Ngày nay, nếu không biết cách cân bằng người phụ nữ sẽ rơi vào sự mệt mỏi, căng thẳng triền miên và dễ… nổi nóng. Nếu người chồng quá vô tâm không biết chia sẻ với vợ việc nhà, những tâm tư, tình cảm thì nhiều khi người phụ nữ “bùng nổ” với những lý do không lớn…
View attachment 10141
Phụ nữ bây giờ bớt hiền... đó là lời nhận định của một số người khi so sánh người phụ nữ hiện đại với hình ảnh phụ nữ truyền thống như người mẹ người bà, chỉ cách chúng ta một vài thế hệ. Chữ “hiền” ở đây có nhiễu nghĩa như sự hiền hòa, nhu thuận lẫn sự an phận, khiêm tốn… Gồm cả cái “đức” nhẫn nhịn trước những sai trái của đức ông chồng. Ngay cả khi ông muốn... cưới vợ bé thì bà cũng lon ton đi sắm lễ vật nữa kia mà! Vì họ được giáo dục như thế, “phu xướng phụ tùy” nếu cãi lại hay “phản biện”, chống đối chồng là một cái tội. Mà một khi đã hiền được với chồng thì với ai họ chả hiền !
Nhưng nhiều phụ nữ ngày nay, không cần so sánh với lớp phụ nữ trước, chỉ so sánh với chính họ, thời họ còn là một thiếu nữ, một cô dâu trẻ mới về nhà chồng với khi họ trở thành một người mẹ, một bà chủ nhà thì tính cách, hình ảnh lắm khi khác nhau đến nỗi chính họ cũng... nhận không ra mình ! Nhiều ông chồng sau một thời gian chung sống đã đúc kết “Ngày xưa em là công chúa, bây giờ em là... bạo chúa” hoặc “trước đây nàng dịu dàng như lụa Hà Đông, còn bây giờ nàng dữ như... sư tử Hà Đông”. Anh V. là một cán bộ trong ngành giáo dục nhưng thỉnh thoảng đồng nghiệp vẫn thấy vết tích bạo hành trên mặt, trên tay anh, kết quả của sự cào cấu, cắn xé... Rồi anh cũng thú thực, thủ phạm là vợ anh và anh tâm sự rằng ngày xưa vợ anh rất dịu hiền, chính sự dịu dàng khiến anh yêu chị mê mệt dù quanh anh còn có nhiều cô đẹp hơn. Mà không chỉ anh, những người quen biết chị lâu năm đều công nhận đó là một cô gái tuyệt vời và dịu hiền. Đồng nghiệp của anh có người trách chị sao hung dữ nhưng cũng có người biết rõ anh thì cho rằng chị dữ là tại anh. Không dữ sao được khi có một người vợ khéo léo đảm đang, được cơ quan nể nang vì năng lực lẫn uy tín. Chị còn sinh được cho anh một cậu con trai kháu khỉnh, chưa kể anh còn được ông bố vợ là một quan chức giúp đỡ rất nhiều. Thế mà anh vẫn lăng nhăng hết cô này đến cô khác, anh còn ma mãnh lập “quỹ đen” để nuôi những mối tình ngoài luồng, cũng vì thế mà anh nói dối như cuội… Cho nên ghen tuông chính là thứ làm biến dạng người phụ nữ kinh khủng nhất, nhiều cô vợ dám đánh ghen một cách tàn bạo như rạch mặt, tạt acid tình địch hoặc cắt mất “của quý” ở chồng. Xét cho cùng thì ghen tuông khiến người phụ nữ dễ trở nên hung hiểm và đôi khi dám nhúng tay vào cái ác.
Nhiều người vợ không trở nên hung dữ vì ghen nhưng vì phải chịu nhiều áp lực từ công việc, từ cuộc sống. Họ cũng phải kiếm tiền để lo cho gia đình, không hiếm người vợ trở thành trụ cột vì thu nhập của ông chồng quá hẻo hoặc bị thất nghiệp hay quá “vô tư”, không biết lo cho gia đình, dạy dỗ con cái. Người vợ vừa lo toan chuyện nhà, chuyện chồng con lại phải phấn đấu trong công việc, để khẳng định mình, để không thua chị kém em về nhiều phương diện. Có người còn giữ những trọng trách mà xã hội giao phó... Nếu không biết cách cân bằng người phụ nữ sẽ rơi vào sự mệt mỏi, căng thẳng triền miền và dễ... nổi nóng. Nếu người chồng quá vô tâm không biết chia sẻ với vợ việc nhà lẫn những tâm tư, tình cảm thì nhiều khi người phụ nữ “bùng nổ” với những lý do không lớn như chồng hay nhậu nhẹt, về trễ, hoặc về nhà chỉ chúi mắt vào mấy tờ báo, vào ti-vi, lướt mạng, chơi trò chơi điện tử... Ngày nay, cảnh nhiều cô vợ trẻ ném bể máy tính, điện thoại, đôi lúc còn “tấn công” chồng là chuyện không hề cá biệt... Nếu người chồng không biết nhịn vợ thì “chiến tranh nóng” thường xuyên xảy ra.
Trừ những phụ nữ hung dữ bẩm sinh, nhưng số này rất hiếm, phái nữ vốn hiền, hầu hết họ cũng hiểu rằng mình phải hiền, vì ai cũng thích được làm người vợ hiền, mẹ hiền, bạn hiền, đó cũng là một phẩm hạnh cốt lõi của người phụ nữ. J.J.Rousseau đã viết “Đức tính đầu tiên và quan trọng nhất của người phụ nữ là sự dịu dàng”. Thật ra, tự người phụ nữ cũng đau đớn vì sự hung dữ của mình, nó làm cho họ cạn kiệt năng lượng, thần kinh bất an, mặc cảm tự ti. Hung dữ nhiều khi chỉ là cách phản kháng trước cái sai, cai xấu, như một cách để bảo vệ tổ ấm của mình, một thứ “roi vọt” để cải tạo chồng. Những “liệu pháp” hung dữ không bao giờ mang lại hiệu quả tích cực, thường là ngược lại. Người chồng dù gan lì đến đâu cũng rất ngán sự hung dữ của phụ nữ nói chung và của vợ anh nói riêng. Vì sự hung dữ ở phái nữ triệt tiêu những mỹ cảm lẫn sự gợi cảm, làm sao phái nam “cảm xúc” nổi trước sự hung dữ. Sự dịu dàng vốn là cái đẹp lẫn sự gợi tình. Nhiều người chồng đã mất hứng thú chăn gối (với vợ) vì vợ họ trở nên hung hăng hoặc luôn trong tình trạng “khai chiến”, gây gổ với chồng.
Người mẹ dịu dàng giúp con trẻ được phát triển tốt, lành mạnh về nhiều mặt, với phái nam thì dịu đàng là một thứ nhan sắc khó phai tàn. Những phụ nữ bình thường cũng thích gần gũi, kết thân với bạn gái mềm mại, giàu nữ tính… Tất nhiên dịu dàng không có nghĩa là “triệt nội công” hay “hạ vũ khí”, họ vẫn là những phụ nữ vững mạnh, biết đấu tranh những điều sai trái, vẫn sắc sảo tự bảo vệ mình khi lỡ rơi vào giữa “bầy sói” hay kiên quyết giữ sạch tay chồng khi anh ta quan tham sắp lún sâu vào vòng tham ô…
Như Bác Hồ từng viết: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Phụ nữ cũng vậy, người nào cũng có thể là vợ hiền nếu gặp được một người chồng có trách nhiệm, biết chia sẻ và sống thủy chung.
Theo Tạp chí Hồn Việt
View attachment 10141
Phụ nữ bây giờ bớt hiền... đó là lời nhận định của một số người khi so sánh người phụ nữ hiện đại với hình ảnh phụ nữ truyền thống như người mẹ người bà, chỉ cách chúng ta một vài thế hệ. Chữ “hiền” ở đây có nhiễu nghĩa như sự hiền hòa, nhu thuận lẫn sự an phận, khiêm tốn… Gồm cả cái “đức” nhẫn nhịn trước những sai trái của đức ông chồng. Ngay cả khi ông muốn... cưới vợ bé thì bà cũng lon ton đi sắm lễ vật nữa kia mà! Vì họ được giáo dục như thế, “phu xướng phụ tùy” nếu cãi lại hay “phản biện”, chống đối chồng là một cái tội. Mà một khi đã hiền được với chồng thì với ai họ chả hiền !
Nhưng nhiều phụ nữ ngày nay, không cần so sánh với lớp phụ nữ trước, chỉ so sánh với chính họ, thời họ còn là một thiếu nữ, một cô dâu trẻ mới về nhà chồng với khi họ trở thành một người mẹ, một bà chủ nhà thì tính cách, hình ảnh lắm khi khác nhau đến nỗi chính họ cũng... nhận không ra mình ! Nhiều ông chồng sau một thời gian chung sống đã đúc kết “Ngày xưa em là công chúa, bây giờ em là... bạo chúa” hoặc “trước đây nàng dịu dàng như lụa Hà Đông, còn bây giờ nàng dữ như... sư tử Hà Đông”. Anh V. là một cán bộ trong ngành giáo dục nhưng thỉnh thoảng đồng nghiệp vẫn thấy vết tích bạo hành trên mặt, trên tay anh, kết quả của sự cào cấu, cắn xé... Rồi anh cũng thú thực, thủ phạm là vợ anh và anh tâm sự rằng ngày xưa vợ anh rất dịu hiền, chính sự dịu dàng khiến anh yêu chị mê mệt dù quanh anh còn có nhiều cô đẹp hơn. Mà không chỉ anh, những người quen biết chị lâu năm đều công nhận đó là một cô gái tuyệt vời và dịu hiền. Đồng nghiệp của anh có người trách chị sao hung dữ nhưng cũng có người biết rõ anh thì cho rằng chị dữ là tại anh. Không dữ sao được khi có một người vợ khéo léo đảm đang, được cơ quan nể nang vì năng lực lẫn uy tín. Chị còn sinh được cho anh một cậu con trai kháu khỉnh, chưa kể anh còn được ông bố vợ là một quan chức giúp đỡ rất nhiều. Thế mà anh vẫn lăng nhăng hết cô này đến cô khác, anh còn ma mãnh lập “quỹ đen” để nuôi những mối tình ngoài luồng, cũng vì thế mà anh nói dối như cuội… Cho nên ghen tuông chính là thứ làm biến dạng người phụ nữ kinh khủng nhất, nhiều cô vợ dám đánh ghen một cách tàn bạo như rạch mặt, tạt acid tình địch hoặc cắt mất “của quý” ở chồng. Xét cho cùng thì ghen tuông khiến người phụ nữ dễ trở nên hung hiểm và đôi khi dám nhúng tay vào cái ác.
