Vua Lý Nhân Tông

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46


[FONT=&quot]VUA LÝ NHÂN TÔNG[/FONT]​


Năm Kỷ Dậu ( 1009), Lý Công Uẩn, người hương Cổ Pháp ( Đình Bảng) được triều thần tôn làm vua, lập ra nhà Lý và quốc gia Đại Việt trường tồn 216 năm, truyền được 8 đời ( không kể Lý Chiêu Hoàng).

Trong đời vua Lý thì vua Lý Nhân Tông là ông vua hội tụ những thành quả cao nhất của triều đại quân chủng phong kiến. Lịch sử Việt Nam hiếm có nhân vật như vậy, những thành quả đó là: võ công lừng lẫy nhất, văn hóa phát triển nhất, hưởng phúc ở ngôi lâu nhất.

Lý Nhân Tông tên thật là Càn Đức, sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ ( 1066), cha là Lý Thánh Tông. Mẹ là Nguyên phi Ỷ Lan, Lý Nhân Tông thừa hưởng ở bố trí tuệ siêu việt của đất Đông Ngàn và lòng từ bi bác ái từ mẹ, vốn là người Luy Lâu Dâu, một vùng đất Phật giáo.

Năm Nhân Tý ( 1072), Lý Thánh Tông mất, Nhân Tông mới 7 tuổi lên nối ngôi. Việc đầu tiên của vua là tha các tù tôi ở phủ Đô Hộ và xuống chiếu cho các công thần 80 tuổi trở lên đều được chống gậy, ngồi ghế khi vào chầu. Ba năm sau, nhà vua cho mở khoa thi chữ Hán đầu tiên của nước ta. Đó là khoa Minh Kinh bác học năm Ất Mão ( 1075), Lê Văn Thịnh người Kinh Bắc đỗ đầu khoa ấy, được vinh dự là Trạng nguyên khai hoa của nước Nam.

Tiếp theo sau, năm Quý Mùi ( 1103), vua cho phát tiền ở kho Nội Phủ để chuộc những người con gái nghèo đã phải bán đi ở, đem gả cho những con trai nghèo không lấy được vợ. Năm Quý Mão ( 1123) xuống chiếu cấm giết trâu để bảo vệ sức kéo cho nông dân. Vua còn cấm dân chúng chặt cây vào mùa xuân ( bảo vệ môi trường sinh thái), tự mình cày ruộng làm lễ tịch điền ( khuyến nông)..Những việc làm trên của Nhân Tông đã khiến cho dân chúng thời đó an cư lập nghiệp, tạo cho thế nước vững mạnh, đánh thắng ngoại xâm, bảo vệ chủ quyển lãnh thổ. Vua còn chủ động đưa quân sang tận sào huyệt của quân Tống ở ngoài biên ải, đánh đòn phủ đầu, chặn đứng âm mưu xâm lược của chúng. Mưu trí cản phá quân Tống trên sông Như Nguyệt ( 1076), giành lại chủ quyền lãnh thổ, lấy lại châu Quảng Nguyên ( 1079).

Khi đã đuổi giặc Tống xâm lược ra khỏi đất nước, giữ yên bờ cõi phía Bắc, năm Giáp Thân ( 1104) vua lại tiến quân vào Nam bình định Chiêm Thành. Thế là nước lớn phải sợ, nước nhỏ kính mến, thần giúp, người theo, dân thì đông mạnh, nước thì thái bình, thực là một ông vua giỏi.

Vua Lý Nhân Tông còn là người sáng suốt, không ngoan, nhân hiền, hiếu nghĩa. Khi về già, học thức cao minh, hiểu sao đạo lý.

Năm Đinh Mùi ( 1127) nhà vua không khỏe, cho gọi Thái úy Lưu Khánh Đàm vào nhận di chiếu. Vua nói: “ Trẫm nghe phàm các loài sinh vật không loài nào chết. Chết là số lớn của trời đất, lẽ đương nhiên của mọi vật. Thế mà người đời không ai là không thích sống mà ghét chết. Chôn cất hậu làm mất cơ nghiệp, để tang lâu làm tổn tính mệnh, trẫm cho là không phải. Ta đã tích đức, không lấy gì làm cho trăm họ được yên, đến khi chết đi lại khiến cho thứ dân mặc áo xô gai, sớm tối khóc lóc, giảm ăn uống, bỏ tế cúng, làm cho lỗi ta nặng thêm, thiên hạ sẽ bảo ta là người thế nào?.

Trẫm xót phận tuổi thơ phải nối ngôi báu, ở trên các vương hầu, lúc nào cũng nghiêm kinh, sợ hãi. Đã năm mươi sáu năm nay, nhờ anh linh của tổ tông được Hoàng thiên phù hộ, bốn biển yên lành, biên thùy ít biến, chết mà được xếp sau các bậc tiện quân là may rồi, còn phải thương khóc làm gì?...

Việc tang thì chỉ 3 ngày bỏ áo trở đi, nên thôi khóc thương, chôn thì nên theo Hán Văn Đế, cố phải kiệm nước, không xây lăng mộ riêng, nên để ta hầu bên cạnh tiên đế.

Than ôi! Mặt trời đã xế, tấc bóng khó dừng: từ giã cõi đời, nghìn thu vĩnh quyết. Các ngươi nên thực lòng kính nghe lời trẫm, bảo rõ cho các vương công, bày tỏ trong ngoài… ( Đại Việt sử ký toàn thư).

Vua mất năm 63 tuổi, ở ngôi 56 năm.





[FONT=&quot] Nguồn NXBLD.
[/FONT]
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top