Hoàng Thịnh
Member
- Xu
- 0
Viết câu chuyện có nội dung: "Em trong thế giới ngày mai"
[f=800]https://server1.vnkienthuc.com/files/3/FILEPDF/viet_cau_chuyen_co_noi_dung.pdf[/f]GIÁO DỤC TRẺ EM CHO THẾ GIỚI NGÀY MAI
Thế giới quanh chúng ta đang biến đổivới một tốc độ chóng mặt. Bài viết này trình bày mười xu hướng chủ yếu và những thử thách mà nó đặt ra cho nhà trường và hệ thống giáo dục, nơi có nhiệm vụ chuẩn bị cho học sinh thích ứng với một tương lai khác biệt vô cùng sâu sắc với hiện tại.
Mười xu hướng chính này đang làm lung lay toàn bộ nền tảng của xã hội. Nhà trường là nơi chịu ảnh hưởng rất rõ những va chạm trong sự đổi thay này. Nhà trường không chỉ bị buộc phải thực hiện chức năng của nó trong phạm vi xã hội mà nó tồn tại, mà còn có bổn phận chuẩn bị con người cho tương lai. Những đứa trẻ ngày nay sẽ sống, làm việc, và giao tiếp với mọi người – từ đồng sự đến cha mẹ, ông bà- theo những cách hoàn toàn khác so với chúng ta trước đây.
Xu hướng thứ nhất:
TỈ LỆ NGƯỜI LỚN TUỔI TRONG CƠ CẤU DÂN SỐ ĐANG GIA TĂNG
Vào thập kỷ 50, tỉ lệ người làm việc trên số người hưởng trợ cấp từ hệ thống an sinh xã hội là 16/1. Đến năm 2030, khi những đứa trẻ sinh ra trong cuộc bùng nổ trẻ em những năm 45- 60 trở thành những người ở tuổi 66-84, thì tỉ lệ này là 2/1.
Năm 2000, 27% dân số Mỹ dưới 18 tuổi, và 21% từ 55 tuổi trở lên. Đến 2020, chỉ 25% dân số dưới 18 tuổi và trên 55 tuổi sẽ là 30%.
Sự gia tăng thay đổi chưa từng thấy này có liên quan đến hàng loạt các vấn đề từ việc giải quyết những chính sách hưu trí đến cuộc cạnh tranh về nguồn lực giữa những người lớn tuổi và những người trẻ tuổi hơn.
Hệ quả là nhà trường và hệ thống giáo dục phải đương đầu với những thử thách mới về sự tăng trưởng số lượng đầu vào vào lúc mà một bộ phận quan trọng của lực lượng giáo viên đang mấp mé tuổi về hưu. Bộ Giáo Dục Mỹ đã tính ra rằng hệ thống trường công của cả nước Mỹ cần có thêm 2,2 triệu giáo viên mới trước năm 2010.
Tất nhiên, mọi thử thách đều tạo ra những cơ hội. Chẳng hạn, nhà trường có thể xem xét khả năng tuyển dụng những người nghỉ hưu sớm nhưng có những kinh nghiệm làm việc rất có giá trị để chuẩn bị cho những người mới vào nghề giáo dục. Những người lớn tuổi hơn cũng có thể được mời đến trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với những người trẻ tuổi với tư cách là những người trợ giảng hoặc phụ tá tình nguyện.
Cùng lúc đó, chương trình giáo dục cộng đồng và giáo dục cho người trưởng thành đáp ứng nhu cầu của những người lớn tuổi đã mở rộng vai trò của nhà trường và sự hiểu biết của cộng đồng một cách hết sức cơ bản. Ngành chăm sóc lão khoa cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho sinh viên. Những trường học chú trọng vào tương lai sẽ đưa ra những ngành học và những hoạt động mới để chuẩn bị cho sinh viên những hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề thế hệ và tầm quan trọng của giao tiếp giữa các thế hệ. Một số trường còn có thể tổ chức những trung tâm hoặc những chương trình chăm sóc lão khoa dành cho người cao tuổi.
