Giới thiệu tác giả:
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) sinh tại quê gốc: làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ an. Ông là thành viên hội nhà văn Việt Nam.
- Nguyễn Minh Châu gia nhập quân đội, sau năm 1962 chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Minh Châu gồm nhiều thể loại: Cửa sông, Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa… và nhiều bút kí, truyện ngắn khác đăng trên các báo.
- Nguyễn Minh Châu đã được nhận giải: giải thưởng Bộ quốc phòng (năm 1984 – 1989), Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988 0 1989), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000).
Truyện ngắn “Bến quê” được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Trong truyện ngắn này, nhà văn hướng vào đời sống thường ngày để phát hiện những chiều sâu của cuộc sống với bao quy luật và nghịch lý, vượt ra khỏi cách nhìn, cách nghĩ trước đây của xã hội và cảu chính tác giả.
- Tóm tắt tác phẩm: sau bao năm từng đạt chân lên nhiều miền đất khác nhau, cuối cùng Nhĩ bị cột chặt vào giường bệnh, mọi sinh hoạt đều nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ con anh. Vào một buổi sáng đầu thu, nhìn qua cửa sổ, ngắm những bông hoa bằng lăng, ngắm cảnh bên kia bờ sông Hồng anh chợt nhận ra bãi bồi quê anh thật đẹp. Cũng những ngày ấy, Nhĩ chợt nhận ra sự tần tảo, chịu đựng, hi sinh đầy tình thương của Liên. Cảnh thiên nhiên ở quê hương khiến anh bồi hồi và khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, nhưng không thể. Nhĩ nhờ Tuấn, con trai mình sang bên kia sông hộ anh, nhưng đứa con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế trên phố và để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày, không giúp người cha thực hiện được mong muốn cuối đời.
- Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh mọi người biết trân trọng giá trị những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương.
- Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, miêu tả tâm lí tinh tế, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ giọng điệu giàu chất suy tư.
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) sinh tại quê gốc: làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ an. Ông là thành viên hội nhà văn Việt Nam.
- Nguyễn Minh Châu gia nhập quân đội, sau năm 1962 chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.
- Tác phẩm đã xuất bản của Nguyễn Minh Châu gồm nhiều thể loại: Cửa sông, Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài xa… và nhiều bút kí, truyện ngắn khác đăng trên các báo.
- Nguyễn Minh Châu đã được nhận giải: giải thưởng Bộ quốc phòng (năm 1984 – 1989), Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (1988 0 1989), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (2000).
Truyện ngắn “Bến quê” được in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Trong truyện ngắn này, nhà văn hướng vào đời sống thường ngày để phát hiện những chiều sâu của cuộc sống với bao quy luật và nghịch lý, vượt ra khỏi cách nhìn, cách nghĩ trước đây của xã hội và cảu chính tác giả.
- Tóm tắt tác phẩm: sau bao năm từng đạt chân lên nhiều miền đất khác nhau, cuối cùng Nhĩ bị cột chặt vào giường bệnh, mọi sinh hoạt đều nhờ vào sự giúp đỡ của người khác mà chủ yếu là vợ con anh. Vào một buổi sáng đầu thu, nhìn qua cửa sổ, ngắm những bông hoa bằng lăng, ngắm cảnh bên kia bờ sông Hồng anh chợt nhận ra bãi bồi quê anh thật đẹp. Cũng những ngày ấy, Nhĩ chợt nhận ra sự tần tảo, chịu đựng, hi sinh đầy tình thương của Liên. Cảnh thiên nhiên ở quê hương khiến anh bồi hồi và khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, nhưng không thể. Nhĩ nhờ Tuấn, con trai mình sang bên kia sông hộ anh, nhưng đứa con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế trên phố và để lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày, không giúp người cha thực hiện được mong muốn cuối đời.
- Qua cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh mọi người biết trân trọng giá trị những vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống của quê hương.
- Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm nhân vật, miêu tả tâm lí tinh tế, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ giọng điệu giàu chất suy tư.