• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


1. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL?
- Chế biến, bảo quản khối lượng nông sản lớn và tăng giá trị sản phẩm.
- Xuất khẩu được nhiều nông sản, ổn định sản xuất.
- Chiếm được ưu thế trên thị trường trong và ngoài nước.
- Tăng giá trị sản lượng công nghiệp, dịch vụ
- Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kĩ thuật ở các vùng nông thôn để có thể phục vụ tốt hơn cho sản xuất.

2. Ý nghĩa của việc cải tạo đất mặn, đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Là nội dung cơ bản trong việc cải tạo và sử dụng tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Hai loại đất này chiếm S lớn (2,5 / 4 tr.ha) nếu cải tạo tốt là một xu hướng đúng và tích cực để mở rộng diện tích đất trồng trọt, tăng sản lượng...
- Đất đai được cải tạo tốt thì thảm thực vật phát triển tốt => có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái...............

3. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta.

- Diện tích lúa là 3834,8 nghìn ha, chiếm 51,1% diện tích trồng lúa của cả nước.
- Năng suất lúa khá cao, cao hơn năng suất bình quân cả nước, đạt 50,4 tạ/ha (cả nước chỉ đạt 48,9 tạ/ha).
- Sản lượng lúa của vùng đạt 17,7 triệu tấn trong số 34,4 triệu tấn của cả nước, chiếm 51,5% sản lượng lúa cả nước.
- Bình quân lương thực của vùng đạt 1066,3 kg/người, cao gấp 2,3 lần mức bình quân cả nước.
- Hằng năm, ĐBSCL cung cấp hàng triệu tấn lương thực cho các vùng khác và đóng góp 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, giúp nước ta trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu lúa gạo.

4. Những điều kiện thuận lợi để đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước.
* Về điều kiện tự nhiên:
- Là đồng bằng rộng lớn nhất nước ta: 39734 km2.
- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ (1,2 triệu ha), diện tích trồng lúa lớn: 3834,8 nghìn ha (>51% của cả nước).
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, giàu nhiệt độ và ánh sáng.
- Lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, phong phú. Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
- Có vị trí địa lí thuận lợi: 3 mặt giáp biển............

* Về kinh tế - xã hội:
- Dân đông, nguồn lao động dồi dào.
- Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm trồng lúa, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Nhà nước đầu tư áp dụng đưa tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => hàng hoá chiếm lĩnh thị trường.
===>> Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm số 1 về sản xuất lương thực, thực phẩm. Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực và xuất khẩu lúa gạo của nước ta.

5. Cho biết thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp của đồng bằng sông cửu long?
+ Địa hình đồng bằng, thấp tương đối bằng phẳng , rộng gần 40 nghìn km²
+ Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm
+ Nguồn nước dồi dào,phong phú.
+ Sinh vật đa dạng nguồn cá tôm và hải sản quý, chim thú, dãi rừng tràm, rừng ngập mặn diện tích lớn.
+ Đất đai có giá trị kinh tế lớn :
- Đất phù sa ngọt màu mỡ thích hợp trộng lúa nước, cây công nghiệp.
- Đất phèn, đất mặn được cải tạo để nuôi tròng thuỷ sản, phát triển rừng ngập mặn.

6. Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, dân cư xã hội đối với phát triển kinh tế ở Đông Bắc Bộ và ĐB Sông Cửu Long.

Về điều kiện tự nhiên:

* Thuận lợi:
- Địa hình tương đối bằng phẳng và có diện tích lớn (39734km2) Thuận lợi cho việc xây dựng các khu chuyên canh lớn.
- Có 3 loại đất chính:
+ Đất phù sa ngọt (1,2 tr.ha) => Trồng lúa nước, cây công nghiệp.
+ Đất mặn, đất phèn (2,5 tr.ha) => Nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển rừng ngập mặn.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, nguồn nước dồi dào phong phú giúp cho việc sản xuất quanh năm luôn thuận lợi.
- Đồng bằng châu thổ rộng, phì nhiêu .
- Nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giữa một khu vực kinh tế năng động nhất cả nước, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.
- Bờ biển dài, nhiều đảo, quần đảo, giàu tài nguyên bậc nhất nước ta.
- Biển ấm quanh năm, ngư trường lớn.
- Sinh vật trên cạn, dưới nước phong phú, đa dạng.
- Nguồn nước dồi dào, phong phú, hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt.

* Khó khăn:
- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (2,5tr.ha)
- Mùa khô kéo dài.
- Mùa lũ thù gây ngập úng trên diện tích rộng.
- Thiên tai, lũ lụt, hạn hán.
- Nước mặn của biển dễ dàng xâm nhập sâu vào đồng bằng.

Về dân cư - xã hội:

- Dân số đông, lực lượng lao động dồi dào.
- Lao động cần cù, năng động, có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ hải sản, thích ứng linh hoạt với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
- Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thấp, chất lượng giáo dục chưa cao.


**Tham khảo thêm:

1. Trả lời các câu hỏi về Vùng ĐÔNG NAM BỘ

2. Trả lời các câu hỏi về Vùng BẮC TRUNG BỘ và DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta


NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức *

(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
7. Trình bày tình hình sản xuất thuỷ sản ở ĐB Sông Cửu Long? tại sao ĐB sông cửu long có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

* Tình hình sản xuất thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng các loại thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn nhất và có thể nói là đứng đầu cả nước với ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất là nuôi tôm đạt gần 77% (năm 2002) sau đó là cá nuôi đạt gần 59% ( năm 2002) và cuối cùng là cá biển khai thác đạt gần 42% (năm 2002). Như vậy, so với vùng đồng bằng sông Hồng thì nó chiếm tỉ trọng cao hơn rất nhiều về tất cả các ngành.
* Thế mạnh để đồng bằng sông Cửu Long phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Điều kiện tự nhiên:

+ Diện tích vùng nước trên cạn, trên biển lớn.
+ Nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
+ Có các bãi cá, tôm trên biển rộng lớn.
+ Nhiều thức ăn, nhiều lũ.

+ Nhiều ngư trường lớn, biển ấm quanh năm.
+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
+ Ba mặt giáp biển.
- Nguồn lao động :
+ Lực lượng lao động dồi dào.

+ Lao động có kinh nghiệm, tay nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản.
+ Một bộ phận nhỏ dân cư làm nghề nuôi trồng và khai thác thỷ sản.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ thuỷ sản rộng, lớn ở các nước trong khu vực, EU, Nhật, Bắc Mĩ...


8. Cho biết các ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng ở ĐBSCL. Vì sao các ngành này lại phát triển mạnh?
- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm giữ vai trò quan trọng nhất, chiếm 65% giá trị xuất khẩu công nghiệp của vùng, phân bố rộng rãi khắp vùng, nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào. Đây là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta. Sản phẩm chế biến không những để tiêu thụ trong nước mà còn để xuất khẩu sang các nước khác.
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: chiếm 12% giá trị sản xuất công nghiệp, phân bố ở nhiều nơi, quan trọng nhất là ngành sản xuất xi măng với nhà máy xi măng Hà Tiên II. Nhờ có nguồn nguyên liệu dồi dào, đặc biệt là nguồn đá vôi ở Hà Tiên (Kiên Giang) và có nhu cầu lớn.
- Công nghiệp cơ khí nông nghiệp: Sản xuất máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản. Do đây là vùng có nhu cầu rất lớn.

9. Chứng minh rằng thiên nhiên Đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng, giàu tiềm năng kinh tế, nhưng cũng không ít khó khăn.
* Thiên nhiên đa dạng, giàu tiềm năng:
- Là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta (4 triệu ha), đất phù sa được sông Cửu Long bồi đắp thường xuyên nên rất màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, ít có thiên tai.
- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải đường thuỷ, cho bồi đắp phù sa, thuỷ lợi và nuôi trồng khai thác thuỷ sản.
- Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước.
- Nguồn sinh vật trên cạn, dưới nước rất phong phú, nhất là cá, tôm, chim và các loài bò sát.
- Có vùng biển rộng lớn, ấm quanh năm, ít thiên tai, có nhiều ngư trường lớn, có nhiều đảo và quần đảo.

