• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Vùng có lợi thế so sánh đặc biệt

Hide Nguyễn

Du mục số
Vùng có lợi thế so sánh đặc biệt


ĐBSCL và TP.HCM là những vùng có lợi thế so sánh cao nhất, không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà ở cả thế giới, đặc biệt về thuỷ sản và cây lúa. Nếu đầu tư khôn khéo sẽ mang lại hiệu quả lớn - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương lưu ý các nhà đầu tư.

Sáng nay (26/7) hơn 200 nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia "Hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp khu vực TPHCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL" đã được thỏa mãn bởi các thông tin hấp dẫn, hứa hẹn ưu đãi lớn khi đầu tư vào khu vực này.

Vùng có lợi thế so sánh đặc biệt


Ông Lương Lê Phương - Thứ trưởng Bộ NN&TPNT đánh giá cao tiềm năng sản xuất nông nghiệp tại khu vực này. Theo ông: "Đây là vùng có lợi thế so sánh cao nhất không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà ở cả thế giới"


Theo báo cáo của bộ NN&PTNT, khu vực ĐBSCL (bao gồm 13 tỉnh, TP) và TPHCM trở thành trung tâm về sản xuất, xuất khẩu nông, thủy, hải sản lớn nhất Việt Nam với tổng giá trị tăng từ 56.467 tỷ đồng năm 2000 lên 91.933 tỷ đồng năm 2009, mức tăng bình quân là 5,6%, chiếm 39,5% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp Việt Nam.


Đây là vùng có khí hậu cận xích đạo (mưa nhiều, nắng nóng) hệ thống sông ngòi dày đặc nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng lúa nước, sản xuất các loại trái cây, cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2010, cả vùng đóng góp khoảng 46% giá trị sản xuất nông nghiệp, 53% sản lượng lúa. 70% sản lượng trái cây của cả nước.


Riêng khu vực ĐBSCL có dòng sông Mê Kông chảy qua, hàng năm đem lại 500 tỷ m3 và khoảng 150-200 triệu tấn phù sa, bồi đắp lên những cánh đồng phù sa màu mỡ.


anh-3.26.7_1311675508.jpg


Tỉnh Bến Tre mang cả đặc sản là bưởi da xanh tới hội nghị xúc tiến đầu tư nông nghiệp. Đây cũng là khu vực có nguồn nhân lực dồi dào với khoảng 24,4 triệu người, gần 50% (6,4 triệu người) làm việc trong lĩnh vực nông lâm, thủy sản. Hệ thống giao thông khá toàn diện, đầy đủ cả về đường không, đường bộ và giao thông thủy và đang được hoàn thiện, nâng cấp sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế toàn vùng...

Riêng TP.HCM là địa phương được đánh giá là địa phương đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hiện đã xây dựng được 88 ha theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao...


Lĩnh vực nào nên đầu tư và nhận ưu đãi lớn?


"TP.HCM sẽ hỗ trợ 60%-100% lãi suất vay cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp" - đó là lời khẳng định của Phó chủ tịch UBND.TPHCM Lê Minh Trí tại hội thảo.


Theo ông Trí, mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm 5% GDP nhưng lãnh đạo TP.HCM vẫn rất quan tâm đầu tư, hướng tới phát triển một nền nông nghiệp đô thị bền vững. Các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư là công nghệ sinh học, phụ trợ và bảo quản hàng nông sản, đầu tư hạ tầng ngành chế biến hàng xuất khẩu.


anh-4.26.7_1311675513.jpg


Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Lương Lê Phương đang trả lời các câu hỏi của nhà đầu tư. "Ngoài hỗ trợ lãi suất vay, TP cam kết đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn để phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững" - Phó chủ tịch TP cam kết.

Riêng Thứ trưởng Lương Lê Phương lưu ý các nhà đầu tư: thế mạnh của khu vực ĐBSCL và TP.HCM là cây lúa và thủy sản; nếu đầu tư khôn khéo sẽ mang lại hiệu quả lớn...


