CNTB ra đời, tồn tại và phát triển trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Bản chất của CNTB là bóc lột lao động thặng dư của người lao động làm thuê.
1. Đặc điểm của CNTB ngày nay (hay chính là sự điều chỉnh của CNTB ngày nay)
- Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất:
Thứ nhất, cách mạng công ngệ thông tin (CNTT) và công nghệ cao phát triển mạnh mẽ. Cách mạng IT khởi nguồn từ các nước phương Tây là bước nhảy vọt mang tính lịch sử to lớn của sự phát triển KH-KT, là kết quả của sự tích luỹ KH-KT lâu dài của các nước TBCN.
Cùng vơí sự lan rộng trên toàn cầu của CM IT, các ngành công nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng không vũ trụ… cũng đang phát triển mạnh mẽ ,dữ kiến CM KH-KT sẽ bùng nổ một cao trào mới do sự kết hợp giữa IT với công nghệ cao như là công nghệ sinh học. Sự tiến bộ và những bước đột phá của KH-KT đã mở rộng ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sức lao động.
Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chất của người lao động được nâng cao rõ rệtThứ ba, kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao. - Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển dịch từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức:
Trong kinh tế tri thức, vai trò của tri thức và kĩ thuật đã cao hơn các yếu tố như nguồn tài nguyên tự nhiên,…và trở thành yếu tố quan trọng nhất. Sáng tạo kĩ thuật và sáng tạo cơ chế đóng vai trò then chốt trong sự phát triển của kinh tế tri thưc. Cùng với sự chuyển đổi loại hình kinh tế, kết cấu ngành nghề của CNTB cũng được điều chỉnh và nâng cấp hơn, chuyển dịch sang dịch vụ hoá và công nghệ cao hoá.
- Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp:
Thứ nhất, quan hệ sở hữu có những thay đổi biểu hiện nổi bật là sự phân tán quyền nắm cổ phiếu tăng lên.
Thứ hai, kết cấu giai cấp cũng có những biến đổi lớn. Các giai cấp, tầng lớp, đoàn thể xã hội và tập đoàn cùng tồn tại và tác động lẫn nhau. Nổi bật là sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu hay còn gọi là giai cấp trung sản, chiếm 40-50%. Trên thực tế, phần lớn trong số này có cổ phiếu hoặc một phần vốn rất nhiều trong số họ là phần tử tri thức hoặc nhân viên chuyên ngành có địa vị nghề nghiệp khá tốt, đã không còn là giai cấp vô sản theo quan niệm truyền thống nữa.
Thứ ba, thu nhập bảng tiền lương của người lao động cũng có
được mức tăng trưởng khá lớn..
- Thể chế kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn:
Thứ nhất, doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý, thiết lập cơ cấu tổ chức hàng ngang và mạng lưới, xoá bỏ hệ thống kiểu kim tháp truyền thống như tập trung quá lớn quyền lực, đa tầng thứ và theo chiều dọc, thay thế bằng hệ thống kiểu mạng lưới phân quyền, ít tầng thứ và theo chiều ngang.
Thứ hai, dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất. Doanh nghiệp thiết lập hệ thống sản xuất linh hoạt.hệ thống SX bằng máy tính , chế độ cung cấp thích hợp và cơ chế phát triển theo nhu cầu
Thứ ba, thực hiện cải cách quản lý lao động, lấy con người làm gốc, yêu cầu đối với công nhân chủ yếu không phải là thể lực mà phải có kỹ năng và tri thức cao hơn, để họ phát huy tính chủ động và sang tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động và tăng cường thế cạnh tranh của DN.
Thứ tư, thay đổi hình thức tổ chức doanh nghiệp, xuất hiện xu thế loại hình lớn hoá và nhỏ hoá cùng hỗ trợ lẫn nhau và cùng tồn tại. Các DN lớn đã khôg ngừng mở rộng ưu thế về quy mô, tăng cường sức mạnh thị trường của công ty.Đồng thời, các DN nhỏ cũng linh hoạt hơn và phát triển mạnh mẽ làm cho kinh tế TBCN có sức sống và hiệu quả cao.
- Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường:
Thứ nhất, kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, nhằm nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của quốc gia.
Thứ hai, sự lựa chọn chính sách thực dụng: Những năm 90 của thế kỉ XX, Mỹ hay châu Âu áp dụng chính sách “Con đường thứ ba”, dung hoà quan niệm giá trị truyền thống và chủ trương chính trị của chủ nghĩa tự do với một số biện pháp của chủ nghĩa bảo thủ mới.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế CNTB, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hoá:
Các công ty xuyên quốc gia (TNC) là các công ty tư bản độc quyền, bành trướng thế lực ra nước ngoài. Hiện tại, các TNC được nhà nước ở các nước TBCN nâng đỡ, thông qua trực tiếp đầu tư ra nước ngoài trên quy mô lớn, các TNC mua và thôn tính các tài sản ở nước ngoài, không ngừng tăng cường thực lực, mở rộng thị trường.,…
- Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường:
Những năm gần đây, hợp tác và phối hợp quốc tế được tăng cường rõ rệt, hiệu quả không ngừng được nâng cao như sự phối hợp giữa các nước tư bản về chính sách tài chính, tiền tệ sau sự kiện 11/09/2001, sự phối hợp giữa Mỹ, EU và Nhật để tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên quy mô toàn cầu năm 2008.
2. Mặc dù CNTB có sự thay đổi và điều chỉnh nhưng bản chất không thể thay đổi, không thể điều hoà được những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội hay không thể vượt qua được giới hạn lịch sử của nó
Dưới sự tác động của cuộc cách mạng KH-KT và công nghệ, trong giai đoạn mà lực lượng sản xuất có bước phát triển mạnh mẽ cả về tính chất và trình độ, làm cho quan hệ sản xuất TBCN có sự biến đổi thích ứng. Từ đó làm nảy sinh những đặc điểm mới, đồng thời làm cho mâu thuẫn của CNTB ngày càng thêm gay gắt, tạo tiền đề vật chất cho sự phủ định của nó.
Nguyên nhân: Do CNTB chứa đựng những mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn tư bản nói trên biểu hiện thành những mâu thuẫn cụ thể sau:
- Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động:
Mâu thuẫn này thể hiện trong sự phân cực giàu nghèo và tình trạng bất công xã hội tăng lên. Sự bần cùng hoá tuyệt đối lẫn tương đối của giai cấp công nhân vẫn đang tồn tại. Thu nhập của 358 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập hàng năm của hơn 45% dân số thế giới.
Trong xã hội tư bản ngày nay, sự bất bình đẳng và các tệ nạn xã hôi đang ngày càng gia tăng và phổ biến.
- Mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc:
Ngày nay, mâu thuẫn này được chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ thuộc với những đế quốc, trở thành mâu thuẫn giữa các nước và tầng lớp thượng lưu giàu có.
- Mâu thuẫn giữa các nước TBCN với nhau, chủ yếu là giữa 3 trung tâm kinh tế chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia.
- Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH:
Đây là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toan thế giới. Do điều kiện quốc tế thay đổi, do giữa một số nước TBCN và XHCN đã thiết lập quan hệ chính thức về mặt nhà nước, có quan hệ vừa hợp tác lại vừa đấu tranh về nhiều mặt nên mâu thuẫn này được biểu hiện dưới hình thức mời, chủ yếu bằng “diễn biến hoà bình” và chống lại “diễn biến hoà bình”.
=> Những mâu thuẫn trên đây cho thấy phương thức sản xuất TBCN sẽ bị thủ tiêu và một số phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời và phủ định phương thức sản xuất TBCN. Và những điều chỉnh mới của CNTB cho thấy CNTB vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển dù không phải là vĩnh hằng. Vì vậy có thể khẳng định rằng: CNTB đang có sự điều chỉnh nhưng nó không thể vượt qua được giới hạn lịch sử của nó.