Vũ công duệ và phép nhận dạng viết tay

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
[FONT=&quot]VŨ CÔNG DUỆ VÀ PHÉP NHẬN DẠNG VIẾT TAY[/FONT]​


Từ ngày Alphonse Bertillon ( 1841- 1941) nghĩ ra phép nhận dạng viết tay ( dactyloscopie) để làm những chứng cứ chắc chắn thì mọi giấy tờ quan trọng đều phải in năm đầu ngón tay vào. Ở nước ta xưa, nhà Lý ( 1009 – 1225) đã định cách áp thủ tức là tục điểm chỉ, hễ ai không biết chữ thì cứ đưa tay ra điểm chỉ để làm chứng cứ, nhưng kể ra về mặt chính xác tinh vi thì không bằng phép nhận dạng vết tay bây giờ. Vậy mà vào thế kỷ XV ở nước ta đã có người nghĩ ra phép nhận dạng vết tay.

Ông Vũ Công Duệ là con nông dân làng Trình Xá, huyện Sơn Vi, tỉnh Sơn Tây ( nay là Hà Tây). Hồi nhỏ, một hôm cha mẹ đi làm đồng, ông ở nhà chơi với bọn trẻ hàng xóm, đắp đất làm voi và buộc 4 con cua đồng vào bốn chân voi, làm cho voi cử động như voi thật. Bỗng có khách đến nhà đòi nợ, hỏi “ Bố mày đi đâu?”

Ông Duệ trả lời: “ Đi giết chết người”
Khách lại hỏi: “ Mẹ mày đi đâu”
Ông đáp: “ Đi cứu sống người”

Khách lấy làm lạ, gạn hỏi nào là cứu sống người và giết người. Ông Duệ đòi thưởng mới nói. Khách bảo: “ Cứ nói thật đi rồi ta tha nợ cho”. Tiện tay có miếng đất dẻo ông Duệ liền đưa ra xin khách in ngón tay vào làm tin. Khách cũng miễn cưỡng làm theo, in xong tay khách, ông Duệ liền cười nói: “ Bố tôi đi nhổ mạ, còn mẹ tôi thì đi cấy” Khách chịu không nói lại được gì.

Sau đó ít hôm người khách cũ lại đến đòi nợ, ông Duệ lấy ngay miếng đất có dấu tay của khách đưa ra cho khách xem, khách đắng họng không chối được nữa, khen ông Duệ thông minh và khuyên bố ông cho ông đi học, lại bằng lòng cho không món nợ đó để làm tiền đèn sách.

Năm Hồng Đức 21 ( 1490) đời vua Lê Thánh Tông, ông Vũ Công Duệ đỗ Trạng làm quan đến Đài đô ngự sử. Sau gặp buổi thiên hạ không được yên, ông Duệ theo vua Lê Chiêu Tông chạy vào Thanh Hóa: Mạc Đăng Dung đem quân đón vua Chiêu Tông về, ông Duệ chửi mắng Đăng Dung hết lời, rồi cầm ấn ngự sử nhảy xuống cửa bể Thần Phù.

Khi nhà Lê trung hưng, đúc lại ấn ngự sử nhưng đúc mãi không được. Sau sai thuyền chài lặn xuống cửa bể mò ấn cũ thì ra ông Duệ vẫn còn mặc áo triều, đeo ấn, ngồi chễm trệ dưới nước như người còn sống, khi đó tính đã hơn 60 năm. Bấy giờ mới đưa tang ông về Vi Sơn.





[FONT=&quot] Nguồn NXBLD.
[/FONT]
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top