rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Dưới đây là 10 lời hứa chúng ta nói với người kia. Chúng ta tin rằng mỗi lời hứa đó sẽ giúp chúng ta đạt được hạnh phúc lâu dài trong hôn nhân. Đây là lý do tại sao:
1. “Tôi hứa tôn trọng, ngưỡng mộ và đánh giá cao con người bạn đang là, cũng như con người mà bạn ao ước trở thành.”
Nghiên cứu về những ảo tưởng tích cực cho thấy khi nhìn người yêu dưới ánh sáng tích cực thì có lợi cho mối quan hệ - đánh giá cao những phẩm chất tích cực của họ hơn là lải nhải về những khuyết điểm của họ. Điều này không chỉ làm cho mối quan hệ thỏa mãn hơn mà những ảo tưởng tích cực còn giúp 2 người cảm thấy tốt hơn về bản thân họ [1]. Vì vậy, trong phần đầu tiên của lời thề này, chúng ta hứa sẽ luôn luôn nhìn thấy mặt tốt nhất ở người kia.
Trong phần hai của lời thề, đối tác và tôi hứa sẽ ủng hộ những nỗ lực để trưởng thành và cải thiện bản thân của người kia theo thời gian. Đây được gọi là hiện tượng Michelangelo, và nghiên cứu cho thấy việc ủng hộ sự thay đổi bản thân của đối tác có lợi cho cả đối tác và mối quan hệ [2]. Điều quan trọng là, tôi không hứa giúp đối tác cải thiện bản thân theo cách tôi muốn anh ấy cải thiện, mà theo cách anh ấy muốn cải thiện bản thân, và ngược lại. Nó nói về việc ủng hộ những mục tiêu cá nhân của riêng đối tác.
2. “Tôi hứa ủng hộ và bảo vệ quyền tự do của bạn; vì dù cuộc sống của chúng ta bện vào nhau thì những sự lựa chọn của bạn vẫn là của một mình bạn.”
Lời thề này rút ra từ nghiên cứu về sự tự chủ (autonomy). Dù con người là những sinh vật xã hội đều cần và yêu thích những mối quan hệ, thì điều quan trọng với chúng ta là duy trì tính chất cá nhân của chúng ta. Cụ thể là, chúng ta cần cảm giác rằng những quyết định mà chúng ta đưa ra thực sự đến từ chúng ta. Khi con người cảm thấy bị cưỡng bức phải đưa ra sự lựa chọn thì họ ít hạnh phúc và thỏa mãn. Và sự thiếu hạnh phúc đó là vấn đề của những mối quan hệ [3]. Trong lời thề này, tôi và đối tác hứa tránh gây áp lực, khiến người kia cảm thấy có lỗi hoặc cưỡng bức người kia đưa ra quyết định, thay vào đó là luôn tôn trọng quyền đưa ra lựa chọn của người kia.
3. “Tôi hứa tìm cách để hiểu một cách sâu sắc những ước muốn, khao khát, những nỗi sợ và những giấc mơ của bạn.”
Lời thề này rút ra từ nghiên cứu về sự đáp ứng, bao gồm sự nhạy cảm đáp ứng những nhu cầu của đối tác. Nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu của người khác là một nền tảng của những mối quan hệ lành mạnh [4]. Tuy nhiên, bạn không thể đáp ứng được những nhu cầu của đối tác nếu bạn không biết chúng là gì. Hiểu được đối tác là bước đầu tiên để trở nên biết đáp ứng, đó là lí do tại sao chúng ta hứa tìm cách để có được sự thấu hiểu sâu sắc người kia.
4. “Tôi hứa luôn luôn nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu của bạn; không phải vì nghĩa vụ mà vì tôi vui khi thấy bạn hạnh phúc.”
Khi chúng ta xác định được những nhu cầu của người kia là gì thì tôi và đối tác hứa sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng những nhu cầu đó. Tất nhiên điều này nói dễ hơn làm. Đôi khi, đem lại cho đối tác điều họ cần đòi hỏi bạn phải có những sự hy sinh khó khăn.
Nghiên cứu về sự hy sinh cho thấy điều quan trọng là không hy sinh vì những lý do dựa trên sự né tránh, như cảm giác bạn “nên” cho đối tác một thứ gì đó. Cả hai người sẽ tốt hơn khi bất kì sự hy sinh nào được thực hiện vì những động cơ tiếp cận như chân thành mong muốn làm đối tác hạnh phúc [5]. Vì vậy với lời thề này, tôi và đối tác đang hứa với nhau là khi chúng tôi hy sinh vì người kia, chúng tôi sẽ chỉ làm với tình yêu và sự quan tâm, và không làm với sự không muốn hoặc tức giận. Nếu và khi chúng tôi không thể hy sinh vì những lý do thích hợp thì có lẽ tốt hơn là không hy sinh.
5. “Tôi hứa ở bên bạn khi bạn cần, bất cứ khi nào bạn cần tôi.”
Lời thề này dựa trên nghiên cứu về một nhân vật gắn bó tốt: người mà bạn hay dựa vào nhất trong cuộc sống của bạn để được hỗ trợ. Với lời thề này, chúng ta hứa ở bên người kia khi một trong hai người đang đau buồn: đây là cái mà các nhà nghiên cứu gọi là một “thiên đường an toàn” [6].
6. Tôi hứa nuôi dưỡng những mục tiêu và tham vọng của bạn; hỗ trợ bạn khi bạn gặp rủi ro và chúc mừng những thắng lợi của bạn.
Lời thề này tiết lộ mặt khác của việc trở thành một nhân vật gắn bó tốt: ở bên đối tác của bạn khi họ không đau khổ. Về cơ bản, cả tôi và đối tác đều muốn biết rằng chúng tôi có thể chấp nhận những rủi ro, phạm phải sai lầm và về nhà với một người bạn đời hỗ trợ vào cuối ngày. Để cho đối tác của bạn đi ra ngoài và chinh phục những mục tiêu của họ, biết rằng bạn đang ở phía sau cổ vũ họ, được gọi là một ”nền tảng an toàn” [7].
7. “Tôi hứa giữ cho cuộc sống của chúng ta thú vị, phiêu lưu và đầy đam mê.”
Chúng tôi rút ra điều này từ nghiên cứu về lý thuyết sự mở rộng cái tôi (self-expansion theory), cho thấy các cặp vợ chồng hạnh phúc hơn khi họ cùng tham gia vào những việc mới mẻ, thú vị [8]. Về cơ bản, chúng tôi hứa với nhau sẽ không để cho mối quan hệ của chúng tôi trở nên tẻ nhạt, buồn chán [9]. Chúng tôi sẽ tiếp tục tán tỉnh nhau, tiếp tục đi du lịch và khám phá cùng nhau và tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm mới và thú vị với nhau cho đến hết đời.
8. “Tôi hứa sẽ kiên nhẫn khi gặp những lúc khó khăn, biết rằng bất kỳ thử thách nào chúng tôi có thể đối mặt thì chúng tôi sẽ cùng chế ngự chúng.”
Đây là lời thề giữ sự cam kết với nhau. Nghiên cứu cho thấy bằng cách có sự cam kết này – nơi chúng ta định ở bên nhau những lúc khó khăn và tốt đẹp – chúng ta có thể đối mặt tốt hơn với bất kì nghịch cảnh nào có thể xuất hiện. Đây là vì khi một cặp xem bản thân họ như một hội lâu bền thì quan điểm của họ về những vấn đề có xu hướng chuyển từ “tôi chống lại bạn” thành “chúng ta chống lại vấn đề”. Các nhà nghiên cứu gọi đây là “sự thay đổi của động cơ”: sự cam kết giúp con người dừng việc xử lý những xung đột như là được-mất, thắng-thua, thay vào đó giữ sự thỏa mãn, hạnh phúc của đối tác và mối quan hệ của họ trong tâm trí [10]. Vì vậy, bằng cách hành động giống như một đội, chúng ta sẽ ở vào một vị trí tốt hơn để cùng đối mặt với những thách thức.
9. “Tôi hứa sẽ đối xử với bạn với lòng từ bi trên cả sự công bằng, vì chúng ta là một đội, bây giờ và mãi mãi.”
Lời thề này rút từ nghiên cứu về sự định hướng chung. Nghĩa là bạn đóng góp vào mối quan hệ của bạn dựa trên điều gì là cần và dựa trên cái gì bạn phải cho [11]. Với lời thề này, chúng ta hứa sẽ không đòi hỏi nhau đóng góp vào mối quan hệ một cách công bằng (“Tôi đã rửa bát hôm qua, nên hôm nay bạn nên rửa bát”). Thay vào đó, chúng ta hứa luôn luôn nỗ lực để đóng góp những gì chúng ta có thể, dựa trên những nhu cầu của đối tác của chúng ta (“Bạn về nhà rất trễ và có một ngày căng thẳng – tối nay tôi sẽ rửa bát”). Sự sẵn sàng cho đi trong mối quan hệ mà không quan tâm nhiều đến những gì chúng ta sẽ nhận lại, có liên quan đến những kết quả tích cực trong mối quan hệ [12].
10. “Tôi hứa sẽ thổ lộ với bạn hằng ngày rằng tôi biết mình may mắn như thế nào khi có bạn trong cuộc sống của tôi.”
Lời thề cuối này chúng tôi rút từ nghiên cứu về cảm xúc của lòng biết ơn [13]. Khi con người cảm thấy biết ơn đối tác của họ, thì họ hạnh phúc hơn và cam kết hơn với mối quan hệ của họ. Và khi họ bộc lộ lòng biết ơn với đối tác của họ thì người ấy cảm thấy được cảm kích, điều đó làm cả hai hạnh phúc hơn, cam kết hơn và đánh giá cao bản thân họ hơn. Nó là một chu kì tuyệt vời của điều tốt đẹp. Vì vậy trong lời thề này, tôi và đối tác hứa sẽ không bao giờ xem thường người kia mà đúng hơn là cảm kích những gì chúng tôi có và bày tỏ sự đánh giá cao với người kia thường xuyên hơn.
1. Murray, S. L., Holmes, J. G., & Griffin, D. W. (1996). The benefits of positive illusions: Idealization and the construction of satisfaction in close relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 70, 79-98.
2. Drigotas, S. M., Rusbult, C. E., Wieselquist, J., & Whitton, S. W. (1999). Close partner as sculptor of the ideal self: Behavioral affirmation and the Michelangelo phenomenon. Journal of Personality and Social Psychology, 77, 293-323.
3. Knee, C. R., Lonsbary, C., Canevello, A., & Patrick, H. (2005). Self-determination and conflict in romantic relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 89, 997-1009.
4. Reis, H. T., Clark, M. S., & Holmes, J. G. (2004). Perceived partner responsiveness as an organizing construct in the study of intimacy and closeness. In D. J. Mashek & A. P. Aron (Eds.), Handbook of closeness and intimacy (pp. 201-225). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
5. Impett, E. A., Gable, S. L., & Pepau, L. A. (2005). Giving up and giving in: The costs and benefits of daily sacrifice in romantic relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 89, 327-344.
6. Collins, N. L., & Feeney, B. C. (2001). A safe haven: An attachment theory perspective on support seeking and caregiving in intimate relationship. Journal of Personality and Social Psychology, 78, 1053-1073.
7. Feeney, B. C., & Thrush, R. L. (2010). Relationship influences on exploration in adulthood: The characteristics and function of a secure base. Journal of Personality and Social Psychology, 98, 51-76.
8. Aron, A., Norman, C. C., Aron, E. N., McKenna, C., & Heyman, R. E. (2000). Couples’ shared participation in novel and arousing activities and experienced relationship quality. Journal of Personality and Social Psychology, 78, 273-284.
9. Tsapelas, I., Aron, A., & Orbuch, T. (2009). Marital boredom now predicts less satisfaction 9 years later. Psychological Science, 20, 543-545.
10. Rusbult, C. E., Olsen, N., Davis, J. L., & Hannon, P. A. (2001). Commitment and relationship maintenance mechanisms. In J. Harvey & A. Wenzel (Eds.), Close romantic relationships: Maintenance and enhancement (pp. 87-113). Mahwah, NJ: Erlbaum.
11. Clark, M.S., & Mills, J. (2012). Communal (and exchange) relationships. In P.A.M. Van Lange, A. W. Kruglanski, E.T. Higgins (Eds.), Handbook of Theories of Social Psychology (pp. 232-250). Thousand Oaks, CA, Sage.
12. Kogan, A., Impett, E., Oveis, C. Hui, B., Gordon, A. Keltner, D. (2010). When giving feels good: The intrinsic benefits of sacrifice in romantic relationships for the communally motivated. Psychological Science, 21, 1918-1924.
13. Gordon, A. M., Impett, E. A., Kogan, A., Oveis, C., & Keltner, D. (2012). To have and to hold: Gratitude promotes relationship maintenance in intimate bonds. Journal of Personality and Social Psychology, 103, 257-274.
Nguồn
Ten Research-Based Wedding Vows
Getting married? Love science? Me too!
Published on January 7, 2014 by Samantha Joel, M.A. in Dating Decisions
PsychologyToday
1. “Tôi hứa tôn trọng, ngưỡng mộ và đánh giá cao con người bạn đang là, cũng như con người mà bạn ao ước trở thành.”
Nghiên cứu về những ảo tưởng tích cực cho thấy khi nhìn người yêu dưới ánh sáng tích cực thì có lợi cho mối quan hệ - đánh giá cao những phẩm chất tích cực của họ hơn là lải nhải về những khuyết điểm của họ. Điều này không chỉ làm cho mối quan hệ thỏa mãn hơn mà những ảo tưởng tích cực còn giúp 2 người cảm thấy tốt hơn về bản thân họ [1]. Vì vậy, trong phần đầu tiên của lời thề này, chúng ta hứa sẽ luôn luôn nhìn thấy mặt tốt nhất ở người kia.
Trong phần hai của lời thề, đối tác và tôi hứa sẽ ủng hộ những nỗ lực để trưởng thành và cải thiện bản thân của người kia theo thời gian. Đây được gọi là hiện tượng Michelangelo, và nghiên cứu cho thấy việc ủng hộ sự thay đổi bản thân của đối tác có lợi cho cả đối tác và mối quan hệ [2]. Điều quan trọng là, tôi không hứa giúp đối tác cải thiện bản thân theo cách tôi muốn anh ấy cải thiện, mà theo cách anh ấy muốn cải thiện bản thân, và ngược lại. Nó nói về việc ủng hộ những mục tiêu cá nhân của riêng đối tác.
2. “Tôi hứa ủng hộ và bảo vệ quyền tự do của bạn; vì dù cuộc sống của chúng ta bện vào nhau thì những sự lựa chọn của bạn vẫn là của một mình bạn.”
Lời thề này rút ra từ nghiên cứu về sự tự chủ (autonomy). Dù con người là những sinh vật xã hội đều cần và yêu thích những mối quan hệ, thì điều quan trọng với chúng ta là duy trì tính chất cá nhân của chúng ta. Cụ thể là, chúng ta cần cảm giác rằng những quyết định mà chúng ta đưa ra thực sự đến từ chúng ta. Khi con người cảm thấy bị cưỡng bức phải đưa ra sự lựa chọn thì họ ít hạnh phúc và thỏa mãn. Và sự thiếu hạnh phúc đó là vấn đề của những mối quan hệ [3]. Trong lời thề này, tôi và đối tác hứa tránh gây áp lực, khiến người kia cảm thấy có lỗi hoặc cưỡng bức người kia đưa ra quyết định, thay vào đó là luôn tôn trọng quyền đưa ra lựa chọn của người kia.
3. “Tôi hứa tìm cách để hiểu một cách sâu sắc những ước muốn, khao khát, những nỗi sợ và những giấc mơ của bạn.”
Lời thề này rút ra từ nghiên cứu về sự đáp ứng, bao gồm sự nhạy cảm đáp ứng những nhu cầu của đối tác. Nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu của người khác là một nền tảng của những mối quan hệ lành mạnh [4]. Tuy nhiên, bạn không thể đáp ứng được những nhu cầu của đối tác nếu bạn không biết chúng là gì. Hiểu được đối tác là bước đầu tiên để trở nên biết đáp ứng, đó là lí do tại sao chúng ta hứa tìm cách để có được sự thấu hiểu sâu sắc người kia.
4. “Tôi hứa luôn luôn nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu của bạn; không phải vì nghĩa vụ mà vì tôi vui khi thấy bạn hạnh phúc.”
Khi chúng ta xác định được những nhu cầu của người kia là gì thì tôi và đối tác hứa sẽ cố gắng hết sức để đáp ứng những nhu cầu đó. Tất nhiên điều này nói dễ hơn làm. Đôi khi, đem lại cho đối tác điều họ cần đòi hỏi bạn phải có những sự hy sinh khó khăn.
Nghiên cứu về sự hy sinh cho thấy điều quan trọng là không hy sinh vì những lý do dựa trên sự né tránh, như cảm giác bạn “nên” cho đối tác một thứ gì đó. Cả hai người sẽ tốt hơn khi bất kì sự hy sinh nào được thực hiện vì những động cơ tiếp cận như chân thành mong muốn làm đối tác hạnh phúc [5]. Vì vậy với lời thề này, tôi và đối tác đang hứa với nhau là khi chúng tôi hy sinh vì người kia, chúng tôi sẽ chỉ làm với tình yêu và sự quan tâm, và không làm với sự không muốn hoặc tức giận. Nếu và khi chúng tôi không thể hy sinh vì những lý do thích hợp thì có lẽ tốt hơn là không hy sinh.
5. “Tôi hứa ở bên bạn khi bạn cần, bất cứ khi nào bạn cần tôi.”
Lời thề này dựa trên nghiên cứu về một nhân vật gắn bó tốt: người mà bạn hay dựa vào nhất trong cuộc sống của bạn để được hỗ trợ. Với lời thề này, chúng ta hứa ở bên người kia khi một trong hai người đang đau buồn: đây là cái mà các nhà nghiên cứu gọi là một “thiên đường an toàn” [6].
6. Tôi hứa nuôi dưỡng những mục tiêu và tham vọng của bạn; hỗ trợ bạn khi bạn gặp rủi ro và chúc mừng những thắng lợi của bạn.
Lời thề này tiết lộ mặt khác của việc trở thành một nhân vật gắn bó tốt: ở bên đối tác của bạn khi họ không đau khổ. Về cơ bản, cả tôi và đối tác đều muốn biết rằng chúng tôi có thể chấp nhận những rủi ro, phạm phải sai lầm và về nhà với một người bạn đời hỗ trợ vào cuối ngày. Để cho đối tác của bạn đi ra ngoài và chinh phục những mục tiêu của họ, biết rằng bạn đang ở phía sau cổ vũ họ, được gọi là một ”nền tảng an toàn” [7].
7. “Tôi hứa giữ cho cuộc sống của chúng ta thú vị, phiêu lưu và đầy đam mê.”
Chúng tôi rút ra điều này từ nghiên cứu về lý thuyết sự mở rộng cái tôi (self-expansion theory), cho thấy các cặp vợ chồng hạnh phúc hơn khi họ cùng tham gia vào những việc mới mẻ, thú vị [8]. Về cơ bản, chúng tôi hứa với nhau sẽ không để cho mối quan hệ của chúng tôi trở nên tẻ nhạt, buồn chán [9]. Chúng tôi sẽ tiếp tục tán tỉnh nhau, tiếp tục đi du lịch và khám phá cùng nhau và tiếp tục chia sẻ những kinh nghiệm mới và thú vị với nhau cho đến hết đời.
8. “Tôi hứa sẽ kiên nhẫn khi gặp những lúc khó khăn, biết rằng bất kỳ thử thách nào chúng tôi có thể đối mặt thì chúng tôi sẽ cùng chế ngự chúng.”
Đây là lời thề giữ sự cam kết với nhau. Nghiên cứu cho thấy bằng cách có sự cam kết này – nơi chúng ta định ở bên nhau những lúc khó khăn và tốt đẹp – chúng ta có thể đối mặt tốt hơn với bất kì nghịch cảnh nào có thể xuất hiện. Đây là vì khi một cặp xem bản thân họ như một hội lâu bền thì quan điểm của họ về những vấn đề có xu hướng chuyển từ “tôi chống lại bạn” thành “chúng ta chống lại vấn đề”. Các nhà nghiên cứu gọi đây là “sự thay đổi của động cơ”: sự cam kết giúp con người dừng việc xử lý những xung đột như là được-mất, thắng-thua, thay vào đó giữ sự thỏa mãn, hạnh phúc của đối tác và mối quan hệ của họ trong tâm trí [10]. Vì vậy, bằng cách hành động giống như một đội, chúng ta sẽ ở vào một vị trí tốt hơn để cùng đối mặt với những thách thức.
9. “Tôi hứa sẽ đối xử với bạn với lòng từ bi trên cả sự công bằng, vì chúng ta là một đội, bây giờ và mãi mãi.”
Lời thề này rút từ nghiên cứu về sự định hướng chung. Nghĩa là bạn đóng góp vào mối quan hệ của bạn dựa trên điều gì là cần và dựa trên cái gì bạn phải cho [11]. Với lời thề này, chúng ta hứa sẽ không đòi hỏi nhau đóng góp vào mối quan hệ một cách công bằng (“Tôi đã rửa bát hôm qua, nên hôm nay bạn nên rửa bát”). Thay vào đó, chúng ta hứa luôn luôn nỗ lực để đóng góp những gì chúng ta có thể, dựa trên những nhu cầu của đối tác của chúng ta (“Bạn về nhà rất trễ và có một ngày căng thẳng – tối nay tôi sẽ rửa bát”). Sự sẵn sàng cho đi trong mối quan hệ mà không quan tâm nhiều đến những gì chúng ta sẽ nhận lại, có liên quan đến những kết quả tích cực trong mối quan hệ [12].
10. “Tôi hứa sẽ thổ lộ với bạn hằng ngày rằng tôi biết mình may mắn như thế nào khi có bạn trong cuộc sống của tôi.”
Lời thề cuối này chúng tôi rút từ nghiên cứu về cảm xúc của lòng biết ơn [13]. Khi con người cảm thấy biết ơn đối tác của họ, thì họ hạnh phúc hơn và cam kết hơn với mối quan hệ của họ. Và khi họ bộc lộ lòng biết ơn với đối tác của họ thì người ấy cảm thấy được cảm kích, điều đó làm cả hai hạnh phúc hơn, cam kết hơn và đánh giá cao bản thân họ hơn. Nó là một chu kì tuyệt vời của điều tốt đẹp. Vì vậy trong lời thề này, tôi và đối tác hứa sẽ không bao giờ xem thường người kia mà đúng hơn là cảm kích những gì chúng tôi có và bày tỏ sự đánh giá cao với người kia thường xuyên hơn.
1. Murray, S. L., Holmes, J. G., & Griffin, D. W. (1996). The benefits of positive illusions: Idealization and the construction of satisfaction in close relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 70, 79-98.
2. Drigotas, S. M., Rusbult, C. E., Wieselquist, J., & Whitton, S. W. (1999). Close partner as sculptor of the ideal self: Behavioral affirmation and the Michelangelo phenomenon. Journal of Personality and Social Psychology, 77, 293-323.
3. Knee, C. R., Lonsbary, C., Canevello, A., & Patrick, H. (2005). Self-determination and conflict in romantic relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 89, 997-1009.
4. Reis, H. T., Clark, M. S., & Holmes, J. G. (2004). Perceived partner responsiveness as an organizing construct in the study of intimacy and closeness. In D. J. Mashek & A. P. Aron (Eds.), Handbook of closeness and intimacy (pp. 201-225). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
5. Impett, E. A., Gable, S. L., & Pepau, L. A. (2005). Giving up and giving in: The costs and benefits of daily sacrifice in romantic relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 89, 327-344.
6. Collins, N. L., & Feeney, B. C. (2001). A safe haven: An attachment theory perspective on support seeking and caregiving in intimate relationship. Journal of Personality and Social Psychology, 78, 1053-1073.
7. Feeney, B. C., & Thrush, R. L. (2010). Relationship influences on exploration in adulthood: The characteristics and function of a secure base. Journal of Personality and Social Psychology, 98, 51-76.
8. Aron, A., Norman, C. C., Aron, E. N., McKenna, C., & Heyman, R. E. (2000). Couples’ shared participation in novel and arousing activities and experienced relationship quality. Journal of Personality and Social Psychology, 78, 273-284.
9. Tsapelas, I., Aron, A., & Orbuch, T. (2009). Marital boredom now predicts less satisfaction 9 years later. Psychological Science, 20, 543-545.
10. Rusbult, C. E., Olsen, N., Davis, J. L., & Hannon, P. A. (2001). Commitment and relationship maintenance mechanisms. In J. Harvey & A. Wenzel (Eds.), Close romantic relationships: Maintenance and enhancement (pp. 87-113). Mahwah, NJ: Erlbaum.
11. Clark, M.S., & Mills, J. (2012). Communal (and exchange) relationships. In P.A.M. Van Lange, A. W. Kruglanski, E.T. Higgins (Eds.), Handbook of Theories of Social Psychology (pp. 232-250). Thousand Oaks, CA, Sage.
12. Kogan, A., Impett, E., Oveis, C. Hui, B., Gordon, A. Keltner, D. (2010). When giving feels good: The intrinsic benefits of sacrifice in romantic relationships for the communally motivated. Psychological Science, 21, 1918-1924.
13. Gordon, A. M., Impett, E. A., Kogan, A., Oveis, C., & Keltner, D. (2012). To have and to hold: Gratitude promotes relationship maintenance in intimate bonds. Journal of Personality and Social Psychology, 103, 257-274.
Nguồn
Ten Research-Based Wedding Vows
Getting married? Love science? Me too!
Published on January 7, 2014 by Samantha Joel, M.A. in Dating Decisions
PsychologyToday