• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Vĩ độ địa lý một nơi được xác định chính xác bằng phương pháp thiên văn

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
VĨ[FONT=&quot] ĐỘ ĐỊA LÝ MỘT NƠI ĐƯỢC XÁC ĐỊNH CHÍNH XÁC BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIÊN VĂN[/FONT]


[FONT=&quot] Nhiều ngành kinh tế, kỹ thuật cần dung đến bản đồ chính xác. Khi lập bản đồ, cần biết tọa độ của nhiều điểm. Trái đất có dạng hình cầu, một điểm trên mặt đất được xác định bằng hai tọa độ: vĩ độ và kinh độ. Trong công tác hang hải, hang không cũng cần xác định vĩ độ, kinh độ của mỗi nơi. Công tác biên giới và lãnh hải ( nhất là nơi có tranh chấp giữa các quốc gia), việc xác định vĩ độ và kinh độ có vai trò quan trọng đặc biệt . Khi thành lập các đài, trạm quan sát về thiên văn, địa vật lý, khí tượng…đều phải biết vĩ độ và kinh độ của các đài, các trạm ấy.[/FONT]

[FONT=&quot] Mặt phẳng đi qua tâm trái đất vuông góc với trục quay cắt mặt đất theo một đường tròn lớn, được gọi là xích đạo. Các kinh tuyến đều vuông góc với xích đạo.[/FONT]

[FONT=&quot] Ta có thể chứng minh được rