Hide Nguyễn
Du mục số
- Xu
- 1,943
Gần 100% ca cúm tại 15 điểm giám sát trên cả nước là A/H1N1, số người tử vong do cúm tăng nhanh... khiến dư luận hết sức lo lắng.
Để tìm hiểu nguyên nhân các ca tử vong cúm A/H1N1 gần đây, Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Nga (ảnh), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế).
Thưa ông, mấy ngày gần đây, Bộ Y tế liên tiếp xác nhận thêm các ca tử vong liên quan đến cúm A/H1N1. Vậy, con số bệnh nhân tử vong có đang tăng bất thường?
Báo cáo của Bộ Y tế ngày 22/10 xác nhận có 3 ca tử vong liên quan đến cúm A/H1N1. Ngày 23/10 là 4 trường hợp và ngày 27/10 là 3 ca. Tuy nhiên, đây không phải là số ca tử vong trong cùng một ngày mà là con số do Sở Y tế các tỉnh báo cáo lên, chúng tôi tổng hợp lại và thông báo ngay trong ngày nhận được. Các ca tử vong ở mỗi địa phương có thể rải rác ở những ngày khác nhau. Vì thế, không có sự tăng lên bất thường của các ca tử vong do cúm A/H1N1.
Vậy tỉ lệ tử vong do cúm A/H1N1 ở nước ta so với các nước trên thế giới có chênh lệnh nhiều không, thưa ông?
Tính đến nay, cả nước đã ghi nhận 10.512 trường hợp dương tính với virus H1N1 (được khẳng định bằng xét nghiệm) trong đó đã có 35 ca tử vong. Như vậy tỷ lệ tử vong trên tổng số ca dương tính là khoảng 0,3%. Tỷ lệ này tương đương với tử vong do cúm mùa thông thường. Còn tỷ lệ tử vong do H1N1 ở các nước trên thế giới là 0,2-0,5%. Như vậy, nếu tính các ca tử vong trên tổng số ca mắc, thì tỷ lệ này ở Việt Nam ở mức trung bình.
Nhưng cần khẳng định, số ca dương tính hiện nay có thể chỉ bằng 1/10 so với thực tế. Do đó tỉ lệ tử vong như trên không có gì bất thường. Trước đây, chúng tôi cũng đã liên tục cảnh báo, số ca tử vong do cúm A/H1N1 trong cộng đồng sẽ tiếp tục tăng khi mà số mắc tiếp tục tăng lên.
Theo báo cáo chi tiết của Bộ Y tế về các trường hợp tử vong cúm A/H1N1 trong những ngày gần đây thì phần lớn là do được điều trị Tamiflu muộn. Theo ông có cách nào khắc phục?
Sau khi có những ca bệnh tử vong đầu tiên liên quan đến điều trị muộn (do bệnh nhân đến muộn, lại phải đợi kết quả xét nghiệm...), Bộ Y tế đã có những điều chỉnh. Theo đó, tất cả những trường hợp có biểu hiện lâm sàng, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao (trẻ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai...) đều thực hiện điều trị ngay mà không cần xét nghiệm.
Trong số ca tử vong vừa qua, vẫn còn nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế muộn, rồi lại chuyển qua các tuyến nên thường đã qua 5-6 ngày mới được điều trị bằng Tamiflu. Để giảm tình trạng này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đã quy định điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 ngay tại chỗ, tại tuyến cơ sở.
Tháng 12 này, vắc-xin cúm A/H1N1 về tới Việt Nam, việc tiêm phòng sẽ được triển khai như thế nào, ưu tiên cho các đối tượng nào, thưa ông?
Đối tượng thai phụ sẽ được ưu tiên số 1, tiếp theo là những người có tiền sử mắc bệnh mãn tính, người già, trẻ em và nhân viên y tế.
Tiêm vắc-xin phòng cúm A/H1N1 sẽ triển khai theo 3 phương án: Phương án 1 là triển khai tiêm phòng cho gần 1 triệu người tại 10 tỉnh/thành tập trung đông dân, là đầu mối giao thông quan trọng và có hiện tượng dịch lây lan nhanh trong cộng đồng; Phương án 2 là triển khai tiêm tại 20 tỉnh thành phố, ước tính khoảng 1,52 triệu người sẽ được tiêm vắc-xin miễn phí; Phương án 3 là triển khai tiêm tại 63 tỉnh/thành phố. Số đối tượng được tiêm theo phương án này dự kiến là 3,26 triệu người.
Nhưng trước mắt, chúng ta sẽ triển khai theo phương án 1. Còn hiện tại Bộ Y tế chưa có chủ trương tiêm vắc-xin cúm A/H1N1 dịch vụ, do lượng vắc-xin phòng cúm A/H1N1 trên thế giới có hạn.
Hiện cúm A/H1N1 đang lan mạnh ra cộng đồng, cùng với đó là sự xuất hiện nhiều ca cúm mùa thông thường. Vậy ông có lời khuyên gì cho người dân?
Trong 15 điểm giám sát cúm thì có tới gần 100% ca là nhiễm cúm đại dịch A/H1N1. Vì thế, khi có biểu hiện cúm, người dân nên đi khám ngay để được điều trị bằng Tamiflu mà không cần phải xét nghiệm. Nếu mắc cúm mùa thì việc điều trị bằng Tamiflu cũng rất hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Những người mang bệnh lý mãn tính là đối tượng dễ xảy ra biến chứng nặng khi bị nhiễm virus H1N1.
Để tìm hiểu nguyên nhân các ca tử vong cúm A/H1N1 gần đây, Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Nga (ảnh), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế).
Thưa ông, mấy ngày gần đây, Bộ Y tế liên tiếp xác nhận thêm các ca tử vong liên quan đến cúm A/H1N1. Vậy, con số bệnh nhân tử vong có đang tăng bất thường?
Báo cáo của Bộ Y tế ngày 22/10 xác nhận có 3 ca tử vong liên quan đến cúm A/H1N1. Ngày 23/10 là 4 trường hợp và ngày 27/10 là 3 ca. Tuy nhiên, đây không phải là số ca tử vong trong cùng một ngày mà là con số do Sở Y tế các tỉnh báo cáo lên, chúng tôi tổng hợp lại và thông báo ngay trong ngày nhận được. Các ca tử vong ở mỗi địa phương có thể rải rác ở những ngày khác nhau. Vì thế, không có sự tăng lên bất thường của các ca tử vong do cúm A/H1N1.
Vậy tỉ lệ tử vong do cúm A/H1N1 ở nước ta so với các nước trên thế giới có chênh lệnh nhiều không, thưa ông?
Tính đến nay, cả nước đã ghi nhận 10.512 trường hợp dương tính với virus H1N1 (được khẳng định bằng xét nghiệm) trong đó đã có 35 ca tử vong. Như vậy tỷ lệ tử vong trên tổng số ca dương tính là khoảng 0,3%. Tỷ lệ này tương đương với tử vong do cúm mùa thông thường. Còn tỷ lệ tử vong do H1N1 ở các nước trên thế giới là 0,2-0,5%. Như vậy, nếu tính các ca tử vong trên tổng số ca mắc, thì tỷ lệ này ở Việt Nam ở mức trung bình.
Nhưng cần khẳng định, số ca dương tính hiện nay có thể chỉ bằng 1/10 so với thực tế. Do đó tỉ lệ tử vong như trên không có gì bất thường. Trước đây, chúng tôi cũng đã liên tục cảnh báo, số ca tử vong do cúm A/H1N1 trong cộng đồng sẽ tiếp tục tăng khi mà số mắc tiếp tục tăng lên.
Theo báo cáo chi tiết của Bộ Y tế về các trường hợp tử vong cúm A/H1N1 trong những ngày gần đây thì phần lớn là do được điều trị Tamiflu muộn. Theo ông có cách nào khắc phục?
Sau khi có những ca bệnh tử vong đầu tiên liên quan đến điều trị muộn (do bệnh nhân đến muộn, lại phải đợi kết quả xét nghiệm...), Bộ Y tế đã có những điều chỉnh. Theo đó, tất cả những trường hợp có biểu hiện lâm sàng, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ cao (trẻ dưới 5 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ có thai...) đều thực hiện điều trị ngay mà không cần xét nghiệm.
Trong số ca tử vong vừa qua, vẫn còn nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế muộn, rồi lại chuyển qua các tuyến nên thường đã qua 5-6 ngày mới được điều trị bằng Tamiflu. Để giảm tình trạng này, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đã quy định điều trị bệnh nhân cúm A/H1N1 ngay tại chỗ, tại tuyến cơ sở.
Tháng 12 này, vắc-xin cúm A/H1N1 về tới Việt Nam, việc tiêm phòng sẽ được triển khai như thế nào, ưu tiên cho các đối tượng nào, thưa ông?
Đối tượng thai phụ sẽ được ưu tiên số 1, tiếp theo là những người có tiền sử mắc bệnh mãn tính, người già, trẻ em và nhân viên y tế.
Tiêm vắc-xin phòng cúm A/H1N1 sẽ triển khai theo 3 phương án: Phương án 1 là triển khai tiêm phòng cho gần 1 triệu người tại 10 tỉnh/thành tập trung đông dân, là đầu mối giao thông quan trọng và có hiện tượng dịch lây lan nhanh trong cộng đồng; Phương án 2 là triển khai tiêm tại 20 tỉnh thành phố, ước tính khoảng 1,52 triệu người sẽ được tiêm vắc-xin miễn phí; Phương án 3 là triển khai tiêm tại 63 tỉnh/thành phố. Số đối tượng được tiêm theo phương án này dự kiến là 3,26 triệu người.
Nhưng trước mắt, chúng ta sẽ triển khai theo phương án 1. Còn hiện tại Bộ Y tế chưa có chủ trương tiêm vắc-xin cúm A/H1N1 dịch vụ, do lượng vắc-xin phòng cúm A/H1N1 trên thế giới có hạn.
Hiện cúm A/H1N1 đang lan mạnh ra cộng đồng, cùng với đó là sự xuất hiện nhiều ca cúm mùa thông thường. Vậy ông có lời khuyên gì cho người dân?
Trong 15 điểm giám sát cúm thì có tới gần 100% ca là nhiễm cúm đại dịch A/H1N1. Vì thế, khi có biểu hiện cúm, người dân nên đi khám ngay để được điều trị bằng Tamiflu mà không cần phải xét nghiệm. Nếu mắc cúm mùa thì việc điều trị bằng Tamiflu cũng rất hiệu quả, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Những người mang bệnh lý mãn tính là đối tượng dễ xảy ra biến chứng nặng khi bị nhiễm virus H1N1.
Hiện tuy chưa có vắc xin phòng cúm A/H1N1 đại dịch, nhưng người dân, những đối tượng có nguy cơ cao nên đi tiêm vắc xin phòng cúm mùa (gồm 3 chủng cúm H1N1 cũ, cúm B và cúm H3N2). Khả năng nhiễm cả hai loại cúm A/H1N1 và cúm mùa là hoàn toàn có thể. Việc phòng ngừa được một loại sẽ bớt nguy cơ hơn cho người bệnh vì tỉ lệ tử vong do cúm mùa cũng tương đương cúm đại dịch.
3 ca tử vong cúm A/H1N1 trong ngày 27/10
Trường hợp tử vong thứ 33 là bệnh nhân nam (41 tuổi, trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Bệnh nhân suy hô hấp nặng và tử vong ngày 24/10/2009.
Trường hợp tử vong thứ 34 là bệnh nhân nam (27 tuổi ở Buôn Tiêu, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk). Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh bạch cầu cấp, suy tuỷ. Bệnh nhân tử vong ngày 15/10/2009.
Trường hợp tử vong thứ 35 là bệnh nhi nữ (10 tháng tuổi trú tại xã Cư Bông, Ea Kar, Đắk Lắk). Bệnh nhân tử vong ngày 26/10/2009 với chẩn đoán tử vong: Viêm phổi do cúm A H1N1.
Nguồn an tri.
Trường hợp tử vong thứ 33 là bệnh nhân nam (41 tuổi, trú tại phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Bệnh nhân suy hô hấp nặng và tử vong ngày 24/10/2009.
Trường hợp tử vong thứ 34 là bệnh nhân nam (27 tuổi ở Buôn Tiêu, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk). Bệnh nhân có tiền sử bị bệnh bạch cầu cấp, suy tuỷ. Bệnh nhân tử vong ngày 15/10/2009.
Trường hợp tử vong thứ 35 là bệnh nhi nữ (10 tháng tuổi trú tại xã Cư Bông, Ea Kar, Đắk Lắk). Bệnh nhân tử vong ngày 26/10/2009 với chẩn đoán tử vong: Viêm phổi do cúm A H1N1.
Nguồn an tri.