Xung quanh việc philippinkhởi kiện trung quốc về vấn đề biển đông

Trang Dimple

New member
Xu
38

Viện nghiên cứu Trung Quốc Jamestown Foundation” của Mỹ công bố tài liệu cho biết ngày 22/1 Philippin chính thức thông báo với Sứ quán Trung Quốc tại Manila về việc nước này sẽ gửi các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông của hai nước lên trọng tài pháp lý quốc tế tại Liên hợp quốc (LHQ).


Quyết định táo bạo của Manila là một tiến triển quan trọng trong các tranh chấp lãnh hải kéo dài, bởi vì đây là lần đầu tiên một nước Đông Nam Á sử dụng các biện pháp pháp lý để thách thức tuyên bố bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh. Nếu tòa án LHQ quyết định xét xử vụ kiện, bất cứ phán quyết nào về vấn đề này sẽ gây ra những tác động chiến lược, chính trị và pháp lý rộng rãi. Mặc dù quyết định cuối cùng của tòa án có thể mất vài năm, nhưng trước mắt hành động của Philippin chắc chắn sẽ gây phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, tăng thêm nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc-Philíppin và thúc đẩy các nỗ lực của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN) đàm phán một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên Biển Đông với Trung Quốc. Việc Philippin trình LHQ Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đã được chuẩn bị kỹ. Philippin không đề nghị tòa án trọng tài – rất có thể là Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), cơ chế giải quyết tranh chấp được thành lập theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 – xác định bên tranh chấp nào được hưởng chủ quyền đối với các đảo san hô tranh chấp ở Biển Đông, bởi vì chỉ có Tòa án Công lý Quốc tế và sự nhất trí của tất cả các bên mới có thể đưa ra quyết định. Điều quan trọng là Thông báo của Philippin cũng không nêu những vấn đề mà Trung Quốc tự rút khỏi các phán quyết bắt buộc của ITLOS từ năm 2006 bao gồm: phân định ranh giới biển, các vịnh lịch sử và các yêu sách cũng như các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự. Thay vào đó, Manila tìm cách thách thức các tuyên bố về quyền chủ quyền của Trung Quốc bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên và quyền hàng hải ở vùng biển nằm trong đường 9 đoạn và trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc. Đơn khiếu kiện của Philippin khẳng định Trung Quốc đã can thiệp trái phép hoạt động quyền chủ quyền của Philippin trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của nước này và các hoạt động bất hợp pháp đó đã leo thang từ đầu năm 2012. Thông báo cũng tố cáo Trung Quốc chiếm đóng trái phép một số bãi đá ngầm như: Vành Khăn (Mischief), Ken Nan (McKennan), Ngầm Nam (Gaven) và Subi, trong đó một số bãi đá nằm trong thềm lục địa của Philippin, do đó Trung Quốc không thể chiếm đóng các bãi đá ngầm đó. Không kể các vấn đề khác, Philippin đề nghị ITLOS ra quyết định rằng các tuyên bố hàng hải của Trung Quốc dựa trên cơ sở đường 9 đoạn là trái với UNCLOS, do đó không có giá trị; yêu cầu Trung Quốc đề ra luật pháp trong nước phù hợp với UNCLOS; tuyên bố Trung Quốc chiếm đóng một số bãi san hô là bất hợp pháp và vi phạm quyền chủ quyền của Philippin; tuyên bố việc Trung Quốc công bố các quyền hàng hải ngoài 12 hải lý tính từ các vật thể nhất định (kể cả bãi đá Hoàng Nham) là trái quy định pháp lý; và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động bất hợp pháp trong khu Vực EEZ của Philippin, kể cả khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật.

