Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng từng oxit trong A?

minhhuong_1997

New member
Xu
0
Bài 1) Cho hỗn hợp A có khối lượng 9,7g gồm CuO , Al2O3 và một oxit của sắt.
Cho CO dư đi qua 9,7g A nung nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn B có khối lượng 8,02g và khí C. Hòa tan hoàn toàn 4,85g hhA cần 1,3lit dung dich HCl 0,15M được dung dịch D. Cho dung dich D tác dụng với dung dich NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung nóngđến khối lượng không đổi được 3,4g chất rắn.
a) Viết cac phương trình phan ung xảy ra( Biết khi cho rắn B vào dung dich Ba(OH)2 không thấy có khí ).
b) Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng từng oxit trong A.
c) Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết trong dung dich Ba(OH)2 0,25M được 18,715g kết tủa trắng. Xác định thể tích dung dich Ba(OH)2 đã dùng.

Bài 2) Dung dich A chứa 60,2g hỗn hợp muối tan RCl2 và XCl2 tác dụng với 50ml dung dich B có K2CO3 0,4M và Na2CO3 1M thu được 53,6g kết tủa C là hỗn hợp muối. Tìm công thức hóa học 2 muối clorua biết nguyên tử khối của kim loại này bằng 0,6 lần nguyên tử khối của kim loại kia.
 
B
ài 2) Dung dich A chứa 60,2g hỗn hợp muối tan RCl2 và XCl2 tác dụng với 50ml dung dich B có K2CO3 0,4M và Na2CO3 1M thu được 53,6g kết tủa C là hỗn hợp muối. Tìm công thức hóa học 2 muối clorua biết nguyên tử khối của kim loại này bằng 0,6 lần nguyên tử khối của kim loại kia
.

Đề bài có vấn đề thì phải:\[ nCO3^{2-} = nK_2CO_3 + nNa_2CO_3 = 0.07 mol \]
Mà dựa vào tăng gảm khối lượng => \[nCO_3^{2-} pư = (60.2 - 53.6)/(71-60) = 0.6 mol\]
Bạn coi lại cái đề hộ mình nhé :)
 
Bài 1) Cho hỗn hợp A có khối lượng 9,7g gồm CuO , Al2O3 và một oxit của sắt.
Cho CO dư đi qua 9,7g A nung nóng sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn B có khối lượng 8,02g và khí C. Hòa tan hoàn toàn 4,85g hhA cần 1,3lit dung dich HCl 0,15M được dung dịch D. Cho dung dich D tác dụng với dung dich NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung nóngđến khối lượng không đổi được 3,4g chất rắn.
a) Viết cac phương trình phan ung xảy ra( Biết khi cho rắn B vào dung dich Ba(OH)2 không thấy có khí ).
b) Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng từng oxit trong A.
c) Cho toàn bộ khí C hấp thụ hết trong dung dich Ba(OH)2 0,25M được 18,715g kết tủa trắng. Xác định thể tích dung dich Ba(OH)2 đã dùng.

a). PT thì bạn có thể viết được rồi
b) nHCl cần dừng để hòa tan 4.85g hhA là: nHCl = 0.15*1.3 = 0.195 mol
=> nHCl cần dùng để hòa tan 9.7g hhA là: nHCl = 0.195*2 = 0.39 mol
số mol O có trong CuO và oxit sắt là: nO = (9.7 - 8.02)/16 = 0.105 mol
=> số mol O có trong \[Al_2O_3 = (nHCl - 2*nO)/2 = (0.39 - 2*0.105)/2 = 0.09 mol\]
=> số mol \[Al_2O_3 = 1/3 nO\] ( có trong \[Al_2O_\]3) = 0.09/3 = 0.03 mol
ta có: mCu + mFe = mhhA - mAl_2O_3 - mO ( O có trong CuO và oxit Fe)

=> mCu + mFe = 4.96 g
D gồm \[CuO\] và \[Fe_2O_3\]: vì lấy 1 lửa lượng ban đầu \[=> mCuO + mFe_2O_3 = 3.4*2 = 6.8 \]
ta sẽ có hệ từ 2 dữ kiện trên \[=> nCuO = 0.025 mol; nFe_2O_3 = 0.03 mol\]
=> m ôxit

c)
\[n BaCO_3 = 0.095 mol\]
\[nCO_2 = nO = 0.105 mol\]
=>phản ứng:
\[Ba(OH)_2 + CO_2 --> BaCO_3 + H_2O\]
(mol)a_________a______a
\[BaCO_3 + CO_2 + H_2O --> Ba(HCO_3)_2\]
(mol)b______b
\[=> a - b = nBaCO_3; a + b = nCO_2\]
=> a + b = 0.105; a - b = 0.095
=> a = 0.1; b = 0.05
\[=>V Ba(OH)_2 = 0.1/0.25 = 0.4 l\]
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top