Ý nghĩa cát tường của các đồ án Trung Hoa.

Hide Nguyễn

Du mục số
Sưu tầm



“Mấy bữa nay nghỉ làm, ở nhà, tương đối rảnh, nên ngồi viết về các hình tượng mang ý nghĩa tốt lành trong Văn Hóa Trung Quốc. Đây là bài viết tổng hợp, từ các sách mà mình đang sở hữu và cả các kiến thức dân gian mà mình được ông bà mình chỉ bảo cũng như thu thập từ cuộc sống, phong tục tập quán người Hoa.Với bài viết này, hy vọng nó sẽ giúp các bạn trong việc chọn lựa quà tặng cho người thân, hay mua đồ vật, tranh trang trí cho gia đình, nhất là trong lúc năm hết tết đến này.”
Cầu điều lành và tránh điều dữ là một nét đẹp trong tâm lý của con người, không riêng gì chỉ có người Trung Quốc. Nhưng để hệ thống và đưa những hình ảnh bình thường trở thành những hình ảnh cát tường thì nền Văn Hóa Trung Quốc đã làm rất tốt vai trò của mình. Các hiện vật đồ đồng, đồ ngọc có từ 1800 năm trước công nguyên đã chứa đựng trong nó ý nghĩa biểu trưng cát tường rất cao.Ý nghĩa biểu trưng của hình các đồ án hình ảnh thường được hình thành trên các điển tích và sự đồng âm hay cận âm trong ngôn ngữ Trung Quốc.Hình ảnh, đồ án hoa văn Trung Quốc có khắp nơi và tồn tại qua nhiều phương diện như tranh vẽ, điêu khắc, kiến trúc, lụa hoa, hàng sơn khảm, trang sức, đồ gỗ, đồ sứ…. Do đó, khi mua một tặng phẩm hay đơn giản là một mặt hàng lưu niệm, nếu ta hiểu rõ ý nghĩa của những đồ án hình ảnh trên sản phẩm mà có sự lựa chọn thích hợp thì ngay bản thân sản phẩm đã là một lời chúc cát tường. 1. Bát tiên: đây là 8 vị tiên trong Đạo giáo, mỗi vị được xem là thần tổ của một nghề hay là thần bảo hộ cho một đối tượng cụ thể nào đó. Mỗi vị thường cầm 1 vật báu có ý nghĩa đại diện cho họ, tục gọi là “Ám bát tiên đồ”
  • Lý Thiết Quày - 李铁拐: với chiếc gậy sắt và bầu hồ lô có dây buộc. Là lão tổ trong bát tiên.
    lythietquayjw5.jpg
  • Trương Quả Lão - 張果老:cưỡi lừa cầm mõ,
truongqualaohj1.jpg
  • Lam Thái Hòa - 藍采和:tay cầm giỏ hoa (thần tổ của những người bán hoa),
    lamthaihoayw1.jpg
  • Hớn Chung Ly (còn gọi là Chung Ly Quyền) - 鐘離權: tay cầm cây quạt lá vả và đôi khi có thêm quả đào tiên,
    honchunglyht8.jpg
  • Tào Quốc Cựu - 曹國舅: tay cầm ‘sênh’ (thần tổ của các nghệ sĩ),
    taoquoccuunt3.jpg
  • Lữ Đồng Tân - 呂洞賓:tay cầm phất trần và đeo kiếm trên vai (thần tổ ngành y),
    ludongtangg2.jpg
  • Hàn Tương Tử - 韓湘子: là tiên đồng thổi sáo (thần tổ của các nhạc công),
    hantuongtuvs3.jpg
  • Hà Tiên Cô - 何仙姑:tay cầm một cành sen (thần bảo hộ gia đình),
    hatiencoiq8.jpg
“Bát tiên khánh thọ Tây Vương Mẫu ”, “bát tiên cưỡi hươu cầm đào” là lời chúc mừng trường thọ ; “Bát tiên kỵ thú”, “bát tiên quá hải” là sự mong bảo hộ giúp đỡ trừ tà khử tai họa.
2. Bé trai: là hình vẽ một bé trai bụ bẫm, cười vui, là biểu trưng của hạnh phúc gia đình.
  • Bé trai và cá: có con trai và dư dả (do cá có âm đọc là ‘dư’ đồng âm với ‘dư dả’)
bevachepea8.jpg

