rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Hầu hết các phụ huynh nghĩ rằng họ “nên” dừng la hét, nhưng họ không tin là có cách để nhận được sự chú ý của đứa con. Sau cùng, công việc của chúng ta là dạy chúng, và làm sao chúng ta có thể khiến chúng lắng nghe?
Sự thật thì la hét làm trẻ sợ hãi. Và khi chúng ta la hét, trẻ sẽ chống lại, bỏ chạy hoặc tê liệt, do đó chúng không nghe bất kỳ điều gì mà chúng ta đang cố dạy. Còn gì nữa, khi chúng ta la hét, nó huấn luyện đứa trẻ không lắng nghe chúng ta khi chúng ta lên giọng.
Nếu trẻ dường như không sợ cơn giận của bạn thì đó là một dấu chỉ cho thấy bé đã nhìn thấy bạn tức giận quá nhiều và đã phát triển được những sự phòng vệ để chống lại nó – và chống lại bạn.
La hét làm trẻ không mở lòng với chúng ta, và chúng dễ bị ảnh hưởng bởi sức ép của nhóm bạn bè. Chúng ta đánh mất sự ảnh hưởng của chúng ta với trẻ khi chúng ta cần nó nhất.
Có những gia đình nơi bố mẹ không lên giọng với con khi họ tức giận. Tôi không nói về một gia đình lạnh lẽo, nơi không bộc lộ cảm xúc nào – chúng ta đều biết nó không tốt cho bất kì ai. Và tôi không có ý nói rằng những phụ huynh đó có những đứa con hoàn hảo, hoặc họ là những phụ huynh hoàn hảo. Đó là những gia đình nơi bố mẹ có lúc trở nên tức giận, nhưng họ đủ ý thức về cảm xúc của họ để họ không trút chúng lên con cái.
Bạn có nghĩ bạn cần người huấn luyện cảm xúc riêng cho bạn để dừng la hét với con? Thật may mắn, bạn đã có một người, đó là bản thân bạn. Sau đây là các bước:
1. Cam kết với con là bạn sẽ dùng một giọng nói tôn trọng. Nói với con bạn là bạn đang học, do đó bạn sẽ mắc sai lầm, nhưng bạn sẽ tiến bộ hơn.
2. Nhận ra công việc số 1 khi làm bố mẹ đó là kiểm soát những cảm xúc của bạn để làm gương cho con và giúp bé học cách kiểm soát những cảm xúc của bé. Trẻ học được sự thấu cảm khi chúng ta thấu cảm với chúng. Chúng học cách la hét với chúng ta khi chúng ta lên giọng với chúng.
3. Nhớ rằng trẻ sẽ hành động giống trẻ con – đó là công việc của chúng. Chúng là những người chưa trưởng thành. Vỏ não trước trán của chúng chưa phát triển hoàn thiện cho đến tuổi 25, có nghĩa là chúng không thể suy nghĩ rõ ràng khi chúng đang khó chịu. Và chúng không thích bị kiểm soát.
4. Những cơn giận mà bạn tích tụ suốt một ngày tồi tệ của bạn, và sự bùng nổ là không tránh khỏi. Hãy dừng lại, chịu trách nhiệm cho tâm trạng của bạn, cho bản thân những gì bạn cần để cảm thấy tốt hơn và đưa bản thân đến một nơi hạnh phúc hơn.
5. Thấu cảm khi trẻ bộc lộ cảm xúc – bất kỳ cảm xúc nào – để bé bắt đầu chấp nhận những cảm xúc của mình, là bước đầu tiên trong việc học kiểm soát cảm xúc. Một khi trẻ có thể kiểm soát những cảm xúc của chúng thì chúng có thể kiểm soát hành vi của chúng.
6. Nhìn sự việc từ quan điểm của bé. Khi bé tin là bạn đang đứng từ quan điểm của bé, chúng MUỐN “hành động”, do đó chúng chấp nhận những quy tắc, giới hạn của chúng ta hơn và chúng không chọc giận bạn thường xuyên.
7. Khi bạn tức giận, hãy dừng nói. Đừng hành động hoặc đưa ra bất kỳ quyết định nào. THỞ sâu. Nếu bạn đã la hét, hãy dừng lại. Đừng tiếp tục cho đến khi bạn bình tĩnh.
8. Thở và chú ý những cảm xúc của bạn. Rút khỏi tình huống nếu có thể; vỗ nước lên mặt bạn và chuyển sự chú ý của bạn từ đứa con sang nội tâm của bạn. Bên dưới sự tức giận là sợ hãi, buồn và thất vọng. Hãy thở. Hãy để nước mắt rơi nếu bạn muốn. Một khi bạn để cho bản thân cảm nhận điều gì bên dưới sự tức giận – mà không hành động – thì cơn giận sẽ nguôi đi.
9. Tìm thấy sự thông thái của bạn. Hãy tưởng tượng có một thiên thần đứng trên vai bạn, nhìn mọi việc một cách khách quan và muốn những điều tốt nhất cho mọi người trong tình huống. Thiên thần sẽ nói gì? Cô ấy có thể cho bạn một câu thần chú để nhìn sự việc khác đi, như “Tôi không cần phải “thắng” ở đây…Tôi có thể để bé giữ thể diện.” Cô ấy sẽ khuyên gì để làm sự việc tốt hơn? Bạn có thể làm gì ngay bây giờ? (Đừng bỏ qua bước này. Nghiên cứu chứng minh nó hiệu quả!)
10. Thực hiện hành động tích cực từ sự bình tĩnh của bạn. Nó có thể có nghĩa là bạn yêu cầu con bạn làm một việc gì. Nó có thể là bạn xin lỗi. Hãy thực hiện điều gì đó giúp mọi người cảm thấy, và hành động tốt hơn.
Tin xấu là gì? Điều này khó làm. Nó đòi hỏi sự kiểm soát bản thân rất lớn, và bạn sẽ thấy mình thất bại nhiều lần. Nhưng đừng chịu thua.
Tin tốt là gì? Nó hiệu quả. Bạn sẽ dễ dàng hơn để dừng lại khi bạn đang la hét, và sau đó dừng lại trước khi bạn mở miệng. Hãy tiếp tục đi theo con đường đúng. Đến một lúc bạn sẽ nhận thấy nhiều tháng rồi bạn chưa la hét với bất kỳ ai.
Tin tốt hơn là gì? Con bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ thấy bé nỗ lực để kiểm soát bản thân khi bé tức giận, thay vì kích động. Bạn sẽ thấy bé biết hợp tác hơn. Và bạn sẽ thấy bé “lắng nghe” – khi bạn không lên giọng.
Nguồn
10 Steps to Stop Yelling
How to become your own "emotion coach" to stop yelling and start connecting.
Published on February 14, 2013 by Laura Markham, Ph.D. in Peaceful Parents, Happy Kids
PsychologyToday
Sự thật thì la hét làm trẻ sợ hãi. Và khi chúng ta la hét, trẻ sẽ chống lại, bỏ chạy hoặc tê liệt, do đó chúng không nghe bất kỳ điều gì mà chúng ta đang cố dạy. Còn gì nữa, khi chúng ta la hét, nó huấn luyện đứa trẻ không lắng nghe chúng ta khi chúng ta lên giọng.
Nếu trẻ dường như không sợ cơn giận của bạn thì đó là một dấu chỉ cho thấy bé đã nhìn thấy bạn tức giận quá nhiều và đã phát triển được những sự phòng vệ để chống lại nó – và chống lại bạn.
La hét làm trẻ không mở lòng với chúng ta, và chúng dễ bị ảnh hưởng bởi sức ép của nhóm bạn bè. Chúng ta đánh mất sự ảnh hưởng của chúng ta với trẻ khi chúng ta cần nó nhất.
Có những gia đình nơi bố mẹ không lên giọng với con khi họ tức giận. Tôi không nói về một gia đình lạnh lẽo, nơi không bộc lộ cảm xúc nào – chúng ta đều biết nó không tốt cho bất kì ai. Và tôi không có ý nói rằng những phụ huynh đó có những đứa con hoàn hảo, hoặc họ là những phụ huynh hoàn hảo. Đó là những gia đình nơi bố mẹ có lúc trở nên tức giận, nhưng họ đủ ý thức về cảm xúc của họ để họ không trút chúng lên con cái.
Bạn có nghĩ bạn cần người huấn luyện cảm xúc riêng cho bạn để dừng la hét với con? Thật may mắn, bạn đã có một người, đó là bản thân bạn. Sau đây là các bước:
1. Cam kết với con là bạn sẽ dùng một giọng nói tôn trọng. Nói với con bạn là bạn đang học, do đó bạn sẽ mắc sai lầm, nhưng bạn sẽ tiến bộ hơn.
2. Nhận ra công việc số 1 khi làm bố mẹ đó là kiểm soát những cảm xúc của bạn để làm gương cho con và giúp bé học cách kiểm soát những cảm xúc của bé. Trẻ học được sự thấu cảm khi chúng ta thấu cảm với chúng. Chúng học cách la hét với chúng ta khi chúng ta lên giọng với chúng.
3. Nhớ rằng trẻ sẽ hành động giống trẻ con – đó là công việc của chúng. Chúng là những người chưa trưởng thành. Vỏ não trước trán của chúng chưa phát triển hoàn thiện cho đến tuổi 25, có nghĩa là chúng không thể suy nghĩ rõ ràng khi chúng đang khó chịu. Và chúng không thích bị kiểm soát.
4. Những cơn giận mà bạn tích tụ suốt một ngày tồi tệ của bạn, và sự bùng nổ là không tránh khỏi. Hãy dừng lại, chịu trách nhiệm cho tâm trạng của bạn, cho bản thân những gì bạn cần để cảm thấy tốt hơn và đưa bản thân đến một nơi hạnh phúc hơn.
5. Thấu cảm khi trẻ bộc lộ cảm xúc – bất kỳ cảm xúc nào – để bé bắt đầu chấp nhận những cảm xúc của mình, là bước đầu tiên trong việc học kiểm soát cảm xúc. Một khi trẻ có thể kiểm soát những cảm xúc của chúng thì chúng có thể kiểm soát hành vi của chúng.
6. Nhìn sự việc từ quan điểm của bé. Khi bé tin là bạn đang đứng từ quan điểm của bé, chúng MUỐN “hành động”, do đó chúng chấp nhận những quy tắc, giới hạn của chúng ta hơn và chúng không chọc giận bạn thường xuyên.
7. Khi bạn tức giận, hãy dừng nói. Đừng hành động hoặc đưa ra bất kỳ quyết định nào. THỞ sâu. Nếu bạn đã la hét, hãy dừng lại. Đừng tiếp tục cho đến khi bạn bình tĩnh.
8. Thở và chú ý những cảm xúc của bạn. Rút khỏi tình huống nếu có thể; vỗ nước lên mặt bạn và chuyển sự chú ý của bạn từ đứa con sang nội tâm của bạn. Bên dưới sự tức giận là sợ hãi, buồn và thất vọng. Hãy thở. Hãy để nước mắt rơi nếu bạn muốn. Một khi bạn để cho bản thân cảm nhận điều gì bên dưới sự tức giận – mà không hành động – thì cơn giận sẽ nguôi đi.
9. Tìm thấy sự thông thái của bạn. Hãy tưởng tượng có một thiên thần đứng trên vai bạn, nhìn mọi việc một cách khách quan và muốn những điều tốt nhất cho mọi người trong tình huống. Thiên thần sẽ nói gì? Cô ấy có thể cho bạn một câu thần chú để nhìn sự việc khác đi, như “Tôi không cần phải “thắng” ở đây…Tôi có thể để bé giữ thể diện.” Cô ấy sẽ khuyên gì để làm sự việc tốt hơn? Bạn có thể làm gì ngay bây giờ? (Đừng bỏ qua bước này. Nghiên cứu chứng minh nó hiệu quả!)
10. Thực hiện hành động tích cực từ sự bình tĩnh của bạn. Nó có thể có nghĩa là bạn yêu cầu con bạn làm một việc gì. Nó có thể là bạn xin lỗi. Hãy thực hiện điều gì đó giúp mọi người cảm thấy, và hành động tốt hơn.
Tin xấu là gì? Điều này khó làm. Nó đòi hỏi sự kiểm soát bản thân rất lớn, và bạn sẽ thấy mình thất bại nhiều lần. Nhưng đừng chịu thua.
Tin tốt là gì? Nó hiệu quả. Bạn sẽ dễ dàng hơn để dừng lại khi bạn đang la hét, và sau đó dừng lại trước khi bạn mở miệng. Hãy tiếp tục đi theo con đường đúng. Đến một lúc bạn sẽ nhận thấy nhiều tháng rồi bạn chưa la hét với bất kỳ ai.
Tin tốt hơn là gì? Con bạn sẽ thay đổi. Bạn sẽ thấy bé nỗ lực để kiểm soát bản thân khi bé tức giận, thay vì kích động. Bạn sẽ thấy bé biết hợp tác hơn. Và bạn sẽ thấy bé “lắng nghe” – khi bạn không lên giọng.
Nguồn
10 Steps to Stop Yelling
How to become your own "emotion coach" to stop yelling and start connecting.
Published on February 14, 2013 by Laura Markham, Ph.D. in Peaceful Parents, Happy Kids
PsychologyToday