uocmo_kchodoi
Moderator
- Xu
- 132
Đề bài: Hoài Thanh viết “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài” trong tác phẩm "Ý nghĩa văn chương" SGK văn 7. Em hiểu thế nào về ý kiến trên? Bằng hiểu biết của mình hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Văn chương là một trong những hình thái sáng tạo tinh tế bậc nhất của con người. Khi viết nên 1 bài văn, bài thơ…thì chính lúc đó, ta được sống với đúng cảm xúc của mình. Văn chương không hề xa rời sự thật. Đó chính là đời sống tâm hồn, phản ánh thực tiễn xung quanh chúng ta. Tùy từng hoàn cảnh, từng giai đoạn lịch sử mà văn chương có những đặc trưng, xu hướng riêng.
Nhưng một câu hỏi vẫn được nhiều người đặt ra, rằng từ đâu mà có văn chương? Đến với Hoài Thanh thì ông nói đó chính là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.
Nhưng theo các bạn thì nguồn gốc của văn chương là gì? Trong cách nói của Hoài Thanh, nguồn gốc chính là cội nguồn, gốc rễ, là nơi xuất phát, nơi mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu để cây đời văn chương đâm chồi nảy nở. Nguồn gốc của văn chương nói cách khác hơn đó là nơi khởi nguồn, nơi bộc phát của văn chương.
Còn văn chương là gì? Văn chương là những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất, là nơi cảm xúc được thăng hoa và kết trái. Chỉ có 2 chữ giản đơn nhưng lại hội tụ hết thảy những điều tuyệt vời. Nhà phê bình văn học xuất sắc Hoài Thanh có một nhận định thật độc đáo và đúng đắn: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài”. Hoài Thanh đã khẳng định mảnh đất ươm mầm văn chương chính là đời sống bên trong nội tâm của con người, mà chất dinh dưỡng để nuôi cái mầm văn chương ấy chính là những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, ý chí của con người trước những biến đổi của môi trường bên ngoài. Đó có thể là tình cảm gia đình thiêng liêng, là tình yêu đôi lứa, tình thầy trò, hoặc lớn hơn là lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, cũng có thể chỉ là một chút cảm xúc bỗng ùa về khi một buổi sáng ma ta thức dậy ngắm nhìn bình mình đang lên cao chót vót. Có lần nào đó, Chế Lan Viên đã nói rằng: “Chẳng có thơ đâu giữa cuộc đời đóng khép!”. Qủa đúng là vậy! Văn chương xuất phát từ tấm lòng. Chỉ khi ta dang tay đón nhận tất cả những gì cuộc đời mang lại, thì mới có văn chương được.
Văn chương đích thực có mãnh lực lạ lùng. Ta bỗng thấy yêu đời khi nghe đâu đây vang lên bài Nghe thầy đọc thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa; ta xúc động khi đọc câu chuyện sự tích cây vú sữa, xúc động với tình yêu bao la vô bờ bến của người mẹ; rồi ta bồn chồn, thổn thức trước tình yêu đôi lứa bình dị, đẹp đẽ trong Đôi dép của Nguyễn Trung Kiên; và Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên lại khiến lòng yêu nước trong mỗi trái tim mãnh liệt hơn bao giờ hết. Không những vậy, văn chương còn lên án những gì đi ngược lại đạo đức, truyền thống con người Việt Nam, nuôi dưỡng và nhân rộng lòng nhân ái đến với mọi người. Văn chương đưa ta từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, những con sóng triền mien của tâm trạng, những cung bậc tình yêu, những thăng trầm cảm giác. Văn chương có những đặc trưng riêng rất thú vị nhưng lại mang tính giáo dục đặc biệt. Văn chương làm cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm màu sắc ý nghĩa.
Con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành được cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ. Công lao to lớn ấy đếm sao cho xuể, kể sao cho vừa. Nhưng những người con vẫn muốn ca những lời ca ấy, như để bày tỏ tình yêu và sự biết ơn sâu sắc của mình tới cha mẹ.
Chắc hẳn ai khi đọc 4 câu ca dao này đều không khỏi xúc động nghẹn ngào. Câu ca dao ngọt ngào qua lời ru của mẹ, đưa em vào giấc ngủ yên bình. Trong từng bước trưởng thành, tình yêu thương, sự chia sẻ của cha mẹ dành cho con cái rất quan trọng. Để rồi khi lớn khôn, người con mới hồi tưởng lại và cảm xúc bỗng nhiên ùa về. Đây chính là tình yêu, là sự biết ơn. Vậy chẳng phải văn chương bắt nguồn từ một chữ tình hay sao?
Một đoạn thơ khác cũng đã rất quen thuộc với độc giả.
Từng câu thơ đều toát lên một vẻ đẹp đầm ấm giữa con người với con người. Những cảm xúc này của Trần Đăng Khoa chính là khi tác giả được nghe người thầy của mình đọc thơ. Giọng đọc của thầy ấm áp, lưu lại trong tâm trí học trò những ngày sau đó và xa hơn nữa, lâu hơn nữa. Đọc đoạn thơ lòng ta cũng cảm thấy một niềm vui, một niềm rạo rực đang ngày càng nảy nở. Bởi đoạn thơ không những lột tả tình thầy trò cao cả, mà còn cho ta thấy được tình yêu của tác giả đối với quê hương, với thiên nhiên, cây cỏ. Đó là những cảm xúc tích cực đối với thế giới xung quanh, sẽ lan truyền và nhân rộng tới mỗi độc giả. Đến với một tác giả khác, cũng là một vị vua văn võ song toàn, lúc trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình, ông đã không kìm được niềm xúc động:
Bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Tâm hồn người thi sĩ cảm nhận được sự bình yên, no ấm của vùng quê nghèo, nơi gắn liền với tuổi thơ ông. Bài thơ sẽ càng tìm được sự đồng điệu nhiều hơn nữa nếu độc giả cũng là một người con xa xứ. Nỗi niềm đó, có lẽ những người trong cuộc sẽ hiểu rõ hơn ai hết. Phải là một người yêu quê hương sâu đậm mới có thể phác họa được bức tranh làng quê trong buổi chiều hoàng hôn một cách sinh động nhưng hiền hòa bằng những lời thơ, hình ảnh đẹp đẽ như vậy. Bởi lẽ ông đã cảm nhận được nhịp thở của quê hương, hương vị quen thuộc này, đã lâu rồi những vẫn hệt như hồi ông còn bé.
Rồi hòa nhập vào thiên nhiên trong Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử viết:
Những hình ảnh trong đoạn thơ này đều rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Những dấu hiệu của mùa xuân, ta tưởng như là một vòng tuần hoàn nhàm chán thì đối với người thi sĩ đó lại là vẻ đẹp bình dị mà long lanh, thân thuộc như những người bạn vậy.
Ta lại nhớ đến một câu nói của Chế Lan Viên rằng: “Nhà thơ như con ong biến tram hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt bằng đời vạn chuyến ong bay”. Một nhận định rất ngắn gọn nhưng quá đỗi tinh tế, sâu sắc. Để có những vần thơ, những câu văn thật hay, thật ý nghĩa đôi khi xuất phát từ những cảm xúc bất chợt. Nhưng để có được sự bất chợt đó, thường phải trải qua sự lao động cần mẫn, kiên trì. Văn chương không có chỗ cho sự khô khan, sự trùng lặp và không chứa đựng những gì trái với đạo đức. Nếu có, đó không phải là văn chương chân chính.
Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Văn chương hình thành nhờ có tình yêu, lòng vị tha. Văn chương vì thế mà trở thành tiếng nói của tâm hồn. Nhận định của Hoài Thanh khi nói về văn chương không những đúng với thời xưa, mà còn cả ngày nay và thế hệ mai sau nữa.
uocmo_kchodoi - vnkienthuc.com
Bài làm
Văn chương là một trong những hình thái sáng tạo tinh tế bậc nhất của con người. Khi viết nên 1 bài văn, bài thơ…thì chính lúc đó, ta được sống với đúng cảm xúc của mình. Văn chương không hề xa rời sự thật. Đó chính là đời sống tâm hồn, phản ánh thực tiễn xung quanh chúng ta. Tùy từng hoàn cảnh, từng giai đoạn lịch sử mà văn chương có những đặc trưng, xu hướng riêng.
Nhưng một câu hỏi vẫn được nhiều người đặt ra, rằng từ đâu mà có văn chương? Đến với Hoài Thanh thì ông nói đó chính là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.
Nhưng theo các bạn thì nguồn gốc của văn chương là gì? Trong cách nói của Hoài Thanh, nguồn gốc chính là cội nguồn, gốc rễ, là nơi xuất phát, nơi mảnh đất màu mỡ, phì nhiêu để cây đời văn chương đâm chồi nảy nở. Nguồn gốc của văn chương nói cách khác hơn đó là nơi khởi nguồn, nơi bộc phát của văn chương.
Còn văn chương là gì? Văn chương là những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất, là nơi cảm xúc được thăng hoa và kết trái. Chỉ có 2 chữ giản đơn nhưng lại hội tụ hết thảy những điều tuyệt vời. Nhà phê bình văn học xuất sắc Hoài Thanh có một nhận định thật độc đáo và đúng đắn: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài”. Hoài Thanh đã khẳng định mảnh đất ươm mầm văn chương chính là đời sống bên trong nội tâm của con người, mà chất dinh dưỡng để nuôi cái mầm văn chương ấy chính là những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, ý chí của con người trước những biến đổi của môi trường bên ngoài. Đó có thể là tình cảm gia đình thiêng liêng, là tình yêu đôi lứa, tình thầy trò, hoặc lớn hơn là lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, cũng có thể chỉ là một chút cảm xúc bỗng ùa về khi một buổi sáng ma ta thức dậy ngắm nhìn bình mình đang lên cao chót vót. Có lần nào đó, Chế Lan Viên đã nói rằng: “Chẳng có thơ đâu giữa cuộc đời đóng khép!”. Qủa đúng là vậy! Văn chương xuất phát từ tấm lòng. Chỉ khi ta dang tay đón nhận tất cả những gì cuộc đời mang lại, thì mới có văn chương được.
Văn chương đích thực có mãnh lực lạ lùng. Ta bỗng thấy yêu đời khi nghe đâu đây vang lên bài Nghe thầy đọc thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa; ta xúc động khi đọc câu chuyện sự tích cây vú sữa, xúc động với tình yêu bao la vô bờ bến của người mẹ; rồi ta bồn chồn, thổn thức trước tình yêu đôi lứa bình dị, đẹp đẽ trong Đôi dép của Nguyễn Trung Kiên; và Người đi tìm hình của nước của Chế Lan Viên lại khiến lòng yêu nước trong mỗi trái tim mãnh liệt hơn bao giờ hết. Không những vậy, văn chương còn lên án những gì đi ngược lại đạo đức, truyền thống con người Việt Nam, nuôi dưỡng và nhân rộng lòng nhân ái đến với mọi người. Văn chương đưa ta từ cảm xúc này đến cảm xúc khác, những con sóng triền mien của tâm trạng, những cung bậc tình yêu, những thăng trầm cảm giác. Văn chương có những đặc trưng riêng rất thú vị nhưng lại mang tính giáo dục đặc biệt. Văn chương làm cuộc đời thêm đẹp, cuộc sống thêm màu sắc ý nghĩa.
Con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành được cha mẹ nuôi nấng dạy dỗ. Công lao to lớn ấy đếm sao cho xuể, kể sao cho vừa. Nhưng những người con vẫn muốn ca những lời ca ấy, như để bày tỏ tình yêu và sự biết ơn sâu sắc của mình tới cha mẹ.
“Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Công cha áo mẹ chữ thầy
Nghi sao cho bỏ những ngày ước ao”
Chắc hẳn ai khi đọc 4 câu ca dao này đều không khỏi xúc động nghẹn ngào. Câu ca dao ngọt ngào qua lời ru của mẹ, đưa em vào giấc ngủ yên bình. Trong từng bước trưởng thành, tình yêu thương, sự chia sẻ của cha mẹ dành cho con cái rất quan trọng. Để rồi khi lớn khôn, người con mới hồi tưởng lại và cảm xúc bỗng nhiên ùa về. Đây chính là tình yêu, là sự biết ơn. Vậy chẳng phải văn chương bắt nguồn từ một chữ tình hay sao?
Một đoạn thơ khác cũng đã rất quen thuộc với độc giả.
“Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyện cơn mưa giữa trời
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe”
Từng câu thơ đều toát lên một vẻ đẹp đầm ấm giữa con người với con người. Những cảm xúc này của Trần Đăng Khoa chính là khi tác giả được nghe người thầy của mình đọc thơ. Giọng đọc của thầy ấm áp, lưu lại trong tâm trí học trò những ngày sau đó và xa hơn nữa, lâu hơn nữa. Đọc đoạn thơ lòng ta cũng cảm thấy một niềm vui, một niềm rạo rực đang ngày càng nảy nở. Bởi đoạn thơ không những lột tả tình thầy trò cao cả, mà còn cho ta thấy được tình yêu của tác giả đối với quê hương, với thiên nhiên, cây cỏ. Đó là những cảm xúc tích cực đối với thế giới xung quanh, sẽ lan truyền và nhân rộng tới mỗi độc giả. Đến với một tác giả khác, cũng là một vị vua văn võ song toàn, lúc trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình, ông đã không kìm được niềm xúc động:
“Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
Bán vô bán hữu địch dương biên
Mục đồng địch lí ngưu quy tận
Bạch lộ song song phi hạ điền”
Bốn câu thơ ngắn gọn, súc tích nhưng bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Tâm hồn người thi sĩ cảm nhận được sự bình yên, no ấm của vùng quê nghèo, nơi gắn liền với tuổi thơ ông. Bài thơ sẽ càng tìm được sự đồng điệu nhiều hơn nữa nếu độc giả cũng là một người con xa xứ. Nỗi niềm đó, có lẽ những người trong cuộc sẽ hiểu rõ hơn ai hết. Phải là một người yêu quê hương sâu đậm mới có thể phác họa được bức tranh làng quê trong buổi chiều hoàng hôn một cách sinh động nhưng hiền hòa bằng những lời thơ, hình ảnh đẹp đẽ như vậy. Bởi lẽ ông đã cảm nhận được nhịp thở của quê hương, hương vị quen thuộc này, đã lâu rồi những vẫn hệt như hồi ông còn bé.
Rồi hòa nhập vào thiên nhiên trong Mùa xuân chín, Hàn Mặc Tử viết:
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý bóng xuân sang”
Những hình ảnh trong đoạn thơ này đều rất đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta. Những dấu hiệu của mùa xuân, ta tưởng như là một vòng tuần hoàn nhàm chán thì đối với người thi sĩ đó lại là vẻ đẹp bình dị mà long lanh, thân thuộc như những người bạn vậy.
Ta lại nhớ đến một câu nói của Chế Lan Viên rằng: “Nhà thơ như con ong biến tram hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt bằng đời vạn chuyến ong bay”. Một nhận định rất ngắn gọn nhưng quá đỗi tinh tế, sâu sắc. Để có những vần thơ, những câu văn thật hay, thật ý nghĩa đôi khi xuất phát từ những cảm xúc bất chợt. Nhưng để có được sự bất chợt đó, thường phải trải qua sự lao động cần mẫn, kiên trì. Văn chương không có chỗ cho sự khô khan, sự trùng lặp và không chứa đựng những gì trái với đạo đức. Nếu có, đó không phải là văn chương chân chính.
Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Văn chương hình thành nhờ có tình yêu, lòng vị tha. Văn chương vì thế mà trở thành tiếng nói của tâm hồn. Nhận định của Hoài Thanh khi nói về văn chương không những đúng với thời xưa, mà còn cả ngày nay và thế hệ mai sau nữa.
uocmo_kchodoi - vnkienthuc.com