• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

1.001 cách trốn vé tàu Tết của sinh viên

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Năm hết Tết đến, do khó khăn đồng thời muốn tiết kiệm thêm chút tiền, không ít sinh viên ở các tỉnh xa đã chọn giải pháp về quê bằng cách trốn vé tàu.

ImageView.aspx

Mua vé tàu tại Ga Hà Nội​

“Để về đến Nghệ An, bọn mình thường mua một vé về Nam Định hoặc Thanh Hóa với giá 20.000 đồng đến 40.000 đồng. Những người khác chỉ cần mua vé tiễn mất 2.000 đồng rồi lên tàu. Nếu số đen thì làm luật với nhân viên soát vé là qua”- Mạnh, cựu sinh viên trường Đại học Dân lập Thăng Long (quê Nghệ An) cho biết.

Để tránh bị phát hiện, những sinh viên này thường chia ra nhiều toa khác nhau để ngồi. Khi thấy nhân viên soát vé thì chạy vào nhà vệ sinh đóng chặt cửa lại hay chạy sang toa khác.

“Khi bị hỏi vé thì bảo vé bạn đang cầm ở toa nào đấy rồi báo cho bạn mượn vé của người ngồi cạnh mang tới cho nhân viên kiểm tra. Cũng có lần mình phải ngồi trong nhà vệ sinh đóng chặt cửa hơn nửa tiếng chờ nhân viên soát vé đi sang toa khác mới dám chui ra” - Mạnh kể.

Có trường hợp cả gia đình đi du lịch nhưng cũng quyết không nộp phạt khi bị phát hiện không mua vé cho trẻ em trên 5 tuổi đi kèm với lý do, Việt Nam gia nhập WTO, quyền trẻ em càng được bảo vệ. Do vậy không thể phạt trẻ em mà chỉ có thể cho mua vé bổ sung.
Sơn, sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội mách chiêu độc để biến không vé thành có vé: Cả nhóm chỉ mua một vé, số còn lại mua vé tiễn rồi lợi dụng lúc đông người thì giả vờ xách hộ đồ cho bạn để lên tàu.
Khi lên được tàu thì chia nhau ra ngồi ở các ghế khác nhau trong cùng một toa. Khi người đầu tiên được soát vé xong thì người ngồi ghế còn lại giả vờ xin điếu thuốc, bên kia chỉ cần kẹp vé vào trong bao thuốc vứt tới là êm đẹp.

Một cách trốn vé khác được nhiều sinh viên áp dụng là sau khi lên tàu đi thẳng vào toa ăn ngồi lì ở đó. Khi tàu chạy nửa đường hoặc ước chừng nhân viên soát vé đã hoàn thành việc kiểm tra thì mới ung dung đi tìm ghế trống ở các toa để ngồi.

Thông thường, mỗi chuyến tàu thường chỉ bị soát vé một đến hai lần, do vậy với mánh trên, không chỉ sinh viên nam mà cả những sinh viên nữ cũng tìm cách trốn vé.

Việt, sinh viên năm cuối trường Đại học Giao thông Vận tải thừa nhận không thể nhớ hết lần trốn vé thành công từ khi bước chân vào cổng trường đại học. Tuy nhiên đi đêm lắm có ngày gặp ma.

Một lần, do phối hợp không ăn ý, cả nhóm trốn vé về Vinh (Nghệ An) bị dồn từ hai đầu lại vào toa cuối cùng để kiểm tra. Một số sinh viên trong nhóm đã buộc phải cậy tấm che dưới sàn tàu để chui sang toa khác.
“Biết là tàu đang chạy làm như vậy rất nguy hiểm nhưng vì không có tiền và sợ bị phạt nên đành liều” - Việt kể lại.

Cửa ải cuối cùng là khâu kiểm tra vé ở ga về. Tới đây, những sinh viên này thường dùng vé cũ gấp lại tranh thủ lúc đông người để ra khỏi cửa soát vé. Một cách khác là cho một người ra trước rồi mua vé đón người thân để đưa mọi người ra khỏi ga.

Theo bà Phùng Thị Lý Hà, Phó trưởng Ga Hà Nội, từ trước tới nay, phía đường sắt luôn ưu ái và có nhiều chính sách hỗ trợ đối với sinh viên. Dịp Tết Nguyên đán này, ngành đường sắt tổ chức bán vé giảm giá cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn có sinh viên tìm mọi cách để trốn mua vé.

Cũng theo bà Hà, do trên tàu thường chỉ có một đến hai nhân viên soát vé trong khi hành khách đông nên không thể tránh được việc bị sinh viên qua mặt khi kiểm tra.

Theo luật đường sắt, nếu phát hiện người trốn vé tàu sẽ xử phạt nặng gấp hai lần, thậm chí gấp bốn. “Sinh viên phải nhận thức lại hành động của mình. Ngành đường sắt đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, ưu ái rồi thì cũng nên có trách nhiệm mua vé” - Bà Hà nói.

Tuấn Nguyễn - Phạm Tuyên - TPO
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top