* Khó khăn:
- Đất mặn, đất phèn chiếm gần 60% diện tích tự nhiên của vùng.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng, làm tăng độ nhiễm phèn, nhiễm mặn trong đất, nước mặn ngập sâu vào đất liền. Mùa mưa lại gây ngập lụt kéo dài.
- Tài nguyên rừng, động vật, tôm, cá bị suy giảm nghiêm trọng, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm.
- Khoáng sản nghèo nàn, chỉ có than bùn, đá vôi, đất sét. Nguồn dầu khí mới bắt đầu được thăm dò.

10.
Vì sao Cần Thơ trở thành khu kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
+ Cần thơ có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp lớn.
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật khá phát triển.
+ Là đầu mối giao thông thuỷ-bộ rất thuận lợi (có nhiều bến cảng...).
+ Cần thơ ở vị trí trung tâm của miền Tây Nam Bộ.

.................


**Tham khảo thêm:

1. Trả lời các câu hỏi về Vùng ĐÔNG NAM BỘ

2. Trả lời các câu hỏi về Vùng BẮC TRUNG BỘ và DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta



NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức *

(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!)

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
11. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở ĐBSCL. Tại sao phải đặt vn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị?
* Đặc điểm dân cư, XH ở ĐBSCL:

- ĐBSCL có dân cư đông, ngoài dân tộc Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, Hoa..
- Người dân có kinh nghiệm trong thâm canh lúa, nuôi trồng thuỷ sản, tiếp cận sớm với nền NN hàng hoá.
- Vùng có tỉ lệ tăng dân còn cao, tỉ lệ dân thành thị thâpá, chất lượng GD chưa cao..

* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở ĐBSCL vì:
- Tỉ lệ người lớn biết chữ ở ĐBSCL (88,1%) thấp hơn cả nước (cả nước là 90,3%).

- Tỉ lệ dân số thành thị ở ĐBSCL (17,1%) thấp hơn cả nước (cả nước là 23,6%).

12. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL? Hiện trạng các ngành công nghiệp ở ĐBSCL? Các trung tâm kinh tế của vùng ĐBSCL?
* Tình hình phát triển kinh tế NN:

- Đây là vùng trọng điểm sx lúa lớn nhất nước, chiếm hơn 50% S và sản lượng cả nước (3,84/7,5 triệu ha và 17,7/34,4 triệu tấn). Lúa có mặt ở khắp nơi, nhiều nhất là Kiên Giang, An Giag, Đồng Tháp, Long An,... Lương thực bình quân đầu người rất cao, 1066 kg/người. Đây là vùng xk gạo chủ lực của cả nước.
- Chăn nuôi khá phát triển, nhất là nuôi gia cầm (vịt), lợn.
- Thuỷ sản của vùng chiếm gần 60% sản lượng cả nước, phát triển mạnh nhất ở Kiên Giang, Cà Mau, An Giang.
- Đây cũng là vùng trồng cây ăn quả, trồng mía nổi tiếng.
- Lâm nghiệp có vai trò quan trọng, đóng góp đáng kể cho KT và nhất là môi sinh của vùng..

* Công nghiệp:
- So với NN tỉ trọng của CN còn thấp (20%), cơ cấu còn nghèo.
- Các ngành CN chính của vùng là: chế biển LTTP, VLXD (Hà Tiên, Kiên Giang), cơ khí NN.
- CN chế biến LTTP phân bố ở nhiều nơi, chủ yếu là các thành phố, thị xã, nhiều nhất là ở Cần Thơ.

13. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL
- Vị trí địa lý:..
- Là đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa, màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, ít có thiên tai.
- Nguồn sinh vật phong phú cả trên đất liền và dưới biển, nhất là cá, tôm, chim và các loài bò sát.
-> ĐBSCL có nhiều ĐKTN thuận lợi cho phát triển NN, đặc biệt là cho sx lương thực, thực phẩm.
- Có nguồn nước phong phú với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển GTVT đường thuỷ, bồi đắp phù sa, thuỷ lợi, nuôi trồng khai thác thuỷ sản, đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt sx.
- Diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước.
- Có vùng biển rộng lớn, ấm quanh năm, ít thiên tai, có nhiều ngư trường lớn, nhiều đảo và quần đảo.

