• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Yêu và đồng cảm - Kết nối tri thức - Ngữ văn 10

thich van hoc

Moderator
Những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực được tác giả thể hiện trong văn bản. Đồng thời, qua văn bản tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật đích thực.

Bố cục Yêu và đồng cảm

Chia văn bản làm 6 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “cũng như không có tình”: Giới thiệu câu chuyện về chú bé với tấm lòng đồng cảm với vạn vật.

- Phần 2: Từ “hôm sau tới trường” đến “đồng cảm và nhiệt thành”: Góc nhìn riêng về sự vật của người nghệ sĩ so với những nghề nghiệp khác.

- Phần 3: Từ “họa sĩ đưa tấm lòng mình” đến “có nhân cách vĩ đại”: Khẳng định đồng cảm là một phẩm chất quan trọng ở người nghệ sĩ.

- Phần 4: Từ “lòng đồng cảm” đến “của người họa sĩ”: Biểu hiện của sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật.

- Phần 5: Từ “Người bình thường” đến “chính là nghệ sĩ”: Bản chất của trẻ em là nghệ thuật

- Phần 6: Đoạn còn lại: Ý nghĩa của việc đặt tình cảm vào tác phẩm nghệ thuật.


Tóm tắt tác phẩm Yêu và đồng cảm

Văn bản “Yêu và đồng cảm” của Phong Tư Khải đã gợi lên những quan niệm về cái chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật đích thực. Đồng thời, tác giả khẳng định đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ và chứng minh bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.
 
Phong Tử Khải (1898-1975) là họa sĩ, tác giả tản văn, dịch giả và nhà lý luận giáo dục âm nhạc nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc. Ông đã có hơn 160 tác phẩm với nhiều thể loại.

1699089609013.png

Tác phẩm văn bản Yêu và đồng cảm

Thể loại
: Tản văn

Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

-
Tác phẩm được trích trong tập Sống vốn đơn thuần của Phong Tử Khải, là chương 5 của cuốn sách, có tiêu đề là Sống mà học nghệ thuật.
- Sống vốn đơn thuần là tập văn - họa khá đặc trưng cho phong cách viết, vẽ của tác giả

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Tóm tắt văn bản Yêu và đồng cảm

- Tác phẩm mở đầu bằng lời kể của tác giả về một chú bé xếp đồ giúp mình, về lòng đồng cảm của chú bé với tất cả đồ vật có trong phòng. Đoạn trích nói về tấm lòng đồng cảm không chỉ của đứa bé hay người họa sĩ mà còn cả sự đồng cảm của mọi nghề nghiệp nhưng lòng đồng cảm và cách nhìn mọi vật của họ không giống nhau. Người nghệ sĩ cũng giống như một đứa trẻ , luôn đồng cảm với mọi sự vật, kể cả những đồ vật từ cái bàn, cái ghế đến bông hoa, cây cỏ,... Từ đó cho thấy quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.
 
Bố cục văn bản Yêu và đồng cảm

- Phần 1: 2 đoạn đầu : những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm
- Phần 2: đoạn tiếp theo : cách thể hiện và ý nghĩa của lòng đồng cảm
- Phần 3: 2 đoạn tiếp: đối tượng của lòng đồng cảm và điểm tương đồng trong sự đồng cảm giữa trẻ em và người nghệ sĩ
- Phần 4: Còn lại : thông điệp gửi gắm của tác giả mong muốn mọi người hãy có lòng đồng cảm với vạn vật trong cuộc sống thường ngày

Giá trị nội dung văn bản Yêu và đồng cảm: Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ và tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em.

Giá trị nghệ thuật văn bản Yêu và đồng cảm

- Ngôn từ mộc mạc, gần gũi
- Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic
- Văn phong tự nhiên

Tổng hợp
 
Phân tích tác phẩm Yêu và đồng cảm của Phong Tử Khải

Văn học là thứ được tạo ra từ cảm xúc nhưng nó cũng điều khiển và có thể giúp con người cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Đó chính là điểm đặc biệt mà nhiều người muốn tìm đến khi nói về chữ cái. Trong suốt sự nghiệp nghệ thuật của mình, nhà văn Phong Tú Khải nhận ra rằng cốt lõi của nghệ thuật là tình yêu và sự đồng cảm. Hai phạm trù này đã được ông phân tích và làm rõ trong bài viết Yêu và đồng cảm.

Ngay trong đoạn mở đầu, Phong Tử Khải đã xây dựng vấn đề thông qua một câu chuyện nhỏ. Đó là sự đồng cảm của một cậu bé đối với những điều nhỏ nhặt, đó là bài học đầu tiên về sự đồng cảm. Sự đồng cảm của cậu bé ở đầu bài cho thấy việc cậu đặt các đồ vật về đúng vị trí của chúng cũng được coi là sự đồng cảm.

Khi người làm nghệ thuật hiểu được sự đồng cảm thì chúng ta cũng hiểu được cách vận hành của nó. Và điều quan trọng thứ hai mà một nhà văn, nhà thơ cần có là cảm xúc. Phong Tử Khải nhấn mạnh việc thể hiện tình cảm của tác giả trong tác phẩm của mình. Nó giúp bài văn không còn gay gắt, tạo sự gắn kết tinh thần gắn kết mọi người với nhau. Một nghệ sĩ chân chính luôn phải ở trong một quá trình sáng tạo mới. Họ có thể đóng nhiều nhân vật nhưng phải có cảm xúc tình cảm trong đó, mới tạo ra được một cuộc sống thực tách biệt với cuộc sống hiện tại của mình. Thông qua đó, họ có thể nhận ra những ước mơ, cảm xúc và trải nghiệm của một con người hoàn toàn khác. Đây chính xác là những gì một nghệ sĩ yêu cầu. Phong Tử Khải cũng cho rằng việc đặt cảm xúc là điều cần thiết khi xây dựng văn học. Thiếu cả cảm xúc lẫn sự đồng cảm sẽ làm mất đi vẻ đẹp của tác phẩm.

Trong cuộc sống bình thường, con người phải có tình yêu thương và sự đồng cảm. Nó không chỉ giúp xây dựng một thế giới hòa bình, công bằng mà còn gắn kết những tâm hồn xa lạ. Văn học bắt đầu từ cuộc sống nên không thể phủ nhận rằng làm nghệ sĩ cần có sự đồng cảm và yêu thương. Tình yêu và sự cảm thông của Phong Tử Khải có thể làm sáng tỏ quan điểm đó. Qua đó, chúng ta cũng thấy khát khao được trở lại những ngày thơ dịu dàng để sống hồn nhiên, hạnh phúc như xưa.

Nguồn: sưu tầm
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top