Ý tưởng về lực hấp dẫn được phát triển cùng thiên văn học

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
[FONT=&amp]Ý TƯỞNG VỀ LỰC HẤP DẪN ĐƯỢC PHÁT TRIỂN CÙNG THIÊN VĂN HỌC

[/FONT]
N. Co – pec – nich ( 1473 – 1543) phát hiện ra rằng Trái đất tự quay quanh nó và cùng với các hành tinh quay xung quanh Mặt trời, ông còn cho rằng trọng lực là lực hút từ tâm của mỗi thiên thể, tác dụng lên phần vật chất còn lại của vũ trụ. J. Kê – ple ( 1571- 1630), phát hiện ra 3 định luật chuyển động của các hành tinh, lại có sai lầm cho rằng, lực hút giữa hai thiên thể giảm tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng. Phải đợi đến nhà bác học thế hệ sau là I. Niu – tơn ( 1643 – 1727) mới giành được vinh quang là, đã phát hiện ra lực hấp dẫn giữa hai vật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Phát hiện này cho phép lý giải được các định luật của Kê – ple về chuyển động của các hành tinh. Dựa trên các công trình của Kê – ple, Niu – tơn đã nêu lên ý kiến cho rằng, lực chi phối chuyển động của các thiên thể có cùng bản chất như lực kéo các vật rơi xuống mặt đất mà ta gọi là trọng lực.

Người cùng thời với Kê – ple là Ga –li- le ( 1564 – 1642) đã phát hiện ra nguyên lý quán tính mà ngày nay gọi là định luật I Niu – tơn. Nguyên lý này đã mở ra một triển vọng mới để hiểu nguyên nhân của các chuyển động: Một vật không chịu tác dụng của một lực nào, hay tổng các lực đặt lên vật bằng không thì vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều. Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, vậy phải có lực tác dụng lên Mặt trăng đóng vai trò lực hướng tâm. I Niu – tơn cho rằng lực giữ cho Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất chính là trọng lực, mà trọng lực là lực hấp dẫn của Trái đất. Một vật có khối lượng M ở gần mặt đất, cách tâm Trái đất một khoảng bằng bán kính Trái đất là R, khối lượng Trái đất là M thì vật chịu tác dụng lực hấp dẫn của Trái đất bằng trọng lượng của vật.

Mặt Trăng ở cách tâm Trái đất một khoảng r bằng 60 lần bán kính trái đất, Mặt trăng chuyển động quanh Trái đất, có bán kính quỹ đạo là r = 384 000km với chu kỳ là 27,32 ngày.

Rõ ràng rằng gia tốc trọng trường của Trái đất là gia tốc tâm để cho Mặt trăng quay quanh Trái đất. Trong biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn có hằng số hấp dẫn G, trong hệ đơn vị SI, giá trị của G bằng 6,67.10 ̄¹¹, là một số rất bé nên lực hấp dẫn giữa các vật xung quanh chúng ta có thể bỏ qua, trừ lực hấp dẫn của Trái đất và các thiên thể như Mặt trời, Mặt trăng, các hành tinh…

Sự tương tự giữa các sao, các nhóm sao, các thiên hà gồm hàng trăm tỉ sao đều tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn.

Nguồn: NXBDG*
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top