(niên niên hữu dư)
  • Bé trai, bé gái và giàn bầu sai quả: 2 đứa bé biểu thị cho con cháu (tử tôn) đầy đủ, bầu với cuốn dài biều thị cho vạn đại (cuống đọc là ‘đai’ # ‘đại’ là thời đại)
  • Bé trai và lựu : là lời cầu chúc con cháu đông đúc, lựu có nhiều hạt (hạt là ‘tử’ # ‘tử’ là con; nhiều hạt = nhiều con)
  • Bé trai đeo khánh và cá đỏ lội trong rong: cái khánh # ‘khánh’ là chúc mừng, ‘ngư’ là cá # ‘dư’ là dư dả, rong ‘tảo’ # ‘tảo’ là sớm – chúc sớm có con trai và dư dả – “tảo nam khánh dư”
  • Bé xách lồng đèn có vẽ cái bình cắm 3 cây ‘kích’ cột chung cái ‘khánh’, cái ‘sinh’ bằng một sợi dây: hàm ý chúc “Khánh lạc thăng bình”. (Cái ‘khánh’# ‘khánh’ chúc, sợi dây cột là chữ ‘lạc’ # ‘lạc’ là vui mừng, cái ‘sinh’# ‘thăng’, cái ‘bình’ # ‘bình’ an.)
3. Bình hoa:
  • Bình hoa cắm 1 cây kích: ‘bình’ hoa # ‘bình’ an, ‘kích’ # ‘cát’ là tốt lành; chúc “Bình an đại cát”.
  • Bình hoa và 3 cây kích: ‘kích’ # ‘cấp’ là cấp bậc, chúc lên cấp bậc - “Bình thăng tam cấp”
  • Bình hoa, yên ngựa và ngọc như ý: ‘yên’ ngựa # ‘yên’ là an – “Bình an như ý”
4. Bướm : chữ Hán gọi là Hồ điệp. ‘Điệp’ có âm âm đồng với từ ‘điệt’ là ông lão 80 tuổi. Do đó bướm là biểu trưng cho sự sống lâu trường thọ. Mặt khác, do sự đồng âm giữa ‘điệp’ là bướm và ‘điệp’ là lặp lại nên một số đồ án tranh vẽ có nghĩa là liên tục, trùng điệp, lặp lại.5. Cá : chữ Hán đọc là ‘ngư’ đồng âm với ‘dư’ dả. Do đó cá biểu trưng cho sự dư dả. (Cửu ngư 九魚 # cửu dư 久餘)
  • Cửu ngư đồ : là tranh vẽ 9 con cá, lợi dụng sự đồng âm giữa cửu’ là chín và cửu’ là lâu dài để cầu chúc dư dả lâu dài.
chep2bn8.jpg

(cửu ngư đồ – “cẩm thượng thêm hoa” – tranh vẽ)

cahoalonggj6.jpg

(cửu ngư hóa long – đá chạm)
  • Cá hóa long : là sự cầu mong thi cử đỗ đạt như tích “cá chép hóa rồng”. Đồ án này có thể là hình con cá nhảy lên khỏi nước trước mặt là long môn, cũng có thể là hình một con chép có đầu rồng đuôi cá.
cavuotvumonxu1.jpg

(lý ngư khiêu long môn)
6. Chim : Người ta căn cứ vào dáng thế của chim mà luận ý nghĩa, tựu chung có 4 thế:
  • Bay (phi): thăng tiến
  • Hót (minh): danh giá, xán lạn - do ‘minh’ là hót đồng âm với ‘minh’ là sáng.
  • Ngủ gật (túc): đầy đủ – do ‘túc’/ngủ đồng âm với ‘túc’/ sung túc.
  • Ăn (thực): bổng lộc – do ‘thực’/ăn đồng âm với ‘thực’/bổng lộc.
Ngoài ra, người ta còn căn cứ vào ý nghĩa và tên của từng loài mà
  • Hạc : là con vật thiêng theo tín ngưỡng Đạo giáo, tương truyền hạc sống đến trăm năm, tặng hạc là chúc thọ, “hạc thọ thiên tuế 鶴壽千歲
chausupy3.jpg

(chu s hình chim hạc)
  • Loan – phụng : sự hòa hợp vợ chồng , «loan phng hoà minh» 鸞鳳和鳴, hạnh phúc. Các hình vẽ cưỡi rồng làm rể “thừa long khoái tế”, cưỡi phượng thổi tiêu “xuy tiêu dẫn phượng” đều là chúc tụng hôn nhân mỹ mãn.
  • Phượng hoàng: con trống gọi là ‘phượng’ , con mái gọi là ‘hoàng’ . Trong 360 loài chim, phượng là chúa. “Thân trước tựa chim hồng, thân sau như kỳ lân, cổ rắn, đuôi cá, thể rùa, vẻ rồng, móng như chim yến, mỏ gà. Lông trên mình xếp thành chữ: đầu có chữ Đức, cổ có chữ Nghĩa, lưng có chữ Nhân, bụng có chữ Tín, cánh có chữ Lễ …, hiểu thông vạn vật”. Do đó Phượng hoàng được xem là biểu trưng cho điềm yên lành và phú quý. Nổi tiếng là đồ án vẽ một con chim phượng, xung quanh là các giống chim quý khác, gọi là “Bách điểu triều phượng”.
  • Công : do thích sống nơi thanh vắng và có bộ lông đa sắc nên công được xem là biểu trưng cho thanh bình và thịnh vượng.
  • Chim khách: vui vẻ- do âm chữ Hán là ‘hỉ thước’喜鵲 đồng âm với ‘hỉ’/vui. Hình vẽ hai con chim thước châu đầu vào nhau là “Hỉ tương phùng” (vui gặp gỡ), hoặc ngậm một dây tiền cổ là “Hỷ tại nhãn tiền” (niềm vui trước mắt), hoặc một con ch1o dưới đất, một chim thước trên cành gọi là “Hoan thiên hỷ địa”, chim thước trên cành mai là “Hỷ thước mi sao” (niềm vui trước mắt)
    maichimwf8.jpg
  • Chim sẻ: tước vị, quyền cao chức trọng, do chim sẻ có tên chữ Hán là ‘hỉ tước’ đồng âm ‘tước’/ chức tước.
  • Uyên ương: loài chim này con đực gọi là uyên, con cái gọi là ương, chúng luôn sống thành cặp không rời nhau, nếu một con chết thì con còn lại sống một mình đến hết đời. Do đó trở thành biểu trưng cho tình yêu, sự chung thủy. Hình vẽ uyên ương bời trước hoa sen “hà hoa uyên ương”, và uyên ương nằm trên là sen “uyên ương đồng tâm” lời chúc vợ chồng hòa thuận, một lòng bền lâu đến già.
    lienapbg5.jpg
  • Cò : biểu ý là hoạn lộ, do chữ Hán là ‘lộ’ đồng âm với ‘lộ’/ đường đi. Thường đi chung với sen, ngụ ý cầu chúc thăng tiến – “ nhất lộ liên thăng”.
7. Cóc tía 蟾蜍: may mắn, phát tài, giàu có, can đảm và cái gì đó quý báu, hiếm (do tích “Lưu Hải hý thiềm” mà ra).
coctialm1.jpg
8. Cúc : khí tiết thanh tao của bật cao sĩ. Ngoài ra, do đặc tính dù hoa có tàn, lá có héo cũng không rơi rụng (diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa) nên hoa cúc còn được xem là biểu trung của thọ, của sự trường cửu.
hoacuciv1.jpg
9. Dơi : biểu trưng cho phúc đức, do dơi trong chữ Hán đọc là ‘bức’ đồng âm với ‘phúc’.
  • Một con dơi lộn ngược : phúc đến ( ‘bức đảo’ # ‘phúc đáo’ 到福 )
  • Năm con dơi: tượng trưng cho ngũ phúc (‘ngũ bức’ 五蝠 # ‘ngũ phúc’ 五福)
    nguphuc2tw3.jpg
  • Dơi ngậm chữ ‘thọ’ có dây cột hai đồng tiền: “phúc thọ song toàn”.
10. Gà : biểu trưng cho điều tốt đẹp, do gà chữ Hán đọc là ‘kê’ , đồng âm với ‘cát’ / điều tốt.
  • Thần kê hay “trọng minh điểu”: dáng gà, tiếng gáy như phượng hoàng, là vua của loài gà, chuyên đuổi bắt ác thú tà ma. Mặt khác, gà gáy sáng xua tan bóng tối nên người ta cũng xác tín rằng gà có công năng xua đuổi tà ma gọi là “Kê vương trấn trạch” hay “đại cát trong nhà” là nghĩa đó.
  • Gà trống: có mào như mũ quan (văn), dáng uy nghi, mạnh mẽ (dũng), cựa gà bén như gươm, vũ khí (vũ), có cái ăn thì gọi nhau cùng hưởng (nhân), gáy đúng giờ (tín), vì vậy gà trống tượng trưng cho người quân tử với đủ năm tính tốt.
  • Gà trống, gà mái, gà con : hợp gia đại cát. Trong phong tục nghênh hôn của người Phúc Kiến, nhà trai chuẩn bị lễ là một con gà trống, nhà gái là một con gà mái béo tốt, gọi là “cát nhân”. Hàm ý chúc cho cô dâu chú rể được các tường như ý.
    doigauc9.jpg
  • Đàn gà: nghĩa là tốt đẹp rất nhiều (‘đa kê’ # ‘đa cát’).