Tại sao Chính phủ Philippin quyết định khởi kiện lúc này: Sự thất bại của Philippin và Trung Quốc trong việc giải quyết các tuyên bố chủ quyền biển chồng lấn, nỗi lo ngại của Philippin về sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông trong vài năm qua và sự thất vọng của Philippin trước phản ứng yếu kém của ASEAN trước những hành động của Bắc Kinh đã buộc Manila đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền ra ITLOS. Theo luật pháp quốc tế, các bên tranh chấp được khuyến khích thảo luận các tuyên bố chồng lấn song phương của họ nhằm đi đến một giải pháp được các bên có thể chấp nhận. Theo Manila, mặc dù trao đổi và tham khảo ý kiến rất nhiều lần kể từ khi Trung Quốc chiếm đóng bãi đá Vành Khăn năm 1995, nhưng hai bên không giải quyết được các tranh chấp về chủ quyền các hòn đảo, phân định các khu Vực hàng hải cũng như quyền đánh bắt cá, khai thác năng lượng và các nguồn khoáng sản ở Biển Đông. Các nỗ lực khác của Philippin nhằm giải quyết tranh chấp bằng quan hệ đối tác với các bên tranh chấp khác cũng trở nên vô ích, Năm 2011, Chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino đề nghị biến Biển Đông thành Khu vực Hòa bình, Tự do, Hữu nghị và Hợp tác (ZoPFFC). ZoPFFC kêu gọi các nước làm rõ các tuyên bố lãnh hải và xác định quần đảo Trường Sa là một khu vực tranh chấp, phi quân sự hóa các đảo san hô và thiết lập một cơ quan hợp tác phát triển chung để quản lý các nguồn tài nguyên dưới đáy biển. Nhưng Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ đề nghị đó và không đối tác ASEAN nào của Philippin, trừ Việt Nam, ủng hộ đề nghị như vậy. Những diễn biến trên Biển Đông trong năm 2012 cũng thôi thúc Manila quyết định thách thức các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc, trong đó sự kiện nghiêm trọng nhất xảy ra tại Bãi đá Hoàng Nham tháng 4-5/2012. Cuộc khủng hoảng kéo dải 8 tuần xảy ra khi các cơ quan hàng hải dân sự của Trung Quốc ngăn chặn Hải quân Philippin bắt giữ một nhóm ngư dân Trung Quốc đánh cá bất hợp pháp tại khu vực bãi cát ngầm. Sau đó tàu chiến Trung Quốc đã ngăn chặn các tàu cá Philippin ra vào Bãi đá Hoàng Nham và khẳng định quyền kiểm soát bãi đá này.

Tháng 11/2012, các quan chức Trung Quốc tuyên bố với Ngoại trưởng Philippin Albert del Rosario rằng từ nay Trung Quốc sẽ hiện diện vĩnh viễn tại bãi đá Hoàng Nham. Thông báo của Philippin khẳng định sự thay đổi quan trọng này là do Trung Quốc chiếm giữ trái phép Bãi đá Hoàng Nham. Philippin càng tức giận khi nước này đưa vấn đề ra trước Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tháng 7/2012, nhưng lúc đó chủ tịch ASEAN là Campuchia không cho phép các cuộc thảo luận tranh chấp Biển Đông được phản ánh trong thông cáo cuối cùng vì cho rằng tranh chấp Biển Đông là vấn đề song phương. Không đạt được đồng thuận trong bất đồng trên Biển Đông khiến hội nghị không ra được thông cáo chung lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm tồn tại của ASEAN và làm mất uy tín nghiêm trọng cua tổ chức khu Vực. Diễn biến thứ 2 trong năm 2012 đã thúc đẩy Philippin kiện Trung Quốc xảy ra tháng 11/2012 khi chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành các quy định cho phép lực lượng cảnh sát Trung Quốc khám xét, bắt giữ và trục xuất các tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong phạm vi quyền tài phán của Trung Quốc. Các quy định đó gây ra nhiều nỗi lo ngại trên khắp khu vực, vì chúng có thể cản trở các quyền tự do đi lại trên Biển Đông. Mặc dù một số nhà quan sát cho biết các quy định chỉ áp dụng đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng biển lãnh thổ 12 hải lý của đảo Hải Nam, nhưng Manila cho rằng các quy định đó là ý đồ của Trung Quốc nhằm áp đặt thẩm quyền hàng hải ở toàn bộ Biển Đông trong đường 9 đoạn, do đó trái với UNCLOS. Vì vậy Philippin khẳng định nước này đã hết tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao với Trung Quốc và phán quyết bắt buộc của LHQ là lựa chọn duy nhất còn lại để giải quyết các tranh chấp của hai nước trên Biển Đông.

NGUỒN :SƯU TẦM

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top