14. Nêu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở ĐBSCL.
- Đất phèn, đất mặn chiếm gần 60% diện tích TN của vùng.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng, làm tăng đọ nhiễm phèn, nhiễm mặn trong đất, nước mặn ngập sâu vào đất liền. Mùa mưa lại gây ngập lụt kéo dài.
- Tài nguyên rừng, động vật, tôm, cá bị suy giảm nghiêm trọng, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm.
- Khoáng sản nghèo nàn, chỉ có than bùn, đá vôi, đất sét. Nguồn dầu khí mới bắt đầu được thăm dò..


15. Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Cửu Long? Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long?
* Vị trí địa lý:

- Tiếp giáp với vùng ĐNB ở phía Đông Bắc.
- Tiếp giáp với Campuchia ở phía Bắc -> dễ dàng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong tiểu vùng Mê Công.
- Gần các nước Đông Nam Á.
- Có 3 mặt giáp biển (biển Đông và vịnh Thái Lan) -> có đk để thực hiện thế KT liên hoàn đất liền với biển đảo.

* ĐKTN và TNTN:

- Diện tích rộng (khoảng 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng.

- Có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, ít có thiên tai.
- Nguồn sinh vật phong phú cả trên đất liền và dưới biển, nhất là cá, tôm, chim và các loài bò sát.
- Có nguồn nước phong phú với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho phát triển GTVT đường thuỷ, cho bồi đắp phù sa, thuỷ lợi, nuôi trồng khai thác thuỷ sản và đảm bảo cung cấp nước cho sx.
- Có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất nước ta.
- Có vùng biển rộng lớn, ấm quanh năm, ít thiên tai, có nhiều ngư trường, nhiều đảo..
- ĐBSCL có nhiều đk thuận lợi cho phát triển NN, đặc biệt là cho sx lương thực, thực phẩm..


**Tham khảo thêm:

1. Trả lời các câu hỏi về Vùng ĐÔNG NAM BỘ

2. Trả lời các câu hỏi về Vùng BẮC TRUNG BỘ và DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.
Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi về 7 vùng kinh tế ở nước ta


NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức *

(Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn bài viết này. Cảm ơn!)

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thank rất nhìu. Đúng những cái mình cần.
Nếu đại ca nào trả lời em được câu này thì em sin gửi tặng 100 cái thank
Hãy nêu các thế mạnh,mặt hạn chế và các sản phẩm chuyên môn hoá của các vũng lãnh thổ nông nghiệp nước ta( công nghiệp nữa thì càng WoW)
Không thì so sanh các vung lãnh thổ vs nhau cũng được ạ:
trung du và miền núi phía Bắc Slo Tây nguyên
ĐBSH Vs ĐBSCL
BTB và ĐNB
Em thank rất nhìu
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Gần nửa thế kỉ qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, liên tục cả về số lượng lẫn chất lượng, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước đột phá tích cực trong hội nhập quốc tế, vượt qua nhiều rào cản của thị trường , vững bước tiến lên. Cuộc sống của lao động nghề cá cũng từng bước được cải thiện. Nhiều ngư dân chí thú làm ăn không vì mục đích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Biết vận dụng hợp l?ý các chính sách của Đảng và Nhà nước, các chương trình quốc gia, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, mở rộng thị trường, dự đoán các bước phát triển hợp với sức và lực của mình để vững bước đi lên.

Thực tế cho thấy sản lượng của các mặt hàng thủy sản tăng liên tục qua các năm, nhưng thị trường xuất khẩu của nó luôn luôn biến động tạo sư căng thẳng cho các nhà chính quyền, cũng như cho chính người lao động. Chính vì vậy xuật khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng đang là một vấn đề mang tính thời sự hiện nay.

Vậy nguyên nhân của vấn đề đó là gì? Thực trạng của nó ra sao? Và hiện tại ta đã có giải pháp như thế nào và cũng như những giải pháp mang tính lâu dài của chúng là gì ?
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top