm 2020 đây cả nhà ơi

Khoai

Điền Chủ 4.0 ^^
Nếu đã làm về Content, hay nói chung là muốn bán được hàng bạn phải thủ cho mình kỹ năng viết Story Telling thật thu hút. Đây chính là một nghệ thuật thực sự trong việc viết Content.

5-cách-massage-giúp-gương-mặt-bạn-thon-gọn-hơn-bichkhoa.jpg

Viết content (nội dung) cuốn hút cần khổ luyện không ngừng.

6 BƯỚC ĐỂ VIẾT CONTENT THU HÚT

Thường khi đọc những mẫu Content quảng cáo, ai cũng dễ mang một tâm lý đề phòng. Nhưng nếu đổi lại đó là một chiếc Story-Telling hay, bạn sẽ dễ dàng bị cuốn theo và đồng cảm, thậm chí tưởng tượng mình là nhân vật trong câu chuyện. Đây là lúc bạn dễ bị thuyết phục nhất và sẵn sàng tư tưởng để mở hầu bao.

Vậy nên để dễ dàng hơn trong việc viết ra 1 Content Story-Telling giá trị, không nhàm chán và truyền tải được cảm xúc, bạn có thể áp dụng các quy tắc sau đây:

1. Xác định góc nhìn và nhân vật:
Câu chuyện nào cũng cần có nhân vật. Đó có thể là người thật hay một vật vô tri được nhân hóa, nhưng rất định không phải là một nhân vật vô nghĩa. Bạn có thể chọn xây dựng nhân vật theo các hình tượng sau:
· Nhân vật kết nối tình cảm gia đình, bạn bè,…
· Nhân vật mang đến hy vọng.
· Nhân vật hài hước, mang đến niềm vui.
· Nhân vật có nỗi đau, điều trăn trở đang đi tìm giải pháp.
· Nhân vật có kinh nghiệm và đi truyền tải, giải đáp khúc mắc.


2. Cấu trúc câu chuyện:
Thường một Content Story Telling sẽ diễn ra theo cấu trúc cơ bản:

Giới thiệu -------Bắt đầu xung đột -------Giải pháp; Hoặc:

Giới thiệu -------Bắt đầu xung đột ---------Đỉnh điểm-------Thoái trào------Tháo nút.

Trong đó:
· Giai đoạn GIỚI THIỆU: Miêu tả chân dung đối tượng và vấn đề mà họ đang gặp phải. Nhưng đừng quá dài. Người đọc ngày nay rất thiếu kiên nhẫn và họ muốn thấy vấn đề ngay. Ví dụ: “Hương mở mắt ra và thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Cô ngấy xỉu vì nhịn ăn liên tục trong 1 tuần…” sẽ nhanh hơn với cách kể: “Hương mới 17 tuổi nhưng đã nặng 65kg. Cô quyết định sẽ ăn kiêng trong 1 tuần…”.
· Giai đoạn BẮT ĐẦU XUNG ĐỘT: là lúc vấn đề của nhân vật bắt đầu bùng phát và nó đẩy mọi việc đi ngày càng tệ cho đến đỉnh điểm cao trào để đẩy mạnh cảm xúc.
· Giai đoạn GIẢI PHÁP: Khi nhân vật được giới thiệu hoặc tự tìm được giải pháp sẽ là thời điểm thoái trào và kết thúc.
Lưu ý:Hãy cố gắng xây dựng một kết thúc Happy Ending xoay quanh những giá trị mà nhân vật đạt được khi trải nghiệm sản phẩm.

3. Một số mệnh đề có thể làm câu chuyện thật và thuyết phục hơn:
· “Đây là những điều đã xảy ra với tôi…”
· “Tôi cảm nhận được…”
· “Tôi cảm thấy…”
· “Tôi tin rằng…”

4. Tạo sự tò mò:
Một khi đã bị gợi lên sự tò mò, con người thường có xu hướng thôi thúc đi tìm câu trả lời cho điều đó. Đó chính là “HOOK” – mồi nhử đã cuốn họ đi theo câu chuyện.

5. Cho thấy hành động dẫn chứng thay vì nói suông về nó:

Khi bạn chỉ đơn thuần miêu tả một sự việc – người đọc, vốn không hề có sự liên tưởng gì vói nhân vật trong câu chuyện sẽ không cảm thấy được sự kết nối và khó hình dung hoặc tin tưởng vào những gì bạn kể. Thay vào đó, hãy cho họ thấy những dẫn chứng và hành động thể hiện điều đó.

Ví dụ: kể về câu chuyện một cô gái mê làm đẹp và muốn sở hữu bộ mỹ phẩm mới, có hai cách nói:
a. My là một tín đồ làm đẹp và chắc chắn sẽ làm mọi cách để sở hữu sớm bộ sản phẩm làm đẹp mùa xuân của Maybeline.

b. My là một tín đồ làm đẹp. Cô ấy sưu tập hàng đống mỹ phẩm của các hãng nổi tiếng và thường xuyên đọc các tạp chí thời trang để cập nhật xu hướng làm đẹp mỗi ngày. Chắc chắn lần này cô ấy sẽ làm mọi cách để sở hữu sớm bộ sản phẩm làm đẹp mùa xuân của Maybeline.

6. Tạo ra anh hùng của câu chuyện:

Anh hùng ở đây không có nhiệm vụ phải giải cứu thế giới, họ chỉ đơn thuần đóng vai trò mấu chốt trong việc tìm ra giải pháp giải quyết câu chuyện. Trong nhận thức khách hàng, câu chuyện luôn có một sự chuyển đổi. Đó là quá trình nhân vật trong truyện học hỏi để tìm ra giải pháp, nhận ra một góc nhìn mới hay biến thất bại thành thành công. Để được như vậy cần có sự xuất hiện của một anh hùng, đó có thể là cô bạn thân đưa ra lời khuyên, là sản phẩm với lợi ích nổi bật hay chính nhân vật tìm cách vượt qua nghịch cảnh.

Trên đây là 6 phương pháp cơ bản để bạn dựa vào đó viết nên một Content Story-Telling thu hút. Nhưng dĩ nhiên còn phải dựa vào sự sáng tạo và kỹ năng của bạn. Nếu muốn viết hay thì chỉ đọc thôi là chưa đủ, hãy ứng dụng và viết thử, viết càng nhiều càng tốt để quen cách viết và dần dần cải thiện.

Chúc bạn sớm viết được những Content Story-Telling thu hút, chạm được đến cảm xúc của khách hàng.


Nguồn Fb Ngân Giang
 
Sửa lần cuối:
Sưu tầm và chia sẻ thêm với mọi người một số kinh nghiệm hay

Storytelling là gì?

“Storytelling" là “kể chuyện", truyền tải một thông điệp nhất định thông qua hình thức một “câu chuyện", khiến cho người nghe bị cuốn hút và muốn lắng nghe và dễ tiếp nhận thông điệp từ bạn hơn rất nhiều.
Vậy “Storytelling" giúp ích gì cho bạn khi thuyết phục đối phương?

I. Kỹ thuật Monomyth ( aka “The hero’s journey” - Hành trình của người anh hùng")

1.1. Định nghĩa

12963532_10208782434099267_5370576365757259924_n.jpg


Bạn có nhận ra bộ phim Lion King không ^^ Đây là kỹ thuật kể chuyện cơ bản và phổ biến nhất, xuất hiện rất nhiều trong những câu chuyện cổ tích và vô số bộ phim chúng ta đã từng xem.
Đại ý là có 1 nhân vật, vì lý do nào đó buộc phải rời bỏ làng quê/ nơi thân thuộc/ comfort zone, dấn thân vào nơi xa lạ và nguy hiểm, vượt qua nhiều thử thách để rồi trở nên trưởng thành hơn. Trưởng thành rồi thì nhân vật đó trở về ngôi nhà của mình, giúp đỡ cộng đồng và những người xung quanh...

1.2 Ứng dụng
Bạn sẽ dùng phương pháp này khi muốn đạt được một trong số những mục đích sau:
  • Gắn kết người nghe vào cuộc hành trình của bạn, những trải nghiệm bạn đã có
  • Muốn người nghe cảm nhận được ích lợi và giá trị của việc dám bước ra khỏi vùng “an toàn” (comfort zone) và dám dấn thân làm những điều mới lạ
  • Muốn khoe những kinh nghiệm hoặc giá trị mà bản thân mình đã thu nhận được.


10400042_10208782968032615_8055754239159579392_n.jpg

Ví dụ với phim BVS, mọi người đến xem vì mối xung đột giữa Batman và Superman, chứ nếu hai bác này làm bạn với nhau thì có gì để xem?

Xét với TH2 - trường hợp mà bạn chưa có kinh nghiệm gì để khoe: để câu chuyện của bạn hấp dẫn hơn , cách các bạn có thể làm là thể hiện có sự “xung đột” hoặc“tranh đấu” với quyết định lựa chọn công việc này, cụ thể hơn là bạn đang bước ra khỏi vùng comfort zone của mình để đến với cuộc hành trình sắp tới.

Bạn sẽ cần nêu ra được
+ Việc bạn “dám” bước ra khỏi vòng comfort zone này nó “khó khăn” và thử thách với bạn đến mức nào? - ở đây chính là sự “xung đột” tôi vừa nêu. (ví dụ phải cãi nhau nảy lửa với bố mẹ, phải làm một thứ không được dạy ở trường đại học,...)
+ Mặc dù “khó” và “nhiều thử thách” đến vậy, lý do gì khiến bạn vẫn quyết tâm thực hiện điều đó ( dù vậy tôi vẫn muốn làm công việc này vì tôi yêu công việc đó quá)
+ Ngoài ra, bạn cần phải thể hiện được “cách giải quyết cho xung đột" bạn vừa nêu, cụ thể là trả lời câu hỏi: Điều gì sẽ khiến bạn tin là bạn vượt qua được thử thách trên. Bắt buộc phải có thêm ý này, bởi vì mọi xung đột cần phải được giải quyết: Bạn nêu ra lý do bạn muốn công việc hoặc vị trí sắp tới nhưng bạn lại không nêu giải pháp của bạn để được nhận công việc và làm tốt nó, thì câu chuyện của bạn sẽ bị lửng lơ, khiến người nghe “chưng hửng"
*****

Thêm 1 ví dụ về 1 câu kinh điển nữa nhé:
“Điểm yếu của bạn là gì”
Google câu này, các bạn sẽ được lời khuyên chung chung như “hãy vừa nêu điểm yếu, nhưng đồng thời nêu ra giải pháp để khắc phục điểm yếu đó”. Nhưng thay vì trả lời kiểu gạch đầu dòng “tôi có 3 điểm yếu là A, là B, là C…” , muốn cho nhà tuyển dụng bị thuyết phục và ấn tượng hơn, hãy kể cho họ câu chuyện gắn với 3 điểm yếu đó. Cố gắng kể câu chuyện có điểm khởi đầu, điểm kết thúc, nếu có thêm cả xung đột và kết quả thì càng tuyệt.

Ví dụ: “Hồi tôi còn làm ở công ty cũ, có lần tôi được sếp giao triển khai dự án mới.
Với tôi đó là một cơ hội lớn, và ban đầu tôi rất lo sợ tôi làm hỏng việc. Nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm nhận nhiệm vụ đó và dốc hết sức để làm. Tôi thức ngày thức đêm, vừa làm vừa kiểm tra vừa hỏi ý kiến người đi trước để tránh mắc sai phạm.

Kết quả là tôi làm hỏng việc thật. Một trong những lý do tôi đã làm hỏng việc là vì tôi bị dính 3 điểm yếu là A, là B, là C…. Cũng từ lần thất bại đó, tôi quyết tâm đặt mục tiêu là phải cải thiện A, B, C bằng những biện pháp như... Tới thời điểm hiện tại, tôi đã cải thiện được A và B, còn C thì chắc cả đời chả sửa được (đùa thế)”.

Nếu bạn để ý, câu chuyện trong ví dụ trên có đầy đủ các yếu tố:
  • Có điểm xuất phát là khi nhân vật chính bước ra khỏi vùng an toàn.
  • Có thử thách phải vượt qua, có kết quả và có bài học kinh nghiệm rút ra.
Nói chung có rất nhiều cách để sáng tạo với phương pháp Monomyth. Chúc bạn may mắn.
 
II. THE MOUNTAIN - HÀNH TRÌNH VƯỢT NÚI

12523946_10208786223233993_1357677832013919933_n.jpg


2.1. Định nghĩa

Mô hình này khá tương tự với Monomyth, khi sắp xếp các câu chuyện, sự kiện, thử thách... nối tiếp nhau, có điểm đầu và điểm kết thúc.

Điểm khác biệt khi sử dụng The Mountain so với Monomyth là:
  • Cái kết có thể là một “sad ending” , khác với Monomyth là khi người anh hùng của chúng ta thành công trở về.
  • Bạn muốn dành thời gian để nói về từng sự kiện, từng giai đoạn, từng kết quả nhỏ trong cả hành trình lớn bạn đang đi
2.2. Ứng dụng
Bạn dùng phương pháp “The Mountain” với mong muốn đạt được những mục tiêu sau:
  • Cho người nghe thấy được khả năng vượt qua thử thách của bạn.
  • Từng bước, từng bước... tạo sự “kịch tính” cho câu chuyện tổng thể.
  • Nhấn mạnh vào 1 cái kết hoành tráng (theo cả tích cực lẫn tiêu cực).
2.3. Áp dụng
Nhắc đến đây, chắc các bạn sẽ nghĩ ngay đến câu hỏi kinh điển:
“Mô tả một tình huống khó khăn bạn đã từng gặp phải, và cách bạn đã làm để giải quyết tình huống đó.”
Hoặc, bạn cũng có thể dùng để trả lời câu hỏi:
“Thành tích bạn tự hào nhất là gì"
Cách thông thường để trả lời những dạng câu hỏi kể trên, là bạn kể ra tình huống, lý do bạn gặp phải tình huống, và nêu ra cách giải quyết tình huống (bước 1, bước 2, bước 3….), nêu ra kết quả cuối cùng (hoặc thất bại hoặc thành công). Nghe có vẻ giống đồ thị “The mountain” mà tôi vừa chia sẻ ở trên đúng không?
Còn nếu ứng dụng nghệ thuật kể chuyện, bạn sẽ phải làm các bước sau:
  • Phân chia được câu chuyện của mình thành các phần: Điểm khởi đầu, giai đoạn 1, giai đoạn 2…..điểm kết thúc
  • Ở mỗi giai đoạn, bạn phải có sự kiện diễn ra, phải nêu được cao trào, phải có xung đột, có phương án giải quyết xung đột và có kết quả (kết quả tốt hoặc ko tốt).
Thông qua cách làm trên, bạn sẽ:
  • Thể hiện được khả năng giải quyết tình huống của bản thân
  • Thể hiện được cá tính và phẩm chất cá nhân
  • Khiến nhà tuyển dụng bị cuốn hút hơn về bối cảnh bạn đã gặp phải, cảm thấy như mình là một phần của câu chuyện đó, từ đó thêm tin tưởng vào trải nghiệm cá nhân của bạn.
2.4. Ví dụ cụ thể:

Cách đây 2 năm khi làm cho tổ chức cũ, tôi được giao phụ trách một dự án mới, rất khó, nằm ngoài khả năng về kinh nghiệm và chuyên môn của tôi tại thời điểm đó < mở đầu câu chuyện >
Việc đầu tiên tôi nghĩ đến đó là hỏi kinh nghiệm những anh chị cùng công ty, để lên bản kế hoạch chi tiết cho dự án và lên trước những rủi ro có thể có. Sau hơn 3 ngày đêm liên tục làm việc và nhận feedback từ các anh chị, tôi đã xây dựng được bản timeline dự án vô cùng chi tiết và được sếp duyệt cho triển khai <sự kiện 1: vừa nêu khó khăn #1 vừa thể hiện khả năng giải quyết vấn đề + kết quả #1>.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai, có nhiều khó khăn bất ngờ xảy đến, từ phía đối tác, thầu phụ cho đến phía nội bộ công ty <bắt đầu sự kiện 2, nêu khó khăn #2>. Thậm chí có thời điểm dự án gần như bị đứng lại, gây thiệt hại trực tiếp về tài chính và danh tiếng cho công ty <đẩy lên cao trào tí>
Lúc đó , tôi đã….. <mời bạn kể tiếp, kết thúc có hậu hoặc không có hậu, tuỳ bạn>
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

III. False Start
(Mặc dù đây là kỹ thuật ưa thích của tôi, nhưng tôi vẫn không biết dịch thế nào cho đúng)
12932674_10208786446719580_114541028108710799_n.jpg


3.1. Định nghĩa

Đây là kỹ thuật kể chuyện cao cấp hơn, khi mà bạn kể một câu chuyện với một cái kết có vẻ dễ đoán trước, nhưng rồi vì 1 biến cố nào đó khiến cái kết dễ dự đoán đã không xảy ra, và nhân vật buộc phải bắt đầu lại từ đầu. Với kỹ thuật này, bạn sẽ khiến người nghe tưởng chừng như đã biết trước kết quả, thì bị bất ngờ và buộc phải tiếp tục lắng nghe để xem kết quả cuối cùng thực sự đã xảy ra là gì.

Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích khi áp dụng trong trường hợp bạn muốn kể về thất bại bạn đã từng gặp, cách bạn đứng dậy và vượt qua thất bại đó. Cách này giúp bạn show off kinh nghiệm bạn đã thu nhận được sau thất bại, hoặc/ và sự sáng tạo của bạn khi tìm ra cách thức mới để giải quyết vấn đề.
Với tôi, thì tôi dùng kỹ thuật này đơn giản là để gây bất ngờ cho khán giả và khiến khán giả, khiến khái giả bị thu hút vào câu chuyện của tôi cho đến điểm cuối cùng.

3.2. Ứng dụng
Túm cái váy, False Start được sử dụng khi bạn mong muốn đạt được:
  • Sự bất ngờ cho người nghe, khiến người nghe bị cuốn hút
  • Nhấn mạnh vào thất bại bạn đã gặp, khó khăn bạn đã gặp, và khả năng đứng dậy sau thất bại của bạn.
3.3. Áp dụng

Việc áp dụng thế nào thì hoàn toàn do bạn sáng tạo. Nếu bạn để ý, tôi đã áp dụng kỹ thuật này cho 1 trong những ví dụ ở đầu bài viết để trả lời cho câu hỏi “Điểm yếu của bạn là gì?”
“Hồi tôi còn làm ở công ty cũ, có lần tôi được sếp giao triển khai dự án mới. Với tôi đó là một cơ hội lớn, và ban đầu tôi rất lo sợ tôi làm hỏng việc. Nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm nhận nhiệm vụ đó và dốc hết sức để làm. Tôi thức ngày thức đêm, vừa làm vừa kiểm tra vừa hỏi ý kiến người đi trước để tránh mắc sai phạm.

Cơ mà tôi làm hỏng việc thật. Một trong những lý do tôi đã làm hỏng việc là vì tôi bị dính 3 mắc điểm yếu là A, là B, là C…. Cũng từ lần thất bại đó, tôi quyết tâm đặt mục tiêu là phải cải thiện A, B, C bằng những biện pháp như...

Tôi bôi đậm đoạn mà tôi dùng kỹ thuật “false start”: lúc mà tôi bị thất bại. Tôi thể hiện rằng tôi rất quyết tâm đầu tư cho dự án -> người nghe sẽ mong chờ kết thúc có hậu, bởi vì làm việc chăm chỉ thì nên có kết thúc có hậu. Ấy vậy mà dự án vẫn thất bại.

Tất nhiên, đây là một kỹ thuật nâng cao, cần được rèn luyện và chuẩn bị tốt, nếu không sẽ bị lan man và khiến người nghe bối rối khi không hiểu câu chuyện đang dẫn đi đến đâu.

Theo Nguyễn Giang
Có lược bỏ vài đoạn không thích :))
 
Học kể chuyện – Storytelling theo cách của bạn với 5 bước

  1. Tạo ra câu chuyện của bạn và phải khác biệt, độc đáo trong hàng ngàn câu chuyện tương tự
  2. Dẫn người nghe/đọc vào một cuộc phiêu lưu
  3. Đóng và mở những cuộc đấu tranh của bạn
  4. Chất văn học
  5. Lợi ích của người nghe/đọc là gì?
Điều khó nhất trong việc kể chuyện chính là câu hỏi: “Bắt đầu kể như thế nào đây?”, nên nhớ bạn là nhân vật chính, là chủ một thương hiệu , bạn nên biết tất tần tật để kể về nó bằng cả trái tim. Nhưng đôi lúc mù mờ, hay quá tập trung vào những gì trước mắt thì kinh nghiệm là cần nhìn rộng ra những thứ xung quanh.

Mọi câu chuyện đều cần sự chuyển động. Thị hiếu người xem luôn muốn được biết đến ai đó đang trong một cuộc phiêu lưu, về thể xác hoặc tinh thần hoặc tốt nhất là cả 2. Cú ăn điểm chính là những nếp gấp gãy, đóng/mở trong chuyến hành trình khiến cho câu chuyện trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn.

Không có câu chuyện hay nào là hoàn hảo nếu không có một cuộc xung đột. Điều đó có nghĩa là bạn phải chia sẻ những khoảnh khắc khó khăn, thậm chí là những lần thất bại. Điều này sẽ khiến độc giả dễ đồng cảm, và sẵn sang kết nối với bạn hơn. Hãy nghĩ về câu chuyện một cầu thủ bóng đá đã chấn thương và, sau đó hy sinh suốt 4 năm để có thể được tham gia vào mùa giải giành chức vô địch. Bản chất con người luôn muốn cổ vũ cho những trường hợp như vậy, ngay cả khi chúng ta thực sự không biết rõ họ. Cuộc đấu tranh cho thấy rằng bạn cũng là con người, và tạo cho bạn một cơ hội để có được sự nỗ lực hết mình.

Phần thú vị nhất của quá trình kể chuyện chính là bạn phải pha vào câu chuyện tính cách cá nhân của mình. Điều quan trọng là thêm vào đó những chi tiết có thể tạo ra tác động lớn nhất, đặc biệt là vào những khoảnh khắc khác thường hoặc khi bạn giới thiệu độc giả về một nhân vật cụ thể.

Một khi bạn đã xác định những khoảnh khắc đó, hãy xem có bao nhiêu trong số năm giác quan mà bạn có thể thu hút và nắm bắt sự chú ý của khán giả. Mục tiêu của bạn là để cho khán giả của mình THẤY được điều gì đang xảy ra, chứ không phải chỉ NÓI với họ, vì mục tiêu của bạn là miêu tả câu chuyện cho phép người đọc xử lý nó theo hướng riêng và tự suy ra kết luận của mình. Bạn càng thể hiện cho họ nhiều khía cạnh, câu chuyện trở nên thực tế hơn. Đoạn mở đầu luôn phải đặc biệt quan trọng và thường là phần khiến ta đau đầu nhất. Bạn nên có một vài câu mồi khiến độc giả tò mò về câu chuyện.

Mỗi câu chuyện đều phải mang tính đạo đức, ngoài ra, nên có thêm những điều mà giới truyền thông gọi là “lời khuyên về dịch vụ”. Đây là những hạt ngọc trai trí tuệ mà bạn đã chia sẻ trong suốt câu chuyện của bạn mà độc giả có thể áp dụng cho nghề nghiệp của họ. Là người kể truyện, đây là cơ hội để bạn thể hiện giá trị của mình: Bạn đang khai thác trải nghiệm của chính mình bằng những hiểu biết sâu sắc mà người khác không có và kinh doanh thông tin trên sự chú ý của khán giả, những người mà họ có thể được hưởng lợi từ thông tin đó.


Tổng hợp
 
KĨ NĂNG VIẾT
Là 1 phần quan trọng bậc nhất với Marketer

Quy tắc số 3 khi viết hay trình bày bất kì vấn đề gì

Why?
- Ít thì sẽ tập trung, tránh lan man vẽ vời
- Nhanh, ko cần tốn công suy nghĩ nhiều
- Liên kết, ý tứ sẽ tiếp nối nhau tự nhiên

Cụ thể như thế nào ?
- cấu trúc bài viết thường là: dạo đầu, cao trào và đúc kết lại
- dạo đầu chỉ nên 3 dòng: vừa tạo khí thế để bắt đầu, vừa ko đi quá sâu vào nội dung chính
- cao trào nên chia làm 3 đoạn: 1 là case study để chứng minh, 2 là các chỉ dẫn hoặc đúc kết, 3 là cảm nhận cá nhân
- mỗi đoạn nên gạch 3 đầu dòng là 3 ý chính. Như vậy cao trào cũng chỉ 9 ý chính, sẽ đỡ trùng lặp, người đọc cũng cảm thấy vừa đủ
- đúc kết cũng nên 3 dòng: tóm ý, cảm ơn và call to action

Vài chia sẻ thêm
- Viết phải đi kèm với kĩ năng trình bày, nếu ko ý tứ sẽ bay ngợp trời nhưng người đọc sẽ ngợp thở
- Dùng câu từ trong sáng dễ hiểu. Ko cần phải phô diễn tài luyến láy
- cảm xúc vừa đủ, phù hợp với số đông. Nếu ko sẽ giống viết cho 1 mình đọc vậy

Các bạn luyện quy tắc số 3 này sẽ viết nhanh hơn 3 lần so với hiện tại đấy
----'----

10 loại Content thường gặp trên Fan page

NHÓM KHÔNG SINH RA CHUYỂN ĐỔI
hay nói cách khác nhiều khi mình chả hiểu nó có tác dụng gì ngoài việc đăng cho có

1. Trích dẫn
- Trích từ bài báo gì đó trên báo chí. Thực sự cái này chỉ làm giàu traffic cho báo. mọi thảo luận (nếu có) sẽ chỉ để vui vẻ chứ khó dẫn đến kết quả gì
--> Tốt hơn: dắt về website bán hàng, hoặc trích dẫn vài đoạn đắt giá để post

2. Copy trend
- các post copy theo trend mà ko biết chỉnh sửa chỉ tạo ra hình ảnh yếu đuối của Brand. Ví dụ trend ăn chuối, porn site bị khoá ...rất tởm mà ko hiểu sao nhiều Brand sạch sẽ vẫn cố gắn mình vào
--> Tốt hơn: biến tấu cho phù hợp với thông điệp muốn nói, gắn được logo và hình ảnh của mình

3. Scandal
- nhiều page có vẻ khoái post các scandal để câu view. Thực sự việc này làm bạn trở nên kém cỏi và vớ vẩn. Người ta like page vì giá trị của bạn, ko phải vì mấy thứ đó (vốn có thể đọc ở nhiều chỗ khác)
--> Tốt hơn: tìm cái hay, cái xúc động mà share. Tránh chính trị, tôn giáo, sex, cướp

4. Viết cho mình
- công thức who (viết cho ai) what (muốn nói cái gì) how (ngữ điệu và ý tứ thế nào) nhiều bạn ko nắm rõ. Dẫn tới viết những thứ nhạt nhẽo, vô ích
--> Tốt hơn: nhẩm đi nhẩm lại who (viết cho ai) what (muốn nói cái gì) how (ngữ điệu và ý tứ thế nào). Đặt mình vào vị trí người đọc xem có thích ko, có xao động ko

5. Ko liên quan
- nhiều ae làm sản phẩm về marketing cũng mắc phải. Chuyện tmđt thế giới, chuyện starbuck, chuyện amazon hay apple ít có liên quan lắm. Chuyện thành công của họ ít có áp dụng được lắm
--> Tốt hơn: viết cái gì dễ hiểu mà áp dụng được, có liên quan tới cái mình bán

NHÓM SINH RA CHUYỂN ĐỔI

6. Brand interest
tạo ra cảm xúc và nhận biết . Điển hình là Durex. Cảm xúc tốt thì sẽ dễ dẫn đến hành động

7. Real story:
bản chất con người thích tám chuyện, thích được nghe kể về 1 câu chuyện pha mắm muối (cuốn Homo Sapiens có nói về cái này). Nên kể chuyện càng khéo thì khả năng thuyết phục càng cao

8. Miễn phí
Ai chứ người Việt rất thích . Nên cứ mini game, give away, đa cấp lại càng dễ hút. Thậm chí 1 số ông lập fan page giả danh Toyota tặng xe mà hàng trăm ngàn ae vô tư comment

9. Kích động
Dân mạng hơi dễ bị kích động . Bởi vậy các livestream đánh vào yếu tố này: khiến mọi người bị cuốn hút và "lên cơn" mua sắm. Một số thánh dạy làm giàu hay tạo video hứa hẹn x10 doanh số thì ae mê tít

10. Bán hàng:
Đỉnh cao cua contents là ra sales:
Huan Vo cho xem case study khiến mình há hốc mồm
Ví dụ xem hình: bán mỹ phẩm dưỡng tóc
+ Kể 1 câu chuyện có thật (hay giả như thật)
+ Hình ảnh động lòng người
+ Chạy ads
Kết quả
- Hơn 10k comment. Lượng inbox nhiều gấp 3 lần
- Tỉ lệ chốt gần 30% = 5k đơn
- Bài và ads cứ thả cho chạy trong cả năm. Đơn nhảy liên tục


Suu tam
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top