Nhiều người vợ không trở nên hung dữ vì ghen nhưng vì phải chịu nhiều áp lực từ công việc, từ cuộc sống. Họ cũng phải kiếm tiền để lo cho gia đình, không hiếm người vợ trở thành trụ cột vì thu nhập của ông chồng quá hẻo hoặc bị thất nghiệp hay quá “vô tư”, không biết lo cho gia đình, dạy dỗ con cái. Người vợ vừa lo toan chuyện nhà, chuyện chồng con lại phải phấn đấu trong công việc, để khẳng định mình, để không thua chị kém em về nhiều phương diện. Có người còn giữ những trọng trách mà xã hội giao phó... Nếu không biết cách cân bằng người phụ nữ sẽ rơi vào sự mệt mỏi, căng thẳng triền miền và dễ... nổi nóng. Nếu người chồng quá vô tâm không biết chia sẻ với vợ việc nhà lẫn những tâm tư, tình cảm thì nhiều khi người phụ nữ “bùng nổ” với những lý do không lớn như chồng hay nhậu nhẹt, về trễ, hoặc về nhà chỉ chúi mắt vào mấy tờ báo, vào ti-vi, lướt mạng, chơi trò chơi điện tử... Ngày nay, cảnh nhiều cô vợ trẻ ném bể máy tính, điện thoại, đôi lúc còn “tấn công” chồng là chuyện không hề cá biệt... Nếu người chồng không biết nhịn vợ thì “chiến tranh nóng” thường xuyên xảy ra.
Trừ những phụ nữ hung dữ bẩm sinh, nhưng số này rất hiếm, phái nữ vốn hiền, hầu hết họ cũng hiểu rằng mình phải hiền, vì ai cũng thích được làm người vợ hiền, mẹ hiền, bạn hiền, đó cũng là một phẩm hạnh cốt lõi của người phụ nữ. J.J.Rousseau đã viết “Đức tính đầu tiên và quan trọng nhất của người phụ nữ là sự dịu dàng”. Thật ra, tự người phụ nữ cũng đau đớn vì sự hung dữ của mình, nó làm cho họ cạn kiệt năng lượng, thần kinh bất an, mặc cảm tự ti. Hung dữ nhiều khi chỉ là cách phản kháng trước cái sai, cai xấu, như một cách để bảo vệ tổ ấm của mình, một thứ “roi vọt” để cải tạo chồng. Những “liệu pháp” hung dữ không bao giờ mang lại hiệu quả tích cực, thường là ngược lại. Người chồng dù gan lì đến đâu cũng rất ngán sự hung dữ của phụ nữ nói chung và của vợ anh nói riêng. Vì sự hung dữ ở phái nữ triệt tiêu những mỹ cảm lẫn sự gợi cảm, làm sao phái nam “cảm xúc” nổi trước sự hung dữ. Sự dịu dàng vốn là cái đẹp lẫn sự gợi tình. Nhiều người chồng đã mất hứng thú chăn gối (với vợ) vì vợ họ trở nên hung hăng hoặc luôn trong tình trạng “khai chiến”, gây gổ với chồng.
Người mẹ dịu dàng giúp con trẻ được phát triển tốt, lành mạnh về nhiều mặt, với phái nam thì dịu đàng là một thứ nhan sắc khó phai tàn. Những phụ nữ bình thường cũng thích gần gũi, kết thân với bạn gái mềm mại, giàu nữ tính… Tất nhiên dịu dàng không có nghĩa là “triệt nội công” hay “hạ vũ khí”, họ vẫn là những phụ nữ vững mạnh, biết đấu tranh những điều sai trái, vẫn sắc sảo tự bảo vệ mình khi lỡ rơi vào giữa “bầy sói” hay kiên quyết giữ sạch tay chồng khi anh ta quan tham sắp lún sâu vào vòng tham ô…
Như Bác Hồ từng viết: “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Phụ nữ cũng vậy, người nào cũng có thể là vợ hiền nếu gặp được một người chồng có trách nhiệm, biết chia sẻ và sống thủy chung.
Theo Tạp chí Hồn Việt
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: