MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Đọc lại ca dao Việt Nam, ai cũng dễ nhận thấy rằng, tư tưởng Phật giáo đã được đề cập đến, trình bày dưới nhiều khía cạnh tình cảm, suy nghĩ khác nhau đã chiếm một số lượng lớn, quan trọng. Chúng ta có thể nói rằng ngoài tư tưởng Phật giáo, Các hệ thống tư tưởng khác: Trừ suy tư ban đầu về tín ngưỡng sai lạc, không có một tư tưởng nào, giáo lí nào được nhắc đến nhiều như vậy. Phật giáo là tôn giáo tiêu biểu nhất trong ca dao, nơi thể hiện niềm tin của quần chúng.
Vì vậy với đề tài “Yếu tố Phật giáo trong ca dao” người viết muốn đi vào những biểu hiện cụ thể của chân lí về nỗi khổ và sự giải thoát để khẳng định sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo trong ca dao. Tư tưởng Phật giáo được mọi người tiếp nhận và có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi sinh hoạt hằng ngày, nó gắn liền với quần chúng, được quần chúng đúc kết và thể hiện qua các lời hát dân gian.
Kho tàng ca dao phong phú của người Việt là mảnh đất để người viết khai vỡ những nhận định trên. Đồng thời, qua đề tài này người làm tiểu luận hi vọng có thể giải thích phần nào tiến trình tư tưởng con người, khởi từ một niềm tin thô thiển, dẫn đến niềm tin về tín ngưỡng, và sau cùng, đã tìm ra tư tưởng Phật giáo chân chính như một nguồn an ủi vô tận, niềm vui sống trong sáng và hạnh phúc vĩnh hằng mà con người đang khao khát, hi vọng trong cuộc đời đã phải chịu nhiều thống khổ.
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.2.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài đi vào nghiên cứu “Yếu tố Phật giáo trong ca dao:haha::haha:” mà nét đặc trưng là qua những biểu tượng và chân lí của Phật giáo được biểu hiện qua những câu ca dao.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những câu ca dao Phật giáo in trong cuốn “Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam”, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2005.
1.3. Lịch sử vấn đề.
Từ ngàn xưa, Phật giáo đã tô bồi cho văn hóa đất nước chúng ta, đã trở thành văn hóa của dân tộc. Như vậy, Phật giáo đã cung cấp cảm hứng, là cội nguồn chính của sáng tạo và truy nhận tập thể trong việc hình thành ca dao tục ngữ. Vị trí ca dao và giá trị quan trọng của yếu tố Phật trong đời sống và trong quan niệm của nhân dân đã chứng tỏ sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của ca dao Phật giáo. Dưới sức tác động mạnh mẽ của tiếng hát quần chúng, dấu ấn Phật giáo cũng có những biến đổi theo văn hóa dân gian để phù hợp với tâm tư nguyện vọng đến người dân. Ca dao Phật giáo có một tiếng nói riêng trong nền văn học dân gian cũng như trong giới phê bình, nghiên cứu văn học. Những cuốn sách và những bài viết đã ra đời với sự góp mặt của ca dao Phật giáo.
Đinh Gia Khánh trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” đã đề cập đến ảnh hưởng của Phật giáo như một yếu tố tạo nên tính chất trào phúng trong văn học dân gian. Ca dao dùng những biểu hiện suy đồi, trụy lạc của nhà chùa để cất lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm sâu cay. Tác giả đã dẫn ra các bài ca dao có hình ảnh Chùa, Bụt, ông Thích Ca nhưng tất cả các hình ảnh đó được miêu tả bằng nét trần tục đối lập với chân lí cao cả và vẻ trang nghiêm của nơi cửa Chùa, Phật. Đó là sư hổ mang, thấy cúng ê a mà óc chỉ nghĩ đến xôi gà… đồng thời tác giả đã chỉ ra cái tục của yếu tố tôn giáo trong ca dao trào phúng “Yếu tố tục trong ca dao trào phúng không những chỉ là một phương tiên nghệ thuật, mà thường còn mang ý nghĩa xã hội: đem ghép những cái rất tục vào những cái rất nghiêm của trật tự phong kiến, lễ giáo phong kiến, cũng là một trong những mảng đấu tranh mạnh mẽ và có hiệu quả”. [3.471]
Cao Huy Thuần, có bài viết “Phật giáo Việt Nam qua phong dao tục ngữ” trên trang web https://thuvienhoasen.org. Những trang viết là cảm xúc khi tác giả tiếp cận với bản thảo sách gồm bốn trăm lin tám câu phong dao tục ngữ mà tác giả nghĩ có liên hệ với Phật giáo . Qua phân tích những câu ca dao, tục ngữ đó tác giả đã trình bày những chân lí, triết lí của đạo Phật mà quần chúng gửi gắm trong ca dao, đó là: khổ, thiện, là ngiệp báo, nhân quả, đó là con đường tu tâm để vươn lên, cũng chính là ước mơ khát vọng của quần chúng. Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của Phật giáo trong ca dao cũng như chính ca dao đã mang nét mới cho Phật giáo “ đạo Phật trong phong dao tục ngữ không thiên về triết lí, không đặt nặng trí tuệ: ngay cả thiền, số lượng sao lục cũng không nhiều, tính chất bác học còn nằm trong nguyên văn chữ Hán. Đạo Phật của phong dao tục ngữ là đạo Phật của đạo đức”.
Xuân Thành- Nguyễn Văn Tài – Nguyễn Hữu Quế với cuốn “Hỏi đáp văn chương” phần văn học dân gian- truyền miệng .Đây là cuốn sổ tay hữu ích của mỗi người về nền văn học truyền miệng. Cuốn sách có tám chương đã khái quát từ nguồn gốc đến sự phát triển của nền văn học dân gian Việt Nam. Trong đó chương hai đề cập đến các học thuyết Nho, Lão và triết học dân tộc. Những câu giải đáp đã chứng minh cho bạn đọc về sự ảnh hưởng lớn của đạo Phật trong văn học dân gian. “Phật giáo đi sâu vào quần chúng đến nỗi trở thành nguồn cung cấp cảm hứng sáng tác cho các tác giả dân gian”[6. 20].
Nghiên cứu về ca dao Phật giáo không chỉ gắn liền với tên tuổi của giới nghiên cứu phê bình hoạt động chuyên ngành văn, mà còn là sự đóng góp nhiệt tình của giới tăng ni, Phật tử trong nhà Chùa.
Đáng chú ý là công trình sưu tập “Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam” của hòa thượng Lệ Như Thích Trung Hậu, NXB TP. Hồ Chí Minh, 2005. Cuốn sách bao gồm 2000 câu ca dao tục ngữ mà tác giả sưu tầm, chọn lọc qua các tài liệu văn học, qua các vị Trưởng Lão, các vị thiện tri thức, đồng sự và quần chúng Phật tử. Trong cuốn sách, chúng ta có thể tìm thấy những câu ca dao hay nói đến Phật, đến Pháp, đế chư Tăng, nhiều câu có nhắc đên một số thuật ngữ Phật giáo như nhân duyên, quả báo, công đức, thiện ác, hiếu thảo, hào quang, chân lí… và nhiều câu phản ánh các quan niệm thiện ác thông thường, thậm chí nhiều câu diễn dãi chưa đúng mức về Phật giáo cũng được xem là có liên hệ với Phật.
Hòa thượng Thích Đồng Văn với bài viết “Ảnh hưởng của Phật giáo trong văn học dân gian Việt Nam” trên trang web https://nhatquy.violet.vn đã có cái nhìn tổng thể về Phật giáo và dấu ấn Phật giáo trong các thể loại văn học dân gian. Hầu như nội dung các thể loại đều hiện lòng mến mộ và niềm tin của quần chúng nhân dân với tôn giáo. Đạo Phật trong văn học dân gian đặc biệt là ca dao, gần gủi, thân thiết với người bình dân. Những biểu hiện của Phật giáo phong phú nhất ở thể loại ca dao. “Phật giáo trong văn học dân gian là tổng hợp kết tinh những triết lí dân gian có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, thấm đượm tình người. Nguyên lí của Phật giáo trong văn học dân gian là ước mơ của con người trước cuộc sống”.
Bài viết “Tư tưởng Phật giáo trong ca dao Việt Nam” của hòa thượng Mang Viên Long trên trang web https://e-cadao.com thêm một lần nữa chứng minh cho sự phong phú của quan điểm, triết lí Phật giáo trong ca dao. Đó là sự phong phú của những câu ca dao viết về Chùa chiền và khuyên dạy thuyết nhân quả.
Trên đây là những công trình có liên quan đến đề tài mà chúng tôi thu thập được. Đối với một đề tài tôn giáo lớn như Phật giáo và trong một thể loại rộng như ca dao chắc chắn còn nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, nhưng do điều kiện và trình độ hạn chế nên chúng tôi không thể tìm hiểu và tiếp cận hết các công trình để hiểu thêm về hiểu thêm về sự phong phú của đề tài. Nhiều người đã nghiên cứu những vấn đề cụ thể, công trình cụ thể, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của những người đi trước tôi đi vào nghiên cứu đề tài “Yếu tố Phật giáo trong ca dao”.
4 . Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
5. Cấu trúc đề tài:
Bài tiểu luận, ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo chúng tôi chia nội dung ra làm hai chương sau:
Chương I: Những vấn đề khái quát chung.
Chương II: Yếu tố Phật giáo trong ca dao
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề khái quát chung
1.1.[FONT="] [/FONT]Khái quát về Phật giáo.
1.1.1.[FONT="] [/FONT]Nguồn gốc và quan điểm của Phật giáo
Phật giáo là một tôn giáo được Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Do được truyền bá trong một thời gian dài ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
Sự ra đời của Phật giáo trước tiên thể hiện tinh thần phản kháng của người nghèo, chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ.
Phật giáo là một yếu tố tâm linh. Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Khuyên con người sống tốt đời, đẹp đạo.
1.1. 2. Phật giáo ở Việt Nam
Phật giáo Việt Nam Là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn Độ và Trung Quốc vào Việt Nam , Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam.
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu Công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ) được phiên âm trực tiếp thành "Bụt", từ "Bụt" được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ VI- V, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ "Bụt" bị mất đi và được thay thế bởi từ "Phật". Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành "Phật đà "Phật đồ" rồi được rút gọn thành "Phật.
Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến đầu thế kỉ XVII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật , chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này không có nhiều kết quả. Đến thế kỉ XX, mặc dù ảnh hưởng mạnh của quá trình Âu hóa, Phật giáo việt Nam lại phát triển mạnh mẽ khởi đầu từ các đô thị miền Nam với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu.
1.2. Khái niệm ca dao
Ca dao là một từ Hán – Việt, theo từ nguyên ca là bài hát có chương khúc, giai điệu, dao là bài hát ngắn không có giai điệu, chương khúc.
Ca dao theo các cụ định nghĩa là: “bài hát ngắn lưu hành trong dân gian” tức là dân ca theo quan niệm thời nay, thì ngoài danh từ đó còn có phong dao: những câu hát dân gian tả phong tục, tập quán. Đồng dao: là bài hát của trẻ em, dân dao là ca dao do quần chúng làm ra. Cuối cùng, lại có cả một danh từ, có vẻ như nói tắt của hai chữ tục ngữ - ca dao.
Theo cách hiểu thông thường nhất, thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm, tiếng láy,… Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca chỉ là chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến lời thơ dân gian, còn khi nói đến dân ca người ta thường nghĩ đến những làn điệu, những thể thức nhất định… Khái niệm ca dao đã được quy định dùng để chỉ bộ phận cốt lõi nhất, đó là những câu hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân.
Ngay bản thân tên gọi ca dao và dân ca gây nên cách hiểu không rạch ròi. Cả hai tên gọi đều có yếu tố ca, một bên là dân ca, một bên là ca dao. Gọi ca dao để chỉ “một thể thơ dân gian” không được thỏa đáng trong thực tế, ca dao có nhiều thể thơ như: lục bát, song thất lục bát, thể vãn,.. Gọi ca dao cho “tất cả những sáng tác mang phong cách những câu hát cổ truyền” là quan niệm ca dao với một hàm quá rộng, bao gồm ca dao mới, gọi ca dao là “thơ dân gian” lại vô tình đồng nhất giữa sáng tác văn học viết và sáng tác dân gian, ca dao là thơ nhưng không phải là thơ bởi ca dao là “sáng tác theo – điệu nói” (Trần Đình Sử).
