“Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng cũng như thơ ca kháng chiến chống Pháp, tác phẩm khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến. Bài thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ Quang Dũng về cuộc sống chiến đấu gian khổ hào hùng của người lính binh đoàn Tây Tiến. Qua đó, ca ngợi phẩm chất anh hùng, tinh thần yêu nước, giàu lòng hi sinh của những người chiến sĩ cách mạng.
Chúng ta đã hiểu được nội dung cũng như chủ đề của bài thơ “Tây Tiến”. Sau đây, mời các bạn tham khảo một số đề phân tích “Tây Tiến” mới nhất 2021.
ĐỀ 1: Cảm nhận của về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến" - Quang Dũng.
“Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau…”
(“Cuộc chia ly màu đỏ” – Nguyễn Mỹ)
Chiến tranh đi qua để lại cho chúng ta là bao hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên. Đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, để vệ quốc, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ và tình cảm cá nhân để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thực xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ “Tây Tiến”
Nổi bật trong bài thơ này là mười bốn câu thơ đầu tiên diễn tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình cùng hình ảnh người lính Tây Tiến dũng cảm, hào hùng nhưng cũng vô cùng lạc quan, dí dỏm và yêu đời.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Quang Dũng ghi dấu ấn của mình với hình ảnh của một người nghệ sĩ đa tài. Bên cạnh việc làm thơ, ông còn mang trong mình những tài năng khác như viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc,…Thế nhưng xét ở mọi phương diện, điều mang người nghệ sĩ này đến gần nhất với người yêu mến mình đó chính là những thi phẩm hay. Thơ của Quang Dũng bất cứ khi nào cũng vậy, luôn lột tả một chất thơ: hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng, tài hoa – Phong cách nghệ thuật rất riêng của một chàng trai Hà Nội khoác áo lính lên đường. “Tây Tiến” là thi phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng, được ông viết vào năm 1948 khi đang tham gia Đại hội thi đua ở làng Phù Lưu Chanh. Những ký ức quay trở lại lung linh. Vào năm 1947, Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến và từng giữ chức vụ đại đội trưởng. Sau đó không lâu, ông điều chuyển sang đơn vị khác. Khi những niềm thương nỗi nhớ rủ nhau về bầu bạn, Quang Dũng không thể ngăn nổi lòng mình mà viết lên bài thơ này – Bài thơ được coi là khúc độc hành của nỗi nhớ thương.
Lật giở lại từng trang thơ thấm đẫm những kỷ niệm của một đời chiến binh, ta chợt nhận ra, “Tây Tiến” được bắt đầu bằng một tiếng gọi đầy thiết tha, trìu mến như thế:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
Cả bài thơ không một dấu chấm câu, nỗi nhớ tràn từ câu thơ này sang câu thơ khác, bắt nhịp từ tứ thơ này sang tứ thơ khác. Nỗi nhớ tích tụ, dồn nén, bật lên thành tiếng gọi thiết tha “Tây Tiến ơi!” – Đó cũng chính là cách mà Quang Dũng mở đầu bài thơ của mình. Cảm xúc hiện hình trong nỗi nhớ “chơi vơi”.Đó vừa là trạng thái của nỗi nhớ vừa là trạng thái của cảnh vật được nhớ. Cả chủ thể và đối tượng dường như đã trộn lẫn vào nhau mà đồng hiện trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy. Nỗi nhớ trở thành cội nguồn cảm hứng sáng tạo và làm nên cấu trúc của thi phẩm. Mạch bài thơ là mạch nhớ, là sự đan dệt của kỉ niệm, với những sực nhớ miên man, những vụt hiện bất chợt... Cũng từ đây nỗi nhớ dậy lên làm một nguồn sinh khí, nó soi tràn đến đâu muôn vàn hình sắc trong kí ức tươi tắn, sống dậy đến đó. Nhờ nỗi nhớ mà những hình ảnh của những ngày qua cồn cào sống dậy. Chính nỗi nhớ “chơi vơi” đã dẫn ngòi bút tác giả đi miên man trong thế giới thơ. Tất cả kỉ niệm về quãng thời gian không thể nào quên với đồng đội chiến đấu trên vùng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất thơ mộng ấy bỗng trở thành tiếng gọi hối thúc, cất lên thành tiếng thơ, tiếng lòng của người chiến sĩ, thành âm vang của cả thời đại, của cả dân tộc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh dòng sông Mã gắn với bao tháng ngày gian khổ, con sông mang âm điệu của núi rừng, của địa bàn hoạt động gắn với một đời chiến binh nay cũng đã xa rồi, binh đoàn Tây Tiến cũng đã xa rồi, tất cả chỉ còn lại trong hồi ức mà thôi. Có thể thấy từ “xa rồi” cũng chính là điểm rơi thấp nhất của câu thơ này, nó giống như một khoảng hụt hẫng khi những kỷ niệm chỉ giống như những thước phim trôi qua để lại biết bao nhiêu cảm xúc đong đầy.
Nỗi nhớ đầu tiên được nhắc tới chính là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến. Giữa khoảng không gian nhớ thương quá rộng lớn, mênh mang, da diết, cồn cào, tâm trí của nhà thơ không biết đặt để vào đâu cho phải, thế nên mới tạo ra một cách dùng từ thật lạ: “nhớ chơi vơi”. Chỉ với hai câu thơ đầu tiên, những ký ức gắn với binh đoàn đã từ từ hiện ra lung linh huyền diệu, trong chuyến độc hành quay về với những ký ức, nhà thơ Quang Dũng thêm một lần đi lại những con đường đã qua.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Từ hai câu thơ khơi nguồn đầy thiết tha trìu mến ấy, mạch chảy dòng tâm sự hoài niệm của nhà thơ mở ra lan tỏa như mỗi chuỗi kỉ niệm giờ đây thức dậy, lay động và xôn xao trong lòng. Hai địa danh Sài Khao, Mường Lát vốn dĩ là những mốc không gian địa lý in đẫm kỷ niệm của một thời chiến binh nay trở thành mốc thời gian lịch sử giúp người chiến sĩ năm nao nhớ lại những kỷ niệm trong bao chặng được hành quân vất vả. Và ở câu thơ tiếp theo này, hình ảnh “đoàn quân mỏi” giữa Sài Khao sương lấp đập mạnh gây ấn tượng. Sự chân thực sinh động của hình ảnh thơ khiến ta như hình dung Thấy tư thế, dáng vẻ của đoàn quân trong gian lao, cơ cực của những ngày phải đương đầu với trận mạc, đối đầu với thiếu thốn, khó khăn. Chân thực song cũng rất lãng mạn khi hình ảnh đoàn quân mỏi lại được miêu tả trong một khung cảnh đẹp huyền ảo của thiên nhiên. Những tiếng sương lấp, hoa về, đêm hơi khiến cho toàn bộ cảnh thực chợt nhòa đi, gây được ấn tượng nhiều chiều trung, tâm trí người đọc. Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” nhanh chóng kéo bạn đọc trở về với sự cân bằng. Không gian được liên tưởng tới là địa danh Mường Lát trong những cuộc hành quân đẫm sương đêm, hoa nở giữa rừng thơm ngát, khiến những bước chân giữa đêm khuya tưởng nặng nề những nay lại được tiếp thêm sức mạnh. Cũng với hình ảnh đoàn quân cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tô Hữu lại mở ra một trường liên tưởng khác:
“Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Thiên nhiên như cùng hát lên, cùng âm điệu với khúc quân hành của người lính ra trận. Còn trong thơ Quang Dũng, bối cảnh thiên nhiên hiện ra trong kí ức và tâm trạng là những hình ảnh sóng đôi của sự trái ngược:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Đây là đoạn thơ mang dáng dấp của một bài thơ tứ tuyệt, đặc tả bước hành quân gian lao của người lính vệ quốc mở ra trong không gian nhiều chiều. Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, gập ghềnh cũng được vẽ ra một cách chân thực ở đoạn thơ này. Ta như nghe thấy bước chân và hơi thở trên đường trường chiến gian lao của người lính qua câu thơ đầy những vần trắc: "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm". Những con dốc là hình ảnh đầu tiên được đề cập tới. Những con dốc được miêu tả bằng từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm” khiến người đọc dễ dàng liên tưởng tới địa hình gấp gãy. Từ dốc này đến dốc khác, liên tiếp nối nhau, con đường hành quân phía trước vừa khó đi, vừa nguy hiểm. Chưa dừng lại ở đó, câu thơ thứ hai miêu tả độ cao của những ngọn núi nơi đây.
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Hình ảnh những người lính trên chặng đường hành quân với những khoảnh khắc tinh nghịch, dí dỏm, đậm chất lính. Đường hành quân dài thăm thẳm muôn trùng, có khoảnh khắc đi lên cao tới mức tưởng như đang đi giữa biển mây. Đây cũng là nguyên cớ có hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời”. Cảm giác của người đọc liên tưởng tới khung cảnh đầu mũi súng chạm vào mây, người lính tinh nghịch dí dỏm liên tưởng tới hình ảnh súng đang chạm tới trời. Chi tiết này càng thể hiện sự hào hoa, lãng mạn trong chất thơ của Quang Dũng. Nó rất giống với liên tưởng trong thơ của Chính Hữu:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
(“Đồng chí”)
Cảnh vừa khắc nghiệt, gian khổ, đan xen nét tinh nghịch của anh bộ đội cụ Hồ chính là điểm nhấn cho đoạn thơ này. Chưa dừng lại ở đó, cảnh thiên nhiên Tây Bắc còn được tái hiện trong câu thơ tiếp theo:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Biết bao nhiêu gian lao thử thách, vừa như muốn quật ngã người lính cách mạng, lại vừa như kích thích họ đi tới, dẫn tới của sự chinh phục. Cảnh rừng núi hiểm trở với dốc lên khúc khuỷu, với hun hút cồn mây, với độ cao thấp đến choáng ngợp của "ngàn thước lên cao ngàn thước xuống", khiến người đọc dường như đang chơi một trò bập bênh chóng mặt. Núi cao thì cao vời vợi, vực sâu thì sâu thăm thẳm. Câu thơ mang dáng dấp của hai vế tiểu đối sử dụng các cặp từ đối lập để đặc tả địa thế hiểm trở của núi rừng nơi đây. Thế nhưng sau tất cả những gian khổ đe dọa bởi địa hình hiểm trở, người ta vẫn nhìn thấy sự sống của con người khi dừng lại ngắm nhìn những nếp nhà Pha Luông:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Những nếp nhà Pha Luông nằm giữa biển mưa bụi, mưa nhẹ nhàng, êm đềm. Những chiến sĩ Tây Tiến dừng chân nơi đèo cao, ngắm nhìn khoảnh khắc bình yên hiếm hoi sau những chặng đường hành quân vất vả. Tôi tự hỏi lòng mình, trong giây phút được lắng lại nhiều phần tâm hồn như vậy, người chiến binh Tây Tiến liệu có đang nhớ về quê hương của mình hay không?
Hoài niệm về đoàn binh Tây Tiến còn có hình ảnh người lính dẫn chặng đường hành quân vất vả bởi núi cao, vực sâu, mưa sa, sương phủ, không ít người trong số họ đã gục ngã, Quang Dũng không hề giấu giếm hiện thực đau thương ấy, nhà thơ tái hiện lại trong những vần thơ của mình:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Nhà thơ nói về "anh bạn" là nói về những đồng chí, đồng đội của mình, ngày nối ngày, đêm nối đêm, mưa nắng đói rét bệnh tật thiếu thốn mệt mỏi tới mức kiệt sức. Từ "gục" có phần nặng nề nhưng bị xóa nhòa đi và được cân bằng trở lại, bằng hình ảnh "bỏ quên đời". Cái chết với người lính Tây Tiến rất đỗi nhẹ nhàng và thanh thản. Kết cấu đối sánh đan xen giữa thiên nhiên và con người tạo nên một sự đối chiếu thầm lặng để rồi từ đó tôn vinh sức mạnh của con người, dù con người có nhỏ bé trước thiên nhiên hiểm trở và dữ dội, hiểm nguy đe dọa họ từ mọi phía, mọi nơi
Giữa những gập ghềnh, gấp gãy nơi rừng thiêng nước độc, người lính còn bị đe dọa bởi thác dữ, thú rừng:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
“Chiều chiều” và “đêm đêm” diễn tả khoảng thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Điều này chứng tỏ thác dữ, thú rừng không phải xuất hiện ngày một ngày hai, mà lặp đi lặp lại ngày nào cũng như vậy. Sự đe dọa dường như bủa vây từ mọi phía, người lính trong hoàn cảnh phải chống chọi với thiên nhiên núi rừng khắc nghiệt. Thế nhưng, giữa nơi rừng thiêng nước qua con mắt hào hoa lãng mạn của chiến binh Tây Tiến một thời người ta vẫn nhìn thấy được những khung cảnh bình yên, nỗi nhớ chợt ùa về Mai Châu xinh đẹp:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hình ảnh gắn với tình quân dân chợt hiện về, đó là khoảnh khắc những bữa ăn của đồng bào chuẩn bị cho cán bộ cách mạng, để rồi sau bao tháng ngày nhớ lại, vẫn thấy vương vấn đâu đây nếp nhà cơm lên khói, những bữa cơm tỏa thơm nếp xôi. Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” Chế Lan Viên từng viết:
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn nhớ tỏa mùi hương.”
Trong những vần thơ này, Quang Dũng đã lựa chọn một địa danh có tên nghe thật mềm mại, êm ái, gợi ra sự bình yên “Mai Châu” nếu như không lựa chọn địa danh này mà thay nó bằng “Lai Châu” có lẽ sự duyên dáng của câu thơ sẽ vơi đi vài phần. Đặc biệt lưu ý, ở trong câu thơ cuối có một danh từ nghe rất lạ, đó là “mùa em”. Đất trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng trong những vần thơ của nhà thơ Quang Dũng lại có một mùa thật lạ đó là mùa em. Mùa em là mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy làm nương, mùa ta gặp nhau mùa trao yêu thương mùa vương luyến nhớ để xa rồi sẽ mãi mãi không quên. Mùa em ở đây cũng chính là mùa của sự đủ đầy.
Với những kỉ niệm về binh đoàn Tây Tiến rất khó mờ phai trong tâm trí, lại thêm bút pháp hoài niệm rất đỗi tài hoa, qua hàng loạt những hình ảnh trái ngược mà hài hoà bổ sung cho nhau, Quang Dũng đã làm sống dậy hình ảnh người lính Tây Tiến, rừng núi Tây Tiến trong nỗi nhớ thật chơi vơi về Tây Tiến. Những chuỗi kỉ niệm về thiên nhiên và con người đó như những thước phim vừa chân thực sinh động vừa rất huyền ảo, tình cảm và tài hoa đã góp phần tạo nên thành công cả về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Cái hay của nhà thơ này là bên cạnh những nét đậm tô hiện thực, Quang Dũng vẫn bộc lộ rõ những góc nhìn đầy lãng mạn của một chàng trai Hà Nội. Có người nhận định rằng với bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài bằng thơ về hình tượng người lính đánh Pháp trong cuộc kháng chiến mà dũng cảm và cũng đầy chất thơ của nhân dân ta.
Đọc đoạn thơ, ta hiểu thêm về người lính Tây Tiến, hiểu thêm những điều ẩn phía sau của “đoàn binh không mọc tóc” và hiểu hơn về nguồn cội của sức mạnh mà người lính đem vào trận chiến. Yêu quý, khâm phục, tự hào là những dư vang tha thiết trong lòng người đọc khi biết về binh đoàn Tây Tiến qua vần thơ của Quang Dũng.
Chúng ta đã cùng nhau luyện đề số 1 - phân tích bài thơ "Tây Tiến". Mời các bạn tiếp tục tham khảo đề số 2 và đề số 3 ở phần bình luận bên dười.
Chúng ta đã hiểu được nội dung cũng như chủ đề của bài thơ “Tây Tiến”. Sau đây, mời các bạn tham khảo một số đề phân tích “Tây Tiến” mới nhất 2021.
ĐỀ 1: Cảm nhận của về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong 14 câu thơ đầu bài thơ “Tây Tiến" - Quang Dũng.
Bài làm
“Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
“Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau…”
(“Cuộc chia ly màu đỏ” – Nguyễn Mỹ)
Chiến tranh đi qua để lại cho chúng ta là bao hoài niệm về những tháng năm không thể nào quên. Đó là khi con người ta nhận ra sứ mệnh của mình sinh ra là để chiến đấu, để vệ quốc, đó là những con người sẵn sàng gác lại tuổi trẻ và tình cảm cá nhân để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc… Những con người ấy đã đi vào trong thơ ca, nghệ thuật như những huyền thoại của thế kỉ 20 mà nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện thực xuất sắc thông qua lăng kính lãng mạn nhưng vẫn đậm chất hiện thực của mình qua bài thơ “Tây Tiến”
Nổi bật trong bài thơ này là mười bốn câu thơ đầu tiên diễn tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, trữ tình cùng hình ảnh người lính Tây Tiến dũng cảm, hào hùng nhưng cũng vô cùng lạc quan, dí dỏm và yêu đời.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Quang Dũng ghi dấu ấn của mình với hình ảnh của một người nghệ sĩ đa tài. Bên cạnh việc làm thơ, ông còn mang trong mình những tài năng khác như viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc,…Thế nhưng xét ở mọi phương diện, điều mang người nghệ sĩ này đến gần nhất với người yêu mến mình đó chính là những thi phẩm hay. Thơ của Quang Dũng bất cứ khi nào cũng vậy, luôn lột tả một chất thơ: hồn hậu, lãng mạn, phóng khoáng, tài hoa – Phong cách nghệ thuật rất riêng của một chàng trai Hà Nội khoác áo lính lên đường. “Tây Tiến” là thi phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Quang Dũng, được ông viết vào năm 1948 khi đang tham gia Đại hội thi đua ở làng Phù Lưu Chanh. Những ký ức quay trở lại lung linh. Vào năm 1947, Quang Dũng gia nhập binh đoàn Tây Tiến và từng giữ chức vụ đại đội trưởng. Sau đó không lâu, ông điều chuyển sang đơn vị khác. Khi những niềm thương nỗi nhớ rủ nhau về bầu bạn, Quang Dũng không thể ngăn nổi lòng mình mà viết lên bài thơ này – Bài thơ được coi là khúc độc hành của nỗi nhớ thương.
Lật giở lại từng trang thơ thấm đẫm những kỷ niệm của một đời chiến binh, ta chợt nhận ra, “Tây Tiến” được bắt đầu bằng một tiếng gọi đầy thiết tha, trìu mến như thế:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
Cả bài thơ không một dấu chấm câu, nỗi nhớ tràn từ câu thơ này sang câu thơ khác, bắt nhịp từ tứ thơ này sang tứ thơ khác. Nỗi nhớ tích tụ, dồn nén, bật lên thành tiếng gọi thiết tha “Tây Tiến ơi!” – Đó cũng chính là cách mà Quang Dũng mở đầu bài thơ của mình. Cảm xúc hiện hình trong nỗi nhớ “chơi vơi”.Đó vừa là trạng thái của nỗi nhớ vừa là trạng thái của cảnh vật được nhớ. Cả chủ thể và đối tượng dường như đã trộn lẫn vào nhau mà đồng hiện trong nỗi nhớ “chơi vơi” ấy. Nỗi nhớ trở thành cội nguồn cảm hứng sáng tạo và làm nên cấu trúc của thi phẩm. Mạch bài thơ là mạch nhớ, là sự đan dệt của kỉ niệm, với những sực nhớ miên man, những vụt hiện bất chợt... Cũng từ đây nỗi nhớ dậy lên làm một nguồn sinh khí, nó soi tràn đến đâu muôn vàn hình sắc trong kí ức tươi tắn, sống dậy đến đó. Nhờ nỗi nhớ mà những hình ảnh của những ngày qua cồn cào sống dậy. Chính nỗi nhớ “chơi vơi” đã dẫn ngòi bút tác giả đi miên man trong thế giới thơ. Tất cả kỉ niệm về quãng thời gian không thể nào quên với đồng đội chiến đấu trên vùng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất thơ mộng ấy bỗng trở thành tiếng gọi hối thúc, cất lên thành tiếng thơ, tiếng lòng của người chiến sĩ, thành âm vang của cả thời đại, của cả dân tộc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh dòng sông Mã gắn với bao tháng ngày gian khổ, con sông mang âm điệu của núi rừng, của địa bàn hoạt động gắn với một đời chiến binh nay cũng đã xa rồi, binh đoàn Tây Tiến cũng đã xa rồi, tất cả chỉ còn lại trong hồi ức mà thôi. Có thể thấy từ “xa rồi” cũng chính là điểm rơi thấp nhất của câu thơ này, nó giống như một khoảng hụt hẫng khi những kỷ niệm chỉ giống như những thước phim trôi qua để lại biết bao nhiêu cảm xúc đong đầy.
Nỗi nhớ đầu tiên được nhắc tới chính là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến. Giữa khoảng không gian nhớ thương quá rộng lớn, mênh mang, da diết, cồn cào, tâm trí của nhà thơ không biết đặt để vào đâu cho phải, thế nên mới tạo ra một cách dùng từ thật lạ: “nhớ chơi vơi”. Chỉ với hai câu thơ đầu tiên, những ký ức gắn với binh đoàn đã từ từ hiện ra lung linh huyền diệu, trong chuyến độc hành quay về với những ký ức, nhà thơ Quang Dũng thêm một lần đi lại những con đường đã qua.
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Từ hai câu thơ khơi nguồn đầy thiết tha trìu mến ấy, mạch chảy dòng tâm sự hoài niệm của nhà thơ mở ra lan tỏa như mỗi chuỗi kỉ niệm giờ đây thức dậy, lay động và xôn xao trong lòng. Hai địa danh Sài Khao, Mường Lát vốn dĩ là những mốc không gian địa lý in đẫm kỷ niệm của một thời chiến binh nay trở thành mốc thời gian lịch sử giúp người chiến sĩ năm nao nhớ lại những kỷ niệm trong bao chặng được hành quân vất vả. Và ở câu thơ tiếp theo này, hình ảnh “đoàn quân mỏi” giữa Sài Khao sương lấp đập mạnh gây ấn tượng. Sự chân thực sinh động của hình ảnh thơ khiến ta như hình dung Thấy tư thế, dáng vẻ của đoàn quân trong gian lao, cơ cực của những ngày phải đương đầu với trận mạc, đối đầu với thiếu thốn, khó khăn. Chân thực song cũng rất lãng mạn khi hình ảnh đoàn quân mỏi lại được miêu tả trong một khung cảnh đẹp huyền ảo của thiên nhiên. Những tiếng sương lấp, hoa về, đêm hơi khiến cho toàn bộ cảnh thực chợt nhòa đi, gây được ấn tượng nhiều chiều trung, tâm trí người đọc. Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” nhanh chóng kéo bạn đọc trở về với sự cân bằng. Không gian được liên tưởng tới là địa danh Mường Lát trong những cuộc hành quân đẫm sương đêm, hoa nở giữa rừng thơm ngát, khiến những bước chân giữa đêm khuya tưởng nặng nề những nay lại được tiếp thêm sức mạnh. Cũng với hình ảnh đoàn quân cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà thơ Tô Hữu lại mở ra một trường liên tưởng khác:
“Những đường Việt Bắc của ta,
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
Thiên nhiên như cùng hát lên, cùng âm điệu với khúc quân hành của người lính ra trận. Còn trong thơ Quang Dũng, bối cảnh thiên nhiên hiện ra trong kí ức và tâm trạng là những hình ảnh sóng đôi của sự trái ngược:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.”
Đây là đoạn thơ mang dáng dấp của một bài thơ tứ tuyệt, đặc tả bước hành quân gian lao của người lính vệ quốc mở ra trong không gian nhiều chiều. Thiên nhiên Tây Bắc hiểm trở, gập ghềnh cũng được vẽ ra một cách chân thực ở đoạn thơ này. Ta như nghe thấy bước chân và hơi thở trên đường trường chiến gian lao của người lính qua câu thơ đầy những vần trắc: "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm". Những con dốc là hình ảnh đầu tiên được đề cập tới. Những con dốc được miêu tả bằng từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm” khiến người đọc dễ dàng liên tưởng tới địa hình gấp gãy. Từ dốc này đến dốc khác, liên tiếp nối nhau, con đường hành quân phía trước vừa khó đi, vừa nguy hiểm. Chưa dừng lại ở đó, câu thơ thứ hai miêu tả độ cao của những ngọn núi nơi đây.
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Hình ảnh những người lính trên chặng đường hành quân với những khoảnh khắc tinh nghịch, dí dỏm, đậm chất lính. Đường hành quân dài thăm thẳm muôn trùng, có khoảnh khắc đi lên cao tới mức tưởng như đang đi giữa biển mây. Đây cũng là nguyên cớ có hình ảnh nhân hóa “súng ngửi trời”. Cảm giác của người đọc liên tưởng tới khung cảnh đầu mũi súng chạm vào mây, người lính tinh nghịch dí dỏm liên tưởng tới hình ảnh súng đang chạm tới trời. Chi tiết này càng thể hiện sự hào hoa, lãng mạn trong chất thơ của Quang Dũng. Nó rất giống với liên tưởng trong thơ của Chính Hữu:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
(“Đồng chí”)
Cảnh vừa khắc nghiệt, gian khổ, đan xen nét tinh nghịch của anh bộ đội cụ Hồ chính là điểm nhấn cho đoạn thơ này. Chưa dừng lại ở đó, cảnh thiên nhiên Tây Bắc còn được tái hiện trong câu thơ tiếp theo:
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”
Biết bao nhiêu gian lao thử thách, vừa như muốn quật ngã người lính cách mạng, lại vừa như kích thích họ đi tới, dẫn tới của sự chinh phục. Cảnh rừng núi hiểm trở với dốc lên khúc khuỷu, với hun hút cồn mây, với độ cao thấp đến choáng ngợp của "ngàn thước lên cao ngàn thước xuống", khiến người đọc dường như đang chơi một trò bập bênh chóng mặt. Núi cao thì cao vời vợi, vực sâu thì sâu thăm thẳm. Câu thơ mang dáng dấp của hai vế tiểu đối sử dụng các cặp từ đối lập để đặc tả địa thế hiểm trở của núi rừng nơi đây. Thế nhưng sau tất cả những gian khổ đe dọa bởi địa hình hiểm trở, người ta vẫn nhìn thấy sự sống của con người khi dừng lại ngắm nhìn những nếp nhà Pha Luông:
“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Những nếp nhà Pha Luông nằm giữa biển mưa bụi, mưa nhẹ nhàng, êm đềm. Những chiến sĩ Tây Tiến dừng chân nơi đèo cao, ngắm nhìn khoảnh khắc bình yên hiếm hoi sau những chặng đường hành quân vất vả. Tôi tự hỏi lòng mình, trong giây phút được lắng lại nhiều phần tâm hồn như vậy, người chiến binh Tây Tiến liệu có đang nhớ về quê hương của mình hay không?
Hoài niệm về đoàn binh Tây Tiến còn có hình ảnh người lính dẫn chặng đường hành quân vất vả bởi núi cao, vực sâu, mưa sa, sương phủ, không ít người trong số họ đã gục ngã, Quang Dũng không hề giấu giếm hiện thực đau thương ấy, nhà thơ tái hiện lại trong những vần thơ của mình:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Nhà thơ nói về "anh bạn" là nói về những đồng chí, đồng đội của mình, ngày nối ngày, đêm nối đêm, mưa nắng đói rét bệnh tật thiếu thốn mệt mỏi tới mức kiệt sức. Từ "gục" có phần nặng nề nhưng bị xóa nhòa đi và được cân bằng trở lại, bằng hình ảnh "bỏ quên đời". Cái chết với người lính Tây Tiến rất đỗi nhẹ nhàng và thanh thản. Kết cấu đối sánh đan xen giữa thiên nhiên và con người tạo nên một sự đối chiếu thầm lặng để rồi từ đó tôn vinh sức mạnh của con người, dù con người có nhỏ bé trước thiên nhiên hiểm trở và dữ dội, hiểm nguy đe dọa họ từ mọi phía, mọi nơi
Giữa những gập ghềnh, gấp gãy nơi rừng thiêng nước độc, người lính còn bị đe dọa bởi thác dữ, thú rừng:
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.”
“Chiều chiều” và “đêm đêm” diễn tả khoảng thời gian tuần hoàn, lặp đi lặp lại. Điều này chứng tỏ thác dữ, thú rừng không phải xuất hiện ngày một ngày hai, mà lặp đi lặp lại ngày nào cũng như vậy. Sự đe dọa dường như bủa vây từ mọi phía, người lính trong hoàn cảnh phải chống chọi với thiên nhiên núi rừng khắc nghiệt. Thế nhưng, giữa nơi rừng thiêng nước qua con mắt hào hoa lãng mạn của chiến binh Tây Tiến một thời người ta vẫn nhìn thấy được những khung cảnh bình yên, nỗi nhớ chợt ùa về Mai Châu xinh đẹp:
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Hình ảnh gắn với tình quân dân chợt hiện về, đó là khoảnh khắc những bữa ăn của đồng bào chuẩn bị cho cán bộ cách mạng, để rồi sau bao tháng ngày nhớ lại, vẫn thấy vương vấn đâu đây nếp nhà cơm lên khói, những bữa cơm tỏa thơm nếp xôi. Trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” Chế Lan Viên từng viết:
“Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn nhớ tỏa mùi hương.”
Trong những vần thơ này, Quang Dũng đã lựa chọn một địa danh có tên nghe thật mềm mại, êm ái, gợi ra sự bình yên “Mai Châu” nếu như không lựa chọn địa danh này mà thay nó bằng “Lai Châu” có lẽ sự duyên dáng của câu thơ sẽ vơi đi vài phần. Đặc biệt lưu ý, ở trong câu thơ cuối có một danh từ nghe rất lạ, đó là “mùa em”. Đất trời có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nhưng trong những vần thơ của nhà thơ Quang Dũng lại có một mùa thật lạ đó là mùa em. Mùa em là mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước, mùa em đi phát rẫy làm nương, mùa ta gặp nhau mùa trao yêu thương mùa vương luyến nhớ để xa rồi sẽ mãi mãi không quên. Mùa em ở đây cũng chính là mùa của sự đủ đầy.
Với những kỉ niệm về binh đoàn Tây Tiến rất khó mờ phai trong tâm trí, lại thêm bút pháp hoài niệm rất đỗi tài hoa, qua hàng loạt những hình ảnh trái ngược mà hài hoà bổ sung cho nhau, Quang Dũng đã làm sống dậy hình ảnh người lính Tây Tiến, rừng núi Tây Tiến trong nỗi nhớ thật chơi vơi về Tây Tiến. Những chuỗi kỉ niệm về thiên nhiên và con người đó như những thước phim vừa chân thực sinh động vừa rất huyền ảo, tình cảm và tài hoa đã góp phần tạo nên thành công cả về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. Cái hay của nhà thơ này là bên cạnh những nét đậm tô hiện thực, Quang Dũng vẫn bộc lộ rõ những góc nhìn đầy lãng mạn của một chàng trai Hà Nội. Có người nhận định rằng với bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng đã dựng nên bức tượng đài bằng thơ về hình tượng người lính đánh Pháp trong cuộc kháng chiến mà dũng cảm và cũng đầy chất thơ của nhân dân ta.
Đọc đoạn thơ, ta hiểu thêm về người lính Tây Tiến, hiểu thêm những điều ẩn phía sau của “đoàn binh không mọc tóc” và hiểu hơn về nguồn cội của sức mạnh mà người lính đem vào trận chiến. Yêu quý, khâm phục, tự hào là những dư vang tha thiết trong lòng người đọc khi biết về binh đoàn Tây Tiến qua vần thơ của Quang Dũng.
Chúng ta đã cùng nhau luyện đề số 1 - phân tích bài thơ "Tây Tiến". Mời các bạn tiếp tục tham khảo đề số 2 và đề số 3 ở phần bình luận bên dười.
Sửa lần cuối: