Những vẫn thơ lục bát ngọt ngào đi vào trong ca dao, lời ru của bà của mẹ thường đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc. Vậy làm thế nào để chúng mình trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát hay. Bài viết này sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi đó và hướng dẫn cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về thơ lục bát.
Mời các bạn cùng đọc và trải nghiệm viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
I. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Cấu trúc gồm có ba phần:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
II. Quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
* Xác định đề tài:
- Đề bài yêu cầu ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.
- Độ dài của đoạn văn từ 150 - 200 chữ.
* Thu thập tư liệu: Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết. Ví dụ bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
- Âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
* Lập dàn ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả va nêu cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát kèm theo dẫn chứng trích dẫn từ bài thơ.
- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.
Bước 3: Viết đoạn.
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn của mình dựa vào bảng kiểm dưới đây:
III. Luyện tập
Đề bài: Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi tìm câu trả lời cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát. Trước hết, cần phải tìm hiểu các yêu cầu và quy trình; sau đó chúng ta bắt đầu viết đoạn văn. Hi vọng, bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Mời các bạn cùng đọc và trải nghiệm viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
I. Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát.
- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Cấu trúc gồm có ba phần:
+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).
+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.
II. Quy trình viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
* Xác định đề tài:
- Đề bài yêu cầu ghi lại cảm xúc của em về một bài thơ lục bát.
- Độ dài của đoạn văn từ 150 - 200 chữ.
* Thu thập tư liệu: Em có thể tìm và chọn một bài thơ lục bát mà em yêu thích hoặc có cảm xúc đặc biệt để viết. Ví dụ bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
* Tìm ý:
- Âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và những cảm xúc mà bài thơ đã gợi cho em.
- Ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ sử dụng.
- Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
* Lập dàn ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả va nêu cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát kèm theo dẫn chứng trích dẫn từ bài thơ.
- Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của vài thơ đối với bản thân.
Bước 3: Viết đoạn.
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Sau khi viết xong, em có thể tự chỉnh sửa đoạn văn của mình dựa vào bảng kiểm dưới đây:
Các phần của đoạn văn | Nội dung kiểm tra | Đạt/ Chưa đạt |
Mở đoạn | - Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng. - Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc của mình về bài thơ. - Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả (nếu có) và cảm xúc khái quát về bài thơ. | |
Thân đoạn | - Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lí bằng một số câu. - Trích một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc trong bài thơ. | |
Kết đoạn | - Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân. - Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn. |
III. Luyện tập
Đề bài: Viết một đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Đoạn văn mẫu ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát
Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe kể những câu chuyện cổ tích cảm động về tình cảm anh em như “Hoa dâm bụt”, “Sự tích trầu cau”.… Tuy mỗi câu chuyện đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều truyện phê phán anh em không biết yêu thương mà tranh giành, ghen tị với em mình như “Ăn khế trả vàng”, Hà rầm hà bạc”…Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Như vậy, chúng ta đã cùng nhau đi tìm câu trả lời cách viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát. Trước hết, cần phải tìm hiểu các yêu cầu và quy trình; sau đó chúng ta bắt đầu viết đoạn văn. Hi vọng, bài viết này đem lại nhiều giá trị hữu ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.