• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Xin Tài Liệu! Ai Có Chia Sẻ Cho Em Với!

Ai có tài liệu phân tích vai trò của nhà nước trong phát triển hệ thống tài chính nước ta cho em xin với. Em đang làm báo cáo về đề tài này!
Em cảm ơn!
 
Ngoài tài liệu trên bạn có thể tham khảo theo .

Những khuyết tật của thị trường Về thuộc tính của kinh tế thị trường, cho đến nay vẫn bộc lộ 3 khuyết tật lớn: (i) Luôn luôn có nguy cơ mất cân đối cung - cầu tạo ra các cuộc khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu;

(ii) Vì mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh, doanh nghiệp ít quan tâm đến lợi ích toàn cục, lợi ích cộng đồng (gây ô nhiễm, phá hoại môi trường, trốn tránh luật pháp gian lận thương mại…) là những điển hình;

(iii) Kinh tế thị trường về bản chất là mô hình làm giàu cho thiểu số; tự nó không thể làm giàu cho mọi người.

Nhà nước sử dụng 5 hệ thống công cụ

Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, trong suốt quá trình hơn 30 năm đổi mới đã sử dụng 5 hệ thống công cụ chủ yếu để quản lý nền kinh tế:

(i) Hệ thống pháp luật nhằm tạo ra “luật chơi” cho các chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh tế;

(ii) Công tác kế hoạch và quy hoạch, nhằm hoạch định các mục tiêu và xác lập các phương tiện để đạt các mục tiêu đề ra;

(iii) Các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ;

(iv) Sử dụng lực lượng vật chất của Nhà nước để bổ khuyết thị trường (trong đó quan trọng nhất là các loại dự trữ quốc gia);

(v) Cung cấp dịch vụ và hàng hoá công cộng; hành chính công; sử dụng các công cụ hỗ trợ như thông tin, xúc tiến thương mại, cung cấp các dịch vụ sản xuất…

Hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế thị trường định hướng của nước ta cũng chính là sự hoàn thiện 5 nhóm công cụ quản lý nêu trên, nhằm tạo ra cơ chế vận hành tốt nhất cho các chủ thể tham gia vào thị trường.

Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Hiến pháp năm 2013 đã chế định tại Điều 51, khoản 1 rằng: “…kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Vấn đề đã hiến định thì không thể làm khác. Tuy nhiên, ở đây có 2 vấn đề cần làm rõ: (i) Nội hàm kinh tế nhà nước là gì? (ii) Hiểu thế nào là vai trò chủ đạo?

- Nếu hiểu kinh tế nhà nước bao gồm: tất cả các nguồn lực vật chất của Nhà nước, như: tài nguyên ngân sách; các nguồn lợi Nhà nước thu được hàng năm, dự trử ngoại hối, dự trữ lương thực; nguyên nhiên liệu chiến lược; cơ sở vật chất hạ tầng do Nhà nước đầu tư; các tổ chức kinh tế của Nhà nước…, thì đây chính là lực lượng vật chất, mà Nhà nước sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh, tức là thực hiện chức năng của Nhà nước, chứ nó không liên quan gì đến khái niệm cạnh tranh của các chủ thể kinh tế trên thị trường cả, nên cũng hoàn toàn khác với vai trò của doanh nghiệp nhà nước.

- Nếu hiểu vai trò chủ đạo là vai trò dẫn dắt thị trường, khắc phục những khuyết tật cố hữu của thị trường, thì nó lại liên quan đến cách sử dụng kinh tế nhà nước như thế nào và sự phối hợp trong việc sử dụng cả hệ thống công cụ của Nhà nước (trong đó có công cụ về thể chế), chứ không đơn thuần chỉ là lực lượng vật chất nằm trong tay Nhà nước.

Cho đến nay, dường như khi nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, nhiều người nghĩ ngay đến việc duy trì lực lượng doanh nghiệp nhà nước, thậm chí nó phải độc quyền, nên đã vô hình chung đi ngược bản chất của thị trường.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top