Xu hướng thứ hai
ĐA SỐ/THIỂU SỐ CHUYỂN THÀNH THIỂU SỐ/THIỂU SỐ TRONG CƠ CẤU DÂN SỐ MỸ
Nước Mỹ sẽ trở thành quốc gia của những dân tộc thiểu số. Cho đến giữa thế kỷ, không một tộc người hoặc một nhóm dân tộc nào có thể tạo ra một đa số có ý nghĩa quan trọng trong cơ cấu dân số nước Mỹ. Đến năm 2050, những người da trắng không thuộc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ đại diện cho 53% dân số, trong lúc tỉ lệ này ở năm 2000 là 71%. Chẳng bao lâu sau năm 2050, nước Mỹ sẽ trở thành quốc gia của những dân tộc thiểu số.
Bởi vì nhiều trẻ em thuộc các nhóm chủng tộc khác nhau cùng theo học trong nhà trường Mỹ, khoảng cách đa dạng giữa giáo viên, nhà quản lý và học sinh sẽ càng mở rộng. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, một nhà lãnh đạo giáo dục tiên đoán, 41% học sinh Mỹ sẽ là những người thuộc mọi chủng tộc khác nhau, trong lúc chỉ 5% giáo viên là người Mỹ.
Tạo ra những cơ hội bình đẳng và xóa bỏ những khoảng cách về thành tựu giữa học sinh từ những nguồn gốc khác nhau đang là một yêu cầu đặt ra cho nhà trường. Sự nâng cao các tiêu chuẩn kiểm tra làm cho những thử thách này càng thêm gay gắt.
Chúng ta có thể mong đợi nhà trường tăng cường nỗ lực để lôi cuốn và giữ chân những nhà giáo và nhà quản lý xuất sắc từ lực lượng đang phát triển của các nhóm dân tộc để làm việc với vai trò có tính chất khuôn mẫu. Áp lực làm việc sẽ gia tăng đối với các nhà giáo xuất sắc được phân công đến các trường có nhu cầu cao về chất lượng. Nhìn chung, nhà trường sẽ chú trọng hơn tính chất quốc tế để giúp học sinh có sự hiểu biết nhạy cảm về văn hóa và phát triển kỹ năng ngoại ngữ của họ.
Xu hướng thứ ba
KỶ NGUYÊN CÔNG NGHIỆP CHUYỂN THÀNH KỶ NGUYÊN TRI THỨC
Vốn liếng về tri thức và xã hội sẽ là những giá trị kinh tế cơ bản trong xã hội.”Đồng tiền” của nền kinh tế thế giới sẽ là vốn liếng tri thức và quan hệ xã hội: những cái mà chúng ta am hiểu, cũng như những người mà chúng ta biết đều có giá trị.
Điều đặc biệt của nền kinh tế mới là sự vận hành, phát triển của nó được thực hiện thông qua sự nhận biết và sử dụng một cách thông minh những nguồn lực xã hội, như là mối quan hệ giữa những người cùng làm việc, giữa những nhà cung cấp, khách hàng, nhà nghiên cứu, chuyên gia công nghệ, và cộng đồng xã hội. Sự liên kết các tri thức, ý tưởng, và kinh nghiệm của con người tạo ra và nâng cao các giá trị. Các nhà giáo dục cần liên hệ thường xuyên với mọi phát triển trong xã hội để hiểu rõ học sinh cần chuẩn bị những tri thức và kỹ năng gì trong tương lai. Đồng thời họ cũng cần mở rộng vốn liếng tri thức và quan hệ xã hội của chính mình : nhà trường ngày nay phát triển hàng trăm, hàng ngàn mối quan hệ với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các trường đại học, các cộng đồng địa phương, các tổ chức nghề nghiệp...Mỗi nhân tố trên đây cần được coi là một nguồn sức mạnh tri thức.
Nhà trường thế kỷ 21 sẽ chuyển đổi từ xuất phát điểm là kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên tri thức. Chẳng hạn, nhà trường và các nhà giáo dục cần giúp học sinh học cách cộng tác với người khác và kỹ năng làm việc trong một tập thể, xem xét chọn lọc các dữ liệu và những thông tin nhiều khi mâu thuẫn với nhau, biết phê phán và sáng tạo, biết sử dụng những công cụ kỹ thuật hỗ trợ. Học sinh cũng cần học cách tôn trọng những dân tộc và những nền văn hóa khác biệt, phải có sự kiên trì và ham hiểu biết, cũng như sự thiết tha muốn nhận thức và sự nhạy cảm trong những định hướng đạo đức cho những khám phá, những kết luận và hành động của họ.
Xu hướng thứ tư
CHUYỂN ĐỔI TỪ TIÊU CHUẨN HÓA SANG CÁ NHÂN HÓA
Giáo dục sẽ chuyển đổi từ xu hướng bình quân, cào bằng sang việc cá nhân hóa để thích ứng với đặc điểm của mỗi người.
Với khối lượng tri thức đang gia tăng mạnh mẽ chưa từng thấy, sự thử thách và cạnh tranh quốc tế thúc đẩy các nhà cải cách giáo dục ngay từ những thập niên 90 đã thấy là phải làm một cái gì đó để thay đổi tình hình giáo dục. Câu trả lời cho vấn đề này là cải cách chương trình đào tạo theo những tiêu chuẩn và những điểm mốc đánh giá mới, đề ra những yêu cầu nhất định về trình độ thực hiện, và nhấn mạnh vào những điểm yếu khiến chúng ta chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn này.
Nhưng nếu học sinh không thể vượt qua các kỳ kiểm tra này và nếu trường học mất đi sự tín nhiệm của cộng đồng, phụ huynh sẽ lo lắng về quá trình giáo dục con cái họ và về giá trị những gì họ đầu tư cho con cái, và đó là những thứ ràng buộc mọi hoạt động của nhà trường.
Do vậy, xu hướng tiêu chuẩn hóa và nâng cao các cột mốc kiểm tra sẽ khuyến khích sự chuyển đổi theo hứơng đảm bảo mỗi cá nhân học sinh sẽ nhận được một sự hỗ trợ thích hợp để tiếp cận với trình độ cao của việc học tập. Yêu cầu của việc học sẽ phát triển vì sự cá nhân hóa thay vì phát triển như một hệ thống được định hướng bởi những quy định kiểm tra nghiêm ngặt tạo ra theo một yêu cầu bình quân, đồng nhất và dưới áp lực tâm lý của điểm số.
Người ta cũng mong đợi các nhà giáo dục khơi gợi trí thông minh và khả năng cá nhân của mỗi học sinh và mọi học sinh. Cá thể hóa quá trình giáo dục và đánh giá dựa trên hoạt động (như là dùng những hồ sơ tư liệu, những sản phẩm trưng bày để minh chứng cho sự hiểu biết và làm chủ tri thức của học sinh) sẽ là điểm mấu chốt giúp học sinh tiếp cận và vượt qua các tiêu chuẩn đánh giá.
Xu hướng thứ năm
HÌNH THÀNH CON NGƯỜI CỦA THIÊN NIÊN KỶ MỚI
Thế hệ Thiên niên kỷ mới sẽ đòi hỏi giải pháp cho những vấn đề và những bất công tích lũy từ lâu.
Những con người của thế hệ Thiên niên kỷ mới, những người được sinh ra trong khoảng từ 1982 đến 2003, sẽ đòi hỏi bằng được giải pháp cho những bất công và những vấn đề xã hội đã tồn tại từ nhiều đời. Sự nóng lòng và nỗ lực của họ có khả năng làm rung chuyển cả thế giới và những định chế của nó, trong đó có cả nhà trường.
Các nhà nhân khẩu học như Neil Howe và William Strauss tiên đoán rằng những người thuộc thiên niên kỷ mới , như bốn thế hệ trước họ, sẽ mong muốn sắp đặt cuộc sống của họ theo những gì họ cho là đúng đắn và công bằng. Họ sẽ mong muốn đấu tranh vì dân chủ và chống lại chế độ chuyên quyền, đấu tranh cứu lấy môi trường, và phát triển các nguồn lực vốn loại trừ lẫn nhau.Họ sẽ đứng ở hàng đầu trong cuộc tranh luận về căn nguyên của kỹ thuật và công nghệ sinh học, về quyền con người, về sự bình đẳng kinh tế, về kinh tế toàn cầu, và kết thúc sự phân chia kỹ thuật số.
Các trường học cần tăng cường nỗ lực để giúp học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm, nhận thức tốt về bản thân cũng như biết dùng những phương tiện hòa bình để thay đổi thế giới. Điều đó đồng nghĩa với việc cần có một nền tảng vững chắc về giáo dục công dân và tạo ra sự thay đổi một cách dân chủ. Các trường học sẽ giúp học sinh phát triển kỹ năng làm việc tập thể và giải quyết các mâu thuẫn.
Trong tương lai không xa, khi thế hệ của thiên niên kỷ mới trở thành những bậc cha mẹ, họ sẽ quá chú tâm vào đầu tư ngày càng nhiều hơn cho thế hệ trẻ, trong khi cùng lúc đó, những thế hệ già hơn giờ đây đã chiếm con số áp đảo và vì vậy có nhu cầu lớn hơn.
Xu hướng thứ sáu :
CẢI TIẾN LIÊN TỤC
Tất cả các tổ chức hiện nay, dù lớn hay nhỏ, công hay tư muốn tồn tại được trong thời đại của thế kỷ 21 này thì phải luôn liên tục cải tiến. Dù cho hôm nay ta tốt ra sao thì ngày mai ta vẫn cần phải trở nên tốt hơn thế nữa.
Nguồn năng lượng cho sự phát triển không ngừng này chính là cạnh tranh, kỹ thuật, những suy nghĩ mới, và cả sự nóng lòng của mọi người với yêu cầu cao. Sự đòi hỏi chất lượng, hiệu suất và dịch vụ đang ngày càng gia tăng.
Điều này cũng đúng đối với giáo dục. Ngày càng có nhiều giáo viên cũng như các nhà quản lý nhìn nhận sự cần thiết của việc cải tiến liên tục một cách nghiêm túc. Dưới nhiều hình thức khác nhau, họ cải tiến chất lượng đào tạo của mình : thăm dò ý kiến sinh viên học sinh, nhân viên, cộng đồng, định hình lại các trường học theo cấp độ hệ thống, tất cả là để thích nghi được với thời đại của tri thức và thông tin toàn cầu.
Xu hướng thứ bảy :
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ THUẬT MỚI
Các kỹ thuật tiên tiến sẽ đóng một vai trò then chốt trong việc giúp học sinh ngày nay định hình một thế giới của tương lai.
Mạng Internet, cũng như những công nghệ tiên tiến khác, sẽ tiếp tục đem đến một nguồn thông tin và ý tưởng dồi dào cho lớp học. Giới trẻ ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi để sử dụng công nghệ mới, do đó họ sẽ được trang bị một lượng thông tin đôi khi còn nhiều hơn cả giáo viên của họ.
Điều đó tạo ra một vai trò mới cho các giáo viên. Giờ đây, không những phải hiểu biết rộng về môn học của mình, một giáo viên giỏi còn phải trở thành người bạn đồng hành với học sinh, giúp họ biến thông tin thành những kiến thức hữu ích. Thay vì chỉ cung cấp thông tin, những giáo viên của thế kỷ 21 còn là người dẫn dắt, hướng dẫn con đường học tập cho học sinh của mình.
Thử thách đặt ra cho các nhà giáo dục là làm sao giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Giờ đây, kỹ năng áp dụng công nghệ mới đang trở thành một loại hợp đồng bảo hiểm cho nghề nghiệp.
Xu hướng thứ tám :
TỪ TIẾP NHẬN THÔNG TIN ĐẾN SÁNG TẠO RA TRI THỨC
Tri thức con người đang mở rộng theo cấp số nhân. Cùng lúc đó thì những công nghệ mới ngày càng đem thông tin đến gần mọi người. Họ sẽ nhận thấy được mối liên hệ giữa ý tưởng, thông tin và kinh nghiệm. Đó chính là lúc phát sinh ra sự sáng tạo tri thức và những suy nghĩ đột phá.
Học sinh không chỉ học bằng cách tiếp thu mà họ còn phải biết kết hợp nó với những điều đã học được cũng như kinh nghiệm thực tiễn và từ đó tạo ra tri thức cho mình, đây chính là nền tảng của những suy nghĩ có tính đột phá. Những học sinh thông minh là những người nhìn thấy mối liên hệ giữa tất cả các môn học.
Ngành học về tương lai sẽ trở thành một phần tất yếu của giáo dục. Các học sinh cũng như nhà giáo dục cần phải hiểu được tầm quan trọng của việc xem xét đến những viễn cảnh tương lai khác nhau có thể xảy ra, và từ đó có kế hoạch tương ứng để đạt được kết quả mong muốn.
Xu hướng thứ chín :
TỪ THỰC DỤNG ĐẾN CÓ ĐẠO ĐỨC
Những phát hiện khoa học và thực tế xã hội sẽ buộc chúng ta đứng trước những lựa chọn đạo đức khó khăn.
Những vấn đề trên bao gồm cả sự không đồng đều trong phân bố tài nguyên; vi phạm những quyền cơ bản của con người, sản xuất, phân phối và kiểm soát vũ khí quân sự, buôn bán các chất bất hợp pháp, kỹ thuật di truyền và sinh sản vô tính, v.v…
Nhiệm vụ của xã hội và nhà trường là đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất của một công dân tốt, hiểu được nguồn gốc và biết cách làm tiêu tan những mâu thuẫn, biết khoan dung và chấp nhận người khác, cũng như phải hiểu được hậu quả và tác dụng mà từng hành động của bản thân gây ra.
Người ta mong chờ trường học của thế kỷ 21 xác định rõ vai trò quan trọng của việc giảng dạy về đạo đức. VD như họ có thể yêu cầu học sinh suy nghĩ và viết về những ảnh hưởng về mặt đạo lý của những điều mà họ đang học. Họ còn được học khả năng suy nghĩ phê phán và sáng tạo như những kỹ năng cơ bản để kích thích họ cân nhắc những tác động có thể xảy ra của ý tưởng và hành động lên bản thân và người khác.
Xu hướng thứ mười :
VAI TRÒ CỦA NHÂN TÀI NGÀY CÀNG QUAN TRỌNG
Cuộc chiến tranh giành người tài giỏi ngày càng trở nên gay gắt hơn. Có nhiều lý do : số người nghỉ hưu ngày càng tăng, những ngành mới trả lương rất lớn và cung cấp nhiều quyền lợi cũng như điều kiện làm việc linh động thích hợp với nhiều thế hệ khác nhau.
Tuy nhiên, nhu cầu về số lượng đội ngũ giảng dạy và các nhà giáo dục thì tăng lên trong khi số lượng thực tế thì đang giảm đi. Gần nửa hệ thống trường quốc gia (Mỹ) báo cáo sự thiếu hụt những ứng cử viên có chất lượng cho vai trò lãnh đạo, còn số lượng những hồ sơ xin làm giám thị thì đang tụt dốc thê thảm.
Những chính sách và phương cách cũ để khuyến khích mọi người vào ngành giáo dục xem ra không còn thích hợp cho thực tế hiện nay. Ví dụ như nên linh động hơn trong việc cho phép các giáo viên trẻ làm việc ngoài giờ trong khi nuôi con, hơn là buộc họ phải bỏ nghề. Hay những giáo viên giàu kinh nghiệm có thể tiếp tục làm việc thay vì nghỉ hưu sớm bởi vì nhà trường có thời hạn ngắn hơn. Nhà trường cũng nên tìm kiếm những cá nhân giàu kinh nghiệm có ý định nghỉ hưu ở một ngành khác và bắt đầu một nghề nghiệp mới : giáo dục.
Đối phó với các xu hướng :
Mọi hệ thống trường học cần phải có kế hoạch trước mắt và lâu dài, dĩ nhiên là dựa trên cơ sở những quyết định và thảo luận có cân nhắc.
Để đối phó với các xu hướng chúng ta đã trình bày, các trường học cần tìm sự hỗ trợ từ một Hội đồng Tư vấn về Phương hướng, là nơi nghiên cứu về những xu hướng khác nhau và cách giải quyết, để sau đó báo cáo lại tác động tiềm năng của chúng cho các nhà giáo dục và cộng đồng. Hội đồng này sẽ không quyết định điều gì, mà chỉ đưa ra những lời khuyên cho các hệ thống trường học cách để đương đầu với các xu hướng mới và định hình hệ thống để bảo đảm rằng học sinh của hệ thống ấy đã được chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Trong khi kế hoạch đang tiến triển thì việc của cộng đồng và nhà trường là phải luôn làm mới kế hoạch ấy. Thế giới đang thay đổi với tốc độ rất nhanh, và các trường học thậm chí có thể điều khiển sự thay đổi ấy vì đó là nơi đào tạo ra cộng đồng của ngày mai, là nơi chúng ta có thể tạo ra một tương lai sôi động và tràn đầy hy vọng.
Sưu tầm*
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: