Nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài là nhà văn viết nhiều về đề tài thiếu nhi nổi tiếng trong lòng người đọc Việt Nam và thế giới . Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996).
Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam[2]). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp.

Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Ông viết văn từ trước năm 1945, với các thể loại truyện phong phú, đa dạng. Các tác phẩm chính của ông là:

Dế Mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1941)
Giăng thề (tập truyện ngắn, 1941)
O chuột (tập truyện ngắn, 1942)
Quê người (tiểu thuyết, 1942)
Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944)
Cỏ dại (hồi kí, 1944)
Núi cứu quốc (truyện ngắn, 1948)
Xuống làng (tập truyện ngắn, 1950)
Đại đội Thắng Bình (ký, 1950)
Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953)
Khác trước (truyện vừa, 1957)
Mười năm (tiểu thuyết, 1957)
Một số kinh nghiệm viết văn của tôi (1959)
Thành phố Lênin (ký sự, 1961)
Vỡ tỉnh (tập truyện ngắn, 1962)
Người bạn đọc ấy (kinh nghiệm sáng tác, 1963)
Tôi thăm Campuchia (ký, 1964)
Miền Tây (tiểu thuyết, 1967)
Nhật kí vùng cao (nhật kí, 1969)
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (tiểu thuyết, 1971)
Người ven thành (tập truyện ngắn, 1972)
Sổ tay viết văn: những chia sẻ về kinh nghiệm cầm bút (kinh nghiệm sáng tác, 1977)
Tự truyện (1978)
Trái Đất tên người (ký, 1978)
Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết, 1980)
Quê nhà (tiểu thuyết, 1981)
Hoa hồng vàng song cửa (tập bút ký, 1981)
Nhớ Mai Châu (tiểu thuyết, 1988)
Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992)
Nghệ thuật và phương pháp viết văn (kinh nghiệm sáng tác, 1997)
Chiều chiều (tiểu thuyết, 1999)
Truyện Nỏ thần (truyện thiếu nhi, 2003)
Ba người khác (tiểu thuyết, 2006)
Mẹ mìn bố mìn (truyện thiếu nhi, 2007)
Chuyện cũ Hà Nội (ký sự, 2010)
Đảo hoang (tiểu thuyết, 2011)
Nhà Chử (truyện thiếu nhi, 2012)
Truyện li kì (tập truyện ngắn, 2012)
Những ký ức không chịu ngủ yên (tự truyện, 2017)
Giữ gìn 36 phố phường (tập tạp văn, 2017)
Người con gái xóm Cung (tuyển tập truyện ngắn, 2017)

Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.

Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, "đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam" trong nền văn học hiện thực.

Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Nhà văn Tô Hoài và những giải thưởng

Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
Giải thưởng của Hội Nhà văn Á – Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).
Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội 2010

Tổng hợp
----
Xem thêm về nhà văn Tô Hoài:

Tất tật về Vợ chồng A Phủ
Tác giả Tô Hoài
Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Kiến thức trọng tâm bài Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài
Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ
Phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
Cảm nghĩ về truyện “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết...
Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện "Vợ chồng A Phủ" qua hai nhân vật Mị và A Phủ
Hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt cốt truyện, chủ đề, giá trị hiện thực, nhân đạo của tp Vợ chồng A Phủ
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
 
Mình rất mê các Dế mèn phiêu lưu ký. Văn phong của nhà văn Tô Hoài đọc mãi không thấy già.
 

Media information

Category
Tác giả
Added by
thich van hoc
Date added
View count
704
Comment count
2
Bình chọn
0.00 star(s) 0 ratings

Share this media

Top