Ông Phương nói: "Tôi thấy đầu tư vào thủy sản bây giờ là số một, đầu tư nhanh thu hồi vốn. Ngoài cá tra, ba sa, hiện nay các tỉnh, TP đang khuyến khích nuôi thủy sản trên biển như cá ngừ đại dương, tôm hùm (hiện Cà Mau, Kiên Giang đang khuyến khích). Hay đầu tư vào các nhà máy chế biến thủy sản nhằm gia tăng giá trị sản phẩm cũng đang rất cấp thiết ở khu vực ĐBSCL".

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng khuyến cáo các nhà đầu tư chú ý tới lĩnh vực trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn. Hiện tại tỉnh Trà Vinh và một số tỉnh dọc bờ biển có thế mạnh và đang khuyến khích các dự án trồng rừng lấn biển...

Lĩnh vực chăn nuôi, chế biến nông sản cũng được Bộ NN&PTNN khuyến khích đầu tư. Theo đánh giá tiềm năng chăn nuôi tại ĐBSCL là rất lớn nhưng hiện thiếu vùng chăn nuôi tập trung, trang trại chăn nuôi lớn; cả vùng còn thiếu nhiều nhà máy chế biến cây ăn quả lớn, giảm giá trị của vựa trái cây lớn nhất cả nước.


anh-5.26.7_1311675518.jpg


Hội nghị xúc tiến đầu tư nông nghiệp khu vực TPHCM và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL quy tụ nhiều lãnh đạo tỉnh, TP và hơn 200 doanh nghiệp quan tâm. Một lĩnh vực khác cũng được nhắc tới là đầu tư hiện đại hóa mạng lưới tàu bè đánh bắt xa bờ. Theo đánh giá, hiện ngư dân vẫn đánh bắt ven bờ là chủ yếu, hiệu quả kinh tế thấp, chưa khuyến khích được ngư dân ra khơi bám biển, làm giàu...

Trả lời những thắc mắc của nhà đầu tư liên quan tới cơ chế xuất khẩu gạo tập trung đầu mối vào một số doanh nghiệp, Thứ trưởng Lương Lê Phương cho biết: "Theo quy định mới, DN Nhà nước không giữ độc quyền xuất khẩu gạo nữa, công ty nào có năng lực thì được xuất khẩu trực tiếp.."

Về băn khoăn của nhà đầu tư liên quan tới nguồn nhân lực, nguy cơ nguồn nước cạn kiệt do biến đổi khí hậu tại ĐBSCL..., ông Đào Quang Thu - Vụ trưởng Vụ kinh tế Bộ Kế hoạch & Đầu tư thông báo trong kế hoạch 2010 - 2020 về phát triển nguồn nhân lực tại khu vực ĐBSCL, hàng năm Nhà nước sẽ bỏ tiền đào tạo tay nghề cho 1 triệu nông dân, nhằm nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi ngành nghề, tạo việc làm...Để đối phó với biến đổi khí hậu, tình trạng ngập mặn, Chính phủ cũng có chủ trương xây dựng tuyến đê biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang, riêng khu vực ĐBSCL là vùng nhạy cảm, dễ bị đe dọa, sẽ được ưu tiên đầu tư sớm.
"Theo quy định các DN đầu tư vào nông nghiệp khu vực này sẽ được ưu đãi 20% tiền thuê đất, khi thuê lại của người dân. Được hỗ trợ về thị trường tiêu thụ và nguồn vốn. Bộ Kế hoạch &Đầu tư và Tài chính đã có hướng dẫn chi tiết về việc này.." - ông Thu nhắc lại thông tin cho DN quan tâm.

Các lĩnh vực kêu gọi đầu tư vào khu vực TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL

Đầu tư hình thành các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao, đảo bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đầu tư cho công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch, ưu tiên kêu gọi đầu tư vào chế biến gạo, thủy sản, rau quả và hệ thống kho chứa lương thực..

Đầu tư hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực đội ngũ làm khoa học với trang thiết bị hiện đại nhằm tạo ra những đột phá trong nông nghiệp. trước hết là nghiên cứu phát triển các giống cây, con, công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch..

(Nguồn: Bộ NN&TPNT)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top