Vì sao mật ong tối kỵ khi sử dụng kết hợp với 8 nguyên liệu này?

Bỏ Phố Về Làng

Yêu quê hương Việt
Mật ong là vị thuốc tốt cho sức khỏe như trị ho, trị đau dạ dày, dùng cho người bị tăng huyết áp, suy giảm sức khỏe. Tuy nhiên, khi dùng mật ong bạn nên tuyệt đối tránh kết hợp với một số thực phẩm khác có thể gây hại cho sức khỏe.

1. Hẹ

Không nên ăn mật ong với hẹ, bởi mật ong có tác dụng nhuận tràng, nếu ăn cùng hẹ giàu chất xơ dễ gây tiêu chảy. Hẹ giàu vitamin C, nhưng nếu gặp các khoáng chất đồng, sắt... trong mật ong có thể gây ra phản ứng oxy hóa, mất đi tác dụng vốn có.

2. Hành

Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải hành có chứa axit amin sẽ gây phản ứng sinh hóa bất lợi cho cơ thể, nặng hơn có thể sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.

3. Hành tây

Mật ong kỵ với hành tây, nếu ăn kèm sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày, tiêu chảy hoặc ngộ độc.

4. Tào phớ

Tào phớ ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Tuy nhiên, nếu ăn kèm với mật ong có thể gây tiêu chảy, bởi những loại enzyme có trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tào phớ hòa trộn với nhau sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi.

5. Đậu phụ

Cả đậu phụ và mật ong đều rất tốt cho sức khỏe nhưng không thể kết hợp chung. Các khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa, không tốt cho cơ thể.

6. Cá chép

Kết hợp cá chép với mật ong rất kỵ, nếu ăn kèm có thể ngộ độc ngay. Trong trường hợp này, có thể dùng đậu đen, cam thảo để giải độc.

7. Thì là

Nếu vô tình kết hợp mật ong với thì là, rất dễ gây tổn thương gan, tăng tình trạng đau mắt đỏ.

8. Sắn dây

Sắn dây là loại bột uống mát cho cơ thể nhưng không nên kết hợp mật ong với bột sắn dây, có thể gây hôn mê.

Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và một số thành phần khác. Về thành phần carbohydrate, mật ong chủ yếu là fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31%). Các carbohydrate khác trong mật ong gồm maltose và carbohydrate hỗn hợp. Mật ong cũng chứa một lượng rất nhỏ các hợp chất chức năng như chất chống oxy hóa, bao gồm chrysin, pinobanksin, vitamin C, catalase và pinocembrin. Thành phần cụ thể của mật phụ thuộc vào hoa mà ong hút mật.

Lưu ý, khi bảo quản mật ong bạn nên sử dụng trong các dụng cụ bằng thủy tinh, sứ. Mật ong có tính axít yếu, nên khi tiếp xúc với bình đựng bằng kim loại sẽ xảy ra phản ứng hóa học, tách sắt, nhôm, kẽm.
 
Các nguy cơ ngộ độc mật ong

- Ngộ độc botulinum: Lương y Sáng giải thích mật ong có chứa các nội bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Khi sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi, các nội bào tử này có thể chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ, dẫn đến bệnh tật, thậm chí là tử vong.

Các nghiên cứu đều chứng minh mật ong nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng. Ngộ độc botulinum ở trẻ sơ sinh thể hiện sự biến động theo địa lý. Ở Anh chỉ có 6 ca được báo cáo (năm 1976 và 2006), trong khi đó ở Hoa Kỳ có tỷ lệ 1,9/100.000 trẻ sơ sinh còn sống.

- Ngộ độc Grayanotoxin: Theo ghi nhận, tình trạng say mật ong là kết quả của việc hấp thụ loại mật ong có chứa chất độc grayanotoxin. Các loại mật ong được sản xuất từ những loại hoa như đỗ quyên, nguyệt quế núi, cừu nguyệt quế đều có thể gây ra hiện tượng ngộ độc mật ong. Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất bao gồm: chóng mặt, toát mồ hôi, suy nhược, buồn nôn. Ngoài ra cũng có những triệu chứng khác ít xuất hiện hơn như huyết áp thấp, sốc, nhịp tim không đều. Một số trường hợp hiếm gặp còn xuất hiện cả biểu hiện co giật mà có thể dẫn đến tử vong.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top