  • Đàn gà – lựu: biểu thị sự đông con (gà đàn là đông con, lựu nhiều hạt cũng là đông con). Thường là hình một đàn gà con quây bên gà mẹ, gà mẹ thì đang mổ làm tách vỏ quả lựu để lộ ra rất nhiều hạt.
11. Hổ: biểu trưng cho sức mạnh, thường dùng như là một thứ phù chú hộ mệnh, bảo vệ gia đình… để chống lại tà ma.
hophuhu9.jpg
12. Lan: cao quý, thường được ví với người hiền thục, đằm thắm. Lan được vẽ với bướm chỉ sự hòa hợp trai gái. Vẽ với thỏ chỉ sự an lành yên ổn.13. Kỳ lân 麒麟 : con đực gọi là ‘kỳ’, con cái gọi là ‘lân’. Kỳ lân là chúa của loài thú: chân hươu, móng ngựa, đuôi bò, không ăn thịt, không giẫm lên cỏ. Theo truyền thuyết, lân chỉ xuất hiện trong thời thái bình. Vì vậy lân được xem là điềm lành, thái bình thịnh trị, có thánh nhân ra đời. “Lân mẫu xuất lân nhi” là câu chúc gia đình quý phái có con cháu danh giá. “Kỳ lân tống tử” “Kỳ lân thả thư” là mong muốn điềm lành.14. Linh chi: là loại nấm quý, biểu trưng cho sự trường thọ, theo truyền thuyết, người nào ăn được sẽ sống lâu.15. Lựu : “Thạch lựu chỉ sự giàu có mà đông con, hơn nữa lại bao bọc trong một phòng…”. Trái lựu có nhiều hạt, chữ Hán gọi là ‘tử”, đồng âm với ‘tử” là con cái. Nhiều hạt thì đông con. Ngoài ra, lựu còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở nên người Hoa rất thích cúng lựu, nhất là cúng khai trương. Lựu chỉ dùng cúng Tổ Thần Thánh Phật, tuyệt đối không cúng lựu trong đám tang, trên bàn thờ vong.
  • “Lựu khai bách tử” 榴開百子: Đồ án này thường thể hiện trái lựu bung vỏ để lộ những hạt đỏ, hay một cành lựu quả liền với lá, hoặc vẽ mấy đứa trẻ chơi đùa dưới góc lựu hay khiêng 1 quả lựu to đã bóc vỏ lộ hạt, hoặc lấy lựu làm trang sức hàm ý chúc con cháu đông đúc. Vì thế trong các đám cưới của người Hoa, nhất là người Triều Châu, nhất thiết phải có lựu trong khay rượu lễ (có khi được thay thế bằng lá lựu).
    luudm0.jpg
  • “Quan đới truyền lưu” 官帶傳流 : là hình vẽ mão quan (quan), dây đai (đới), thuyền (‘thuyền’đọc gần âm ‘truyền’), quả lựu (âm ‘lựu’ đọc gần âm ‘lưu’ truyền), có nghĩa quan tước lưu truyền nhiều thế hệ.
16. Mèo : chữ Hán đọc là “miêu’ gần giống âm của từ ‘mạo’, tức ông già 80 tuổi, vì vậy mèo cũng biểu trưng cho sự trường thọ.
meobq3.jpg
17. Như ý 如意 : là vật cầm tay, có dáng uốn cong hình chữ S, được làm bằng ngọc hay ngà. Như ý chạm hình nấm linh chi và mây thì có nghĩa là thành đạt mỹ mãn.
gaynhuysp9.png
18. Thiền: là con ve sầu còn có tên là "tri liễu", con ve sầu đực có cơ quan phát thanh ở bụng, nên tiếng kêu vang xa, người xưa coi ve sầu là tượng trưng cho sự trong trắng thanh cao, còn chữ "thiền liên" để chỉ khái niệm liên tục không ngừng, người quán quân liên tục được gọi là "thiền liên quán quân" do vậy người ta cũng ví thiền như ngôi đầu bảng. Đặt ve sầu trong nhà sẽ khích lệ con cháu chăm học, luôn muốn dành thành tích cao trong học hành thi cử và không ngừng tiến bộ. Đối với người công chức thì thì sẽ luôn phấn đấu và thành công trong sự nghiệp
vesautrendottrucmi0.jpg
19. Tùng - Hạc :cây tùng là luôn xanh nên biểu trưng cho trường xuân, hạc biểu trưng cho trường thọ, phối họp Tùng – Hạc là hàm ý “Tùng Hạc trường xuân” hay “tùng hạc diên niên” 松鶴延年
hatmaudonin0.jpg

(tùng hạc mẫu đơn đồ)
20. Tụ bảo bồn: là đồ án khắc họa một cái chậu hay cái đỉnh ba chân, trong chậu/đỉnh có vàng nén bạc thoi, tiền vàng, san hô đỏ, trân châu, ngọc thạch, sừng tê giác, lá ngải… “tụ bảo bồn” biểu trưng cho sự phát tài, thường phối hợp với thần tài Triệu Công Minh, hay Quan Công, hoặc các thần bản gia. Tụ bảo bồn liên quan đến truyền thuyết Thẩm Vạn Sơn.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top