Theo Tiến sĩ Lê Đức Luận thì “Ca dao là lời ca các câu hát dân gian và những sáng tác ngâm vịnh được lưu truyền trong dân gian và gọi chung là lời ca dân gian”.
Như vậy, qua nhiều cách định nghĩa ca dao ta thấy, với mảng sáng tác này khó tìm được một khái niệm chung nhất. Có nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về ca dao mà cách nào cũng có lí. Ca dao là những lời thơ dân gian được truyền miệng từ đời này sang đời khác và được lưu truyền đến ngày nay. Ca dao cũng đúc kết những kinh nghiệm và triết lí sống của nhân dân. Nội dung ca dao rất rộng lớn nó phản ánh nhiều phương diện, khía cạnh cuộc sống người Việt, từ tình cảm gia đình, tình yêu nam – nữ, các mối quan hệ xã hội. Nó không chỉ là bức tranh sinh động về xã hội đương thời mà còn là tiếng nói ân tình đầy hấp dẫn và sâu sắc của những con người khác nhau trong xã hội xô bồ rộng lớn.
Chương II. Yếu tố Phật giáo trong ca dao.
2.1. Khúc dạo đầu – Phật giáo từ văn học dân gian đến ca dao.
Chức năng của văn học là phản ánh hiện thực của cuộc sống. Đời sống của con người nhất là đời sống tinh thần có một đức tin là một mảng đời sống tồn tại trong hiện thực cuộc sống. Chính vì thế nội dung của tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện cười thuộc kho tàng văn học dân gian đã đề cập đến nội dung tôn giáo, phản ánh nội dung tôn giáo một cách sâu sắc. Phật giáo là một thực thể tinh thần, đã hiện diện, tồn tại hàng ngàn năm cùng dân tộc Việt Nam, trở thành một phần của tâm linh dân tộc, một thành tố trọng yếu về văn học tư tưởng. Từ nền văn hóa cực thịnh của triều đại Lí – Trần đến kho tàng văn học dân gian đều nên bật lí tưởng thương người, yêu đời của Phật giáo. Từ khi du nhập vào nước ta thời Bắc thuộc, Phật giáo đã được quần chúng nhân dân chấp nhận vì tinh thần bình đẳng, tình yêu thương đồng loại, quần chúng lao khổ mà Phật giáo phản ánh phù hợp với lí tưởng giải phóng của nhân dân ta. Văn học dân gian chính là minh chứng sót lại chứng tỏ lòng mến mộ và yêu mến tinh thần của đạo Phật.
Ai sinh ra và lớn lên cũng đã một lần từng nghe câu chuyện “Tấm Cám”, truyện “Cây tre trăm đốt”, những lần xuất hiện của Bụt là dấu ấn của Phật giáo. Ông Bụt trong “Tấm Cám” đã hình tượng hóa lòng cưu mang của người Việt bằng màu sắc của Phật tổ. Ngay đoạn kết của truyện “Tấm Cám” cũng mang tư tưởng Phật giáo của nhân dân “thiện thắng ác”, “chính nghĩa thắng gian tà”, Tấm sống lại và trở thành một người sau bao lần bị tiêu diệt. Ở đây thuyết luân hồi của Phật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phương tiện nghệ thuật, giúp nhân dân ta thực hiện ước mơ công bằng xã hội và liên tưởng thẩm mĩ của mình một cách thuận lợi trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng sáng tạo. Nét đặc sắc của truyện cổ tích mang màu sắc Phật giáo còn trình bày những mẫu người theo quan niệm nhà Phật. Câu chuyện quan âm Thị Kính hay “Quan Hải Nam Âm” trình bày một mẫu người trải qua những đoạn đường gian truân, bất hạnh trong cuộc đời, nhưng cuối cùng lại đạt thành viên mãn. Điều này chứng tỏ một khi tâm đã quyết, chí đã bền thì ắt phải đạt đến mục đích vậy.
Truyện cổ tích nói chung hay truyện cổ mang nhiều màu sắc hoang đường và huyền ảo nói riêng, nó đã thể hiện một nét tâm lí tích cực của nhân dân đó là yêu chính nghĩa và mong muốn sống đẹp hơn giữa đời, vươn tới sự thanh cao của những người coi đạo Phật là chân tu.
