Zombie (xác chết hồi sinh) có thật hay không ?

  • Thread starter Thread starter T-Rex
  • Ngày gửi Ngày gửi

T-Rex

New member
Xu
0
ZOMBIE (XÁC CHẾT HỒI SINH) CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Zombie còn gọi là những xác chết hồi sinh,giờ đây có lẽ đã không còn xa lạ đối kỳ một game thủ hay khán giả hâm mộ bộ phim kinh dị nào. Những khuôn mặt xám ngoét,vô hồn,nước da loang lổ với dáng đi vật vờ tưởng chừng như yếu ớt nhưng lại cực kì khát máu và sẵn sàng liều mạng xông vào xâu xé bất kì con mồi xấu số nào lọt vào tầm ngắm của chúng. Thỉnh thoảng, chúng còn bất thình lình nhảy xô vào bạn trong những lúc bạn ít đề phòng nhất! Nhiêu đó thôi cũng đủ khiến bạn thót tim,mồm há hốc và mồ hôi vã ra như tắm rồi,dù đã ngồi cách màn hình một cự ly an toàn! Thế nhưng ngoài cảm giác rờn rợn,sởn tóc gáy đáng kinh tởm toát lên từ vẻ bề ngoài của Zombie, bạn còn biết gì về một trong những sinh vật này? Để tìm hiểu rõ, chúng ta hãy cùng khám phá Zombie dưới góc nhìn sinh học.

Part 1: Hệ Thần Kinh

Đặc biệt là bộ não đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể Zombie chi phối tất các hoạt động của cơ thể bao gồm: di chuyển,săn mồi cùng một số cảm giác cơ bản khác như đói,no và các kích thích khác. Nhiều tài liệu đã chúng tỏ khi xâm nhập vào cơ thể người, Virus sẽ theo đường máu lên não,trong quá trình truyền dẫn, Virus sẽ gây ra các triệu chứng như sốt, đau nhức.Khi đã đến não bộ Virus bắt đầu phân giải,phá hủy các Nơron thần kinh và tự tái tạo lại thành các mô riêng cho mình.

Lúc này,người bị nhiễm xem như đã chết và Virus sẽ kết thúc quá trình lây nhiễm bằng cách sử dụng bộ não mới này để điều khiển các chức năng của cơ thể.Điểm nổi trội là lúc này cơ thể sẽ không cần đến Oxy nữa và chỉ tồn tại với mục đích duy nhất là kiếm ăn.Điều này cũng lý giải vì sao món ăn khoái khẩu của Zombie là não của con mồi,nhằm bổ sung nguyên liệu cho Virus tổng hộp thành các mô mới thay thế những tế bào cũ chết dần.

Part 2: Thị Giác

Là cơ quan quan trọng nhất của con người nhưng đối với Zombie đây chỉ là bộ phận thứ yếu,vì đôi mắt bị phân hủy trước tiên nên tín hiệu ánh sáng truyền đến não sẽ suy yếu đáng kể.Nói cách khác thị giác của một con Zombie rất kém và hoàn toàn không có khả năng nhìn xuyên bóng đêm như một số giả thuyết thổi phồng.Mặc dù một Zombie có thể di chuyển tốt và săn mồi hoàn hảo trong bóng đêm,nhưng chủ yếu là nhờ sự hỗ trợ của các giác quan khác nhạy cảm hơn là thị giác.

Part 3: Thính giác

Trái với thị giác,thính giác là một trong những cơ quan phát triển nhất của Zombie,đặc biệt được phát huy tối đa trong bóng tối,khi thị giác gần như vô dụng.Zombie rất nhạy cảm với tiếng động,chúng không chỉ nghe được những âm thanh nhỏ nhất mà còn định hướng được nguồn phát ra âm thanh đó.Vì vậy,nếu có ý định trốn thoát khỏi Zombie mà lại lên kế hoạch di chuyển vào ban đêm thì sẽ cực kì sai lầm.

Một thử nghiệm khác bằng cách phát ra những hạ âm hay siêu âm đều không làm cho Zombie chú ý,nên có thể kết luận rằng ngưỡng nghe của Zombie không khác nhiều so vớicon người (khoảng 16 đến 20.000 Hz).Nhưng ngược lại Zombie có thể phân biệt những âm thanh thường bị con người bỏ qua vì xem là tiếng ồn.:90:

Part 4: Khứu giác

So với khứu giác thì thính giác của Zombie càng nhạy cảm hơn gấp bội.Giống như một con cá mập có thể đánh hơi được mùi máu trong nước biển ở khoảng cách rất xa,Zombie có thể phát hiện ra con mồi cách đó ít nhất một cây số hoặc xa hơn nếu xuôi chiều gió.Thậm chí chúng còn có thể phân biệt được mùi thịt này còn tươi hay không!Một số nhà khoa học cho rằng,sở dĩ Zombie có khả năng đánh hơi kì diệu như vậy là do chúng cảm nhận được các thành phần sinh hóa học như mồ hôi,Phêrômôn,tế bào......Nhưng chính xác là thành phần nào,liều lượng bao nhiêu thì chưa thể phân tích được.

Mọi cố gắng đánh lừa Zombie bằng cách dùng nước hoa,chất tẩy rửa hay các hợp chất hóa học nặng mùi khác đều không mang lại kết quả khả quan.Trong tương lai các nhà khoa học đang tìm cách tổng hợp ra một chất tương đồng với mùi Zombie hay thậm chí kinh khủng đến mức Zombie cũng phải chê! Nhưng có lẽ còn lâu sản phẩm này mới được hoàn thành.

Part 5: Vị giác


Thật khó để biết được liệu một con Zombie có sành ăn tới mức phân biệt đủ..... vị mặn,ngọt,chua,chát hay không.Nếu khứu giác giúp Zombie biết được con mồi còn sống hay đã chết,thì vị giác sẽ cho Zombie biết thêm thông tin về món ăn nó đang thưởng thức như: Đã chết trong bao lâu, phần nào ăn được, phần nào khôn!

Đặc biệt, món khoái khẩu của Zombie chính là hệ thần kinh vì nó bổ sung trực tiếp chất dinh dưỡng cho não bộ, duy trì bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể đang phân hủy của Zombie. Một câu hỏi đặt ra là tại sao Zombie chỉ chú trọng đến con người mà thường bỏ qua các động vật khác, trong khi sản phẩm sau cùng của quá trình tiêu hóa là như nhau? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng và vẫn là một trong những bí ẩn khó hiểu về Zombie!

Part 6: Xúc giác

Zombie hoàn toàn không có giác quan này. Sau khi được hồi sinh từ cõi chết chỉ có, chỉ một phần não bộ là hoạt động còn các dây thần kinh đều mất khả năng truyền dẫn tín hiệu. Zombie không thể cảm nhận được các va chạm và đặc biệt là cảm giác đau đớn. Điều nàu vô hình chung đã chở thành đặc điểm đáng sợ nhất của Zombie, vì như chúng ta đã biết đau là một tín hiệu tự vệ tự nhiên của cơ thể giúp chúng ta trở nên thận trọng với những mồi nguy hiểm sắp xảy ra. Không cảm thấy đau đồng nghĩa với việc Zombie sẽ chẳng màng đến vết thương trên cơ thể và cố sống cố chết lăn xả vào con mồi. Điều này giải thích về sao một Zombie dù bị đạn bắn tan nát, vẫn không ngừng tấn công nạn nhân cho đến khi toàn thân chẳng còn lại gì!

Part 7: Giác quan thứ 6


Zombie có giác quan thứ 6 không? Trên lý thuyết là không. Bởi Zombie có nguồn gốc từ các xác chết, nên chắc chắn Zombie sẽ không có những khả năng siêu phàm nào vượt quá khả năng của con người. Chẳng hạn, Zombie không thể... bay lượn như chim, thần giao cách cảm hay dịch chuyển tức thời từ nơi này sang nơi khác, v.v.

Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định lại giả thuyết trên chỉ đúng với trường hợp các xác chết bị nhiễm Virus sinh học. Tức những biến đổi chỉ xảy ra trong nội bộ hệ thần kinh và không ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Ngược lại, ví dụ trong một số game và phim, cơ thể người bị nhiễm một thực thể sinh học làm tăng kích thích các bắp cơ, nên Zombie có thể chạy rất nhanh hoặc nhảy rất cao và xa, rất nguy hiểm cho con người. Có điều Zombie hình thành theo cách này rất hiếm thấy nên không ảnh hưởng nhiều đến các kết quả nghiên cứu về Zombie.

Part 8: Nguồn gốc Zombie

Ngôn ngữ Zombie được khai sinh từ đảo quốc Haiti nằm trên Đại Tây Dương, gắn liền với một nghi thức phù thủy cổ xưa gọi là Voodoo do các bokor(thầy phù thủy) thực hiện và Zombie nguyên thủy là những người bị bokor yểm bùa. Về căn bản, Voodoo là một hình thức thôi miên trong đó nạn nhân giống như được hồi sinh từ cõi chết và phải hoàn toàn phục tùng các thầy phù thủy.

Nhiều truyền thuyết được dựng lên và thêu dệt về các loại bùa mê, thần chú hay những nghi thức huyền bí được các thầy phù thủy thực hiện trong quá trình làm phép. Thực tế, các bokor sử dụng một loại độc dược bào chế từ gai cá nóc và một số phụ gia khác. Loại độc này không gây ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân nhưng sẽ đưa họ vào trạng thái chết giả. Cơ bắp tê liệt, nhịp tim và xung não giảm đến mức tối đa, hoạt động sống chậm đi....

Vài ngày sau khi nạn nhân được đem đi an táng như người đã chết, các bokor ung dung đào huyệt họ lên và đánh thức họ bằng một loại dược phẩm khác. Lúc này, do não bị thiếu Oxy quá lâu, nạn nhân sẽ hoàn toàn mất trí nhớ và các thầy phù thủy chỉ việc tán hươu tán vượn. Để dụ dỗ nạn nhân về nhà mình và trở thành người giúp việc cho các bokor.

Mãi tới năm 1932, Zombie mới được đưa lên màn ảnh dưới cái tên White Zombie và sau đó dần dần lột xác từ trò phù thủy vô hại thành một trong những sinh vật ghê tởm, làm kinh hãi không biết bao nhiêu khán giả truyền hình.

Nguồn: Sưu tầm*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top