6-1-1946 Tổng tuyển cử quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam

fantomas

New member
Xu
0
Trong cuộc mít tinh của 40 ngàn đồng bào thủ đô chào mừng các đại biểu đã trúng cử, Hồ Chủ tịch tuyên bố: "Trong cuộc tranh thủ hoàn toàn độc lập, chúng tôi thề xin đi trước!".

Ngày 2 tháng 3, Quốc hội họp kỳ thứ nhất. Đây là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bao gồm 403 đại biểu, trong đó 87 phần trăm là những người xuất thân từ công nhân, nông dân, viên chức và quân nhân cách mạng. Lần đầu tiên ở nước ta, và ở cả vùng Đông Nam á, xuất hiện một quốc hội thật sự dân chủ, được bầu theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử thể hiện niềm tin sắt đá của toàn dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch. Nó biểu dương sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đập tan bọn phản động, xây dựng chế độ xã hội mới. Quốc hội đã công nhận Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Trong lời bế mạc kỳ họp thứ nhất. Người nói: "Chúng ta cùng hứa với nhau rằng Quốc hội họp lần này là Quốc hội Kháng chiến và Chính phủ cử ra là Chính phủ Kháng chiến. Tôi mong rằng Quốc hội họp lần sau sẽ là Quốc hội Thắng lợi và Chính phủ sẽ là Chính phủ Thắng lợi". Người đại biểu quốc hội mang tấm thẻ số 305 đã xứng đáng với niềm tin của nhân dân, đã hoàn thành vẻ vang trách nhiệm của người công dân số Một, đã hiến trọn đời mình cho sự nghiệp quang vinh của cách mạng, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Đúng như lời Hồ Chủ tịch, Quốc hội khóa I đã làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực sân Pháp. Trong thời gian từ 1946 đến 1960 (vì điều kiện chiến tranh không tổ chức bầu cử theo đúng nhiệm kỳ 4 năm một lần), Quốc hội đã thông qua hiến pháp đầu tiên của nước ta, đã ban hành sắc lệnh cải cách ruộng đất và phê chuẩn hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. Quốc hội đã thông qua luật công đoàn, xác định địa vị lãnh đạo của giai cấp công nhân; ban hành các đạo luật bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân, luật hôn nhân và gia đình. Quốc hội đã ra các nghị quyết cải tạo và xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và cuối năm 1959, thông qua bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Quốc hội khóa II (1960 - 1964) có 453 đại biểu. Vì điều kiện đất nước tạm thời bị chia làm 2 miền, 91 đại biểu miền Nam của khóa I vẫn tiếp tục tham gia khóa II, không phải thông qua bầu cử. Quốc hội khóa II không ngừng tăng cường và củng cố chuyên chính vô sản, động viên toàn dân đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Quốc hội khóa II (1964-1971) và khóa IV (1971-1975) đã hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ buộc phải ký hiệp định Paris, quân Mỹ buộc phải cút khỏi Việt Nam, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược hai miền đất nước ta.

Quốc hội khóa V được bầu ra ngày 6-4-1975. Không đầy một tháng sau, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng, cả miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Quốc hội ra sức chuẩn bị cho công tác thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Một năm sau, tháng 4-1976, nhân dân cả nước đã sôi nổi đi bầu một Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất. Trong ngày hội lịch sử của non sông, ý chí của toàn dân tộc thể hiện trên những lá phiếu thiêng liêng; 98,77% số cử tri đi bầu đã chọn lựa 492 đại biểu ưu tú của toàn dân. Ngày 24 tháng 6 năm 1976, Quốc hội chung cả nước đã khai mạc kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội.

Trên suốt chặng đường 30 năm đấu tranh anh dũng của toàn dân tộc, Quốc hội đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng là người đại biểu đáng tin cậy của nhân dân, là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, là nơi tập trung trí tuệ của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Quốc hội đã thể hiện tinh thần đại đoàn kết, ý chí thống nhất đất nước và lòng quyết tâm xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu rực rỡ, những trang sử vẻ vang của Quốc hội nước ta gắn liền với từng bước đi của dân tộc được bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 năm 1946, ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nhân dân Việt Nam.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top