Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2010 Bộ triển khai chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho 15.800 hiệu trưởng trường phổ thông và 1.200 cán bộ quản lý giáo dục.
Đây là chương trình trong Đề án “Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore 2008 - 2010” nhằm phát triển năng lực của hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam và cán bộ quản lý giáo dục về lãnh đạo và quản lý nhà trường.
Những người được tham dự khóa học này là hiệu trưởng các trường Tiểu học, THCS,THPT, PTCS,PTTH, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trưởng phòng Giáo dục, trưởng, phó các phòng thuộc Sở GD-ĐT.
Nội dung chương trình gồm 7 chuyên đề (học trong 10 ngày bao gồm cả đi thực tế trong thời gian tập huấn) và 1 tuần tham quan tập huấn trong nước hoặc nước ngoài.
Bao gồm: Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông; Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông; Văn hóa nhà trường; Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông; Lãnh đạo phát triển đội ngũ; Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông; Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông; Nghiên cứu thực tế bao gồm các chương trình tham quan; học tập thực tiễn lãnh đạo và quản lý giáo dục trong nước và nước ngoài.
Theo Hồng Hạnh - Dân Trí
Đây là chương trình trong Đề án “Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam - Singapore 2008 - 2010” nhằm phát triển năng lực của hiệu trưởng trường phổ thông Việt Nam và cán bộ quản lý giáo dục về lãnh đạo và quản lý nhà trường.
Những người được tham dự khóa học này là hiệu trưởng các trường Tiểu học, THCS,THPT, PTCS,PTTH, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trưởng phòng Giáo dục, trưởng, phó các phòng thuộc Sở GD-ĐT.
Nội dung chương trình gồm 7 chuyên đề (học trong 10 ngày bao gồm cả đi thực tế trong thời gian tập huấn) và 1 tuần tham quan tập huấn trong nước hoặc nước ngoài.
Bao gồm: Đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông; Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông; Văn hóa nhà trường; Lập kế hoạch chiến lược trường phổ thông; Lãnh đạo phát triển đội ngũ; Huy động nguồn lực phát triển trường phổ thông; Phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông; Nghiên cứu thực tế bao gồm các chương trình tham quan; học tập thực tiễn lãnh đạo và quản lý giáo dục trong nước và nước ngoài.
Theo Hồng Hạnh - Dân Trí