Tôn giáo là một thế giới tinh thần thiêng liêng để con người gửi gắm đức tin nhưng một khi tôn giáo có những biểu hiện sa sút thì nhân dân không thể chấp nhận. Lúc đó ý thức phê phán để xây dựng của nhân dân là mượn tác phẩm dân gian để hình thành tiếng cười đả kích những tồn tại ấy. Nếu truyện ngụ ngôn phản ánh sự vươn lên không ngừng của tư duy trong nhận thức xã hội loài người thì truyện cười là sản phẩm của trí tuệ luôn phát hiện ra những mặt mâu thuẫn của xã hội ấy. Sư có kẻ hổ mang có kẻ thực lòng mộ đạo, đều được tác giả dân gian đem ra để chê cười. Không ít những kẻ sư sãi là những kẻ khẩu Phật tâm xà, không ít các hạng thầy – thầy đồ gàn – thầy lăng băm, thầy bói, thầy cúng là những kẻ giả đạo đức hoặc bịp bợm. Họ vẫn ra vẻ mình có giá trị to lớn hơn là mình có trong thực tế. Truyện dân gian có những truyện cười về nhà sư phá giới như “Thầy lang và thầy bói”, “Nhà có động”, “Đẻ ra sư”, Nam mô boong”, là những truyện có ý nghĩa hài hước sâu sắc. Tác giả dân gian tìm thấy và khai thác nhiều khía cạnh trong mâu thuẫn giữa bên người và thực chât của sư sãi và các hạng thầy để gây cười.
Nhìn chung, kho tàng truyện cười mang ảnh hưởng Phật giáo có những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Truyện đả kích nhằm xây dựng những tình cảm lành mạnh. Dưới con mắt nhân gian, tăng ni là những mẫu người mẫu mực để bênh vực đạo đức, không thể chấp nhận những chuyện sai ở họ. Và vì thế, họ đã đấu tranh cho luân lí đạo đức xã hội bằng tiếng cười chua cay và thâm thúy.
Ở văn học dân gian, tục ngữ cũng là một kho tàng triết lí ngầm ẩn của đạo Phật, đằng sau những câu chữ ngắn gọn và xúc tích. Triết lí nhân quả của đạo Phật cũng được dân gian Việt Nam hiểu một cách giản dị như “ở hiền gặp lành”, “gieo gió gặp bão”, “không có lửa làm sao có khói”.
Tinh thần bác ái, bố thí của đạo Phật được cụ thể vào thực tin bằng tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái “môi hở răng lạnh” hay “máu chảy ruột mềm”.
Giáo lí luân hồi nghiệp báo được tục ngữ thể hiện hóa bằng chính bản thân như “con là nợ, vợ là oan, cửa nhà là nghiệp chướng”, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Đó là tinh thần Phật giáo trong tục ngữ là một tổng hợp kết tinh của những triết lí dân gian có ý nghĩa nhân sinh cao đẹp thấm đượm tình người. Nguyên lí cao đẹp của Phật giáo trong tục ngữ nhằm thể hiện khát vọng của con người bình dân trước cuộc sống, gần với tục ngữ, những khúc hát về tư tưởng Phật giáo trong ca dao vô cùng phong phú và đa dạng, thế giới Phật pháp ca dao từ những hình tượng quen thuộc đến những luân lí đạo đức được nhân dân gói trọn và gửi tâm linh vào ca dao. Theo thu thập trong tuyển tập “ca dao - tục ngữ Việt Nam” của hòa thượng Lệ Như Thích Trung Hậu có 2000 câu ca dao về đạo Phật. Đó mới chỉ là thống kê sơ bộ và có thể chưa đầy đủ nhưng cũng đã chứng minh cho sự đóng góp lớn lao của tinh thần Phật giáo trong thể loại ca dao. Những tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo được nhân dân chọn lọc, tiếp nhận, phù hợp với nhân sinh quan của người dân. Theo yêu cầu của đề tài, chúng ta lạm bàn về Phật giáo trong văn học dân gian để có một cái nhìn khách quan và khái quát khi đi tiếp về những biểu hiện đặc sắc của yếu tố Phật giáo trong ca dao mà người làm tiểu luận mong muốn giải đáp tiếp. Chỉ có một điều mà người viết luôn muốn khẳng định là “Văn học Việt Nam vô cùng phong phú như những kì hoa dị thảo tô thắm vườn văn học Việt Nam nói chung và tinh thần Phật giáo trong ca dao cùng hòa quyện với văn học dân tộc góp phần tăng giá trị tư tưởng văn hóa dân tộc, bồi đắp cho nền văn hóa dân tộc được trường tồn”.
Nhìn lại nội dung một số sáng tác văn học dân gian ở nhiều thể loại tục ngữ, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích, truyện cười trong quan hệ, ảnh hưởng với tinh thần Phật giáo ta thấy ít nhiều văn học dân gian phản ánh một thái độ sống, có một sức tác động mãnh liệt trong đời sống tín ngưỡng, tạo nên một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản sắc dân tộc và tư tưởng Phật giáo. Phật giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ, gắn bó mật thiết với tâm hồn người Việt.
Qua một vài nét tìm hiểu về ảnh hưởng của Phật giáo trong nền văn học dân gian, nơi mà người viết lĩnh hội được và “vịn” vào đó để có thể làm sáng tỏ những dấu ấn của Phật giáo, vấn đề cơ bản mà người viết khao khát giải mã.
2.2. Dấu ấn Phật giáo trong ca dao.
2.2.1. Ca dao – Bức tranh sinh động về những biểu tượng quen thuộc của Phật giáo.
Phật giáo là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát, Phật giáo không phải là một sự mê tín, thậm chí không phải là một sự thờ cúng. Đó là quan niệm của cái tâm. Đến với Phật giáo là đến với cõi Niết bàn của niềm tin thanh cao, cực lạc. Những lời răn dạy của đạo Phật chỉ có cái tâm mới làm theo được. Từ lâu trong tâm thức con người khi nhắc đến Phật giáo là liên tưởng ngay đến những biểu tượng quen thuộc như Chùa, Phật tổ, Hoa sen, Bụt, cõi Niết bàn. Cái ám ảnh của tâm linh Phật trong người bình dân đã thể hiện nhiều trong ca dao, như một niềm bày tỏ lòng ngưỡng mộ và sùng đạo. Đặc biệt là biểu tượng của Phật tổ được nhân dân trìu mến gọi là Bụt.
Với ca dao, hình tượng Bụt xuất hiện với nhiều ý nghĩa phong phú trong một phạm vi rộng. Ông Bụt không chỉ là hình tượng biểu trưng tôn giáo tín ngưỡng dân gian mà đã đi sâu vào đời sống hằng ngày của người dân để chuyển hóa nhiều ý nghĩa khác nhau. Đạo Phật đến nước ta trong hoàn cảnh nhân dân ta bị nô lệ Bắc thuộc. Người dân Việt Nam lúc bấy giờ chỉ cầu mong một cuộc sống tự do, thanh bình, giải thoát khỏi những gông kìm ngoại quốc. Trong hoàn cảnh đó, Phật giáo đã xuất hiện và mau chóng trở thành chỗ dựa tinh thần cho một quốc gia bị mất nước. Phật giáo hòa nhập và trở thành niềm tin. “Phật – tiếp phạn là Buddha (âm Hán Việt là Phật Đà)” nghĩa là Bậc giác ngộ viên mãn. Từ tiếng phạn Buddha, người Việt Namxưng gọi là Bụt.
Đức Phật trong tôn giáo đã trở thành ông Bụt trong dân gian. Trong một làng ông Bụt cũng có một vị trí như thần Hoàng Làng của riêng ngôi làng ấy. Dân trong làng ai ai cũng tôn kính, trang nghiêm khi nhắc đến Bụt:
Chùa nát có Bụt vàng
Tuy rằng miếu đổ, thần Hoàng còn thiêng.
Khi xuất hiện dưới lớp nghĩa một biểu tượng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, hình tượng Bụt còn gắn liền với các nghi thức cúng bái vào các ngày lễ lớn của đạo Phật. Dân gian vẫn thường xuyên nhắc nhở nhau đừng quên cúng Bụt vào những ngày rằm tháng tư, tháng bảy:
Bé ơi, mẹ bảo bé nghe
Tháng tư giỗ Bụt cúng chè đậu xanh.
Con ơi, con hãy nhớ ghi
Tháng tư giỗ Bụt thì đi lễ chùa
Con ơi ráng học kẻo thua
Vu lan lên chùa lạy Bụt, Bụt thương.
Lòng anh như Bụt đứng trong chùa
Sao em cứ nói chuyện hơn thua rứa hè?
Còn trời, còn nước, còn non
Còn sư gõ mõ anh còn thắp nhan
Chùa thiêng anh khấn Bụt vàng
Trai không đi cưới cô nàng được không?
Nhớ chàng ra ngẩn vào ngây
Sư ông nhớ Bụt, mõ ràng nhớ chung.
Của Bụt mất một đền mười
Bụt hãy còn cười, Bụt hãy lấy cho.
Một biểu tượng quen thuộc khác của Phật giáo là “Chùa”, chùa chiền là một hình ảnh rất dễ nhận biết trong các làng quê Việt Nam. Chùa là nơi ngự trị của linh thiêng Phật tổ, nhân dân xem Chùa như một niềm tôn kính thờ phụng trang nghiêm. Ngoài ra chùa làng còn là nơi mà toàn thể dân làng gặp gỡ nhau trong các ngày lễ lớn hàng năm:
Chùa làng một điện, một gian
Hàng năm giỗ Bụt cả làng dâng quy
Chùa làng có tự cổ sơ
Lớn lên đã thấy Bụt thờ ba ông.
Tay hương quả nếp vào chùa
Thắp nhan lạy Phật xin bùa em đeo
Lên chùa lễ Phật quy y
Cầu cho tuổi nọ tuổi ni kết nguyền.
Ba phen tàu hổi cả ba
Phen này hỗi nữa lên Chùa đi tu
Biển đông sóng dợn cát đùa
Sánh đôi không đặng lên Chùa đi tu.
Hoa sen xinh đẹp biết bao!
Hoa ơi, hoa có tự thuở nào?
Mà người hằng nói hoa quân tử
Gần bùn vẫn giữ vẻ thanh cao…
Thì ca dao có câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Hoa sen thường được trồng nhiều ở các đền chùa, nó cũng biểu trưng cho sự thiêng liêng, cao cả. Hoa sen thường được đi vào để thờ cúng trong các ngày lễ ở đền, chùa linh thiêng:
Hoa sen lai láng giữa hồ
Giơ tay muốn bẻ sợ chùa có sư.
Hoa sen hoa khéo giữ màu
Nắng hồng không nhạt mưa dầm không phai.
2.2.2. Tiếng hát ca dao và những con đường đến với chân lí Phật giáo.
Đạo Phật quan niệm vạn vật không do một thế lực bên ngoài nào làm ra mà do vận động của bản thân nó. Quy luật vận động là quy luật nhân quả. Mỗi vật có thủy chung, sinh rồi diệt, sắc bất vị không nên gọi là “vô thường”. Đạo Phật nhằm giải thoát con người khỏi vòng vô thường mà trở về với thường trụ bất – sinh – bất diệt. Đạo Phật cũng quan niệm cuộc đời là bể khổ, con người trầm luân trong bể khổ. Dứt được cái khổ tức là giải thoát, nhưng đạo Phật lại đi tìm nguyên nhân cái khổ ở bản thân con người, do nhân duyên luân hồi. Ai cũng khổ, nhưng ai cũng có thể giải thoát thành Phật bằng cách tu tâm. Phật chủ trương bình đẳng và tự giác, đồng thời chủ trương cứu khổ cứu nạn. Chân lí vĩnh cửu đó của đạo Phật được ca dao phản ánh một cách sâu sắc và rõ nét, con đường tìm Phật của quần chúng nhân dân cũng muôn màu,muôn vẻ.
Cái biển khổ mà Phật giáo nói trong chân lí thứ nhất, ca dao phác ra một hình ảnh cực kỳ sống động, linh hoạt:
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn chạy theo.
Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống nhân dân rất sâu đậm, nhất là đức tin về nghiệp báo, luân hồi, nhân quả. Triết lí về nghiệp vẫn được diễn tả:
Lênh đênh qua cửa thần phù
Khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Ai ơi! Hãy nhớ cho lành
Kiếp này chẳng gặp để dành kiếp sau.
Đời người như bóng phù du
Sớm còn tối mất, công phu lỡ làng
Sinh không, tử lại hoàn không
Khó ta ta chịu đừng mong giàu người.
Người trồng cây hạnh, người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Làm trai hết đủ trăm đường
Trước tiên đền miếu, đạo thường ngày xưa.
Mười năm lưu lạc giang hồ
Một ngày tu đạo cơ đồ lại nên.
Dẫu xây chín đợt phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người.
2.3. Ảnh hưởng của yếu tố Phật giáo trong ca dao người Việt
Đọc ca dao Phật giáo, chúng ta thấy tư tưởng nhân bản của đạo Phật thấm nhuần tình cảm, đạo đức của người Việt. Đạo Phật đã làm cho nội dung của ca dao thêm phong phú và đa dạng. Ca dao Phật giáo là ca dao giáo dục lòng tin, phẩm chất của con người, tiếng nói của khát vọng, của ước mơ để từ đó con người cố gắng tu dưỡng để vươn lên sống đẹp giữa đời. Bởi đạo Phật trong ca dao là đạo Phật của đạo đức, là đạo đức Phật giáo – đạo đức chứ không phải luân lí, bởi vì nó là nếp sống, là phong cách, không phải là những điều răn khô khan, cứng nhắc. Và chính bởi vì nó là đạo đức, bởi vì Phật giáo đi quá sâu vào đời sống dân gian, nên nó hòa lẫn vào luân lí bình dân, quyện nhau là một, khó phân biệt đâu là luân lí, đâu là Phật giáo.
Những câu ca dao về lòng từ bi, nhân quả, nghiệp báo đã chứng minh cho ảnh hưởng của Phật giáo khi đã dân gian hóa. Đặc biệt là hình ảnh “Bụt hiền” trong ca dao Phật giáo, bởi vì đạo đức của Phật không dữ, đó là đạo đức của người, đạo đức của hành vi, đạo đức nhân quả. Bụt không trừng phạt, nhân quả hiền lành, nhân dữ thì quả xấu, ai cũng hiểu, cũng nhận. Đạo đức của Bụt, của Phật đã trở thành luân lí phổ thông, là đạo đức của dân tộc từ thuở dân tộc là dân tộc.
Đạo đức của Phật giáo trong ca dao còn là câu chuyện trào phúng. Trào phúng trong ca dao là trào phúng có đạo đức. Trào phúng là chuyện của muôn đời, muôn nơi chẳng phải là đặc sản của thời đại nào, văn hóa nào. Nhưng trào phúng dở thì rơi vào thô bỉ. Đối với tiếu lâm thô bỉ, quá đà, phong dao đã có câu trả lời sẵn:
Đất Bụt lại ném chim trời
Chim trời bay mất đất rơi xuống đầu.
Đạo Phật đi vào ca dao trở thành đạo đức bình dị, hiền hòa nhưng chắc nịt không lay chuyển. Đó là đạo đức dịu dàng của chị nhắn với em trong chiều thanh tịnh:
Mõ chiều em gióng chị nghe
Chuông chiều chị gióng có về bên em.
Nhớ ngày mồng bảy tháng ba
Trở vào hội làng trở ra hội Thầy.
Làng ta mở hội vui mừng
Chuông kêu trống đánh vang lừng đôi bên.
Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ
Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy.
KẾT LUẬN
Tu cho trọn kiếp bụi hồng
Kẻo già lại tiếc rằng lòng từ bi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Lệ Như Thích Trung Hậu (2005), Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh
3. Đinh Gia Khánh(2006), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục.
4. Lê Đức Luận (2005), Giáo trình văn học so sánh, Đại học Đà nẵng-Đại họa Sư phạm.
4. Marguerite- Marethiollies(2000), Từ điển tôn giáo, NXB Khoa học xã hội.
5. Xuân Thành- Nguyễn Văn Tài – Nguyễn Hữu Quế (2004), Hỏi đáp văn chương, NXB Thanh niên.
6. Nguyễn Tài Thi(1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam,NXB Khoa học xã hội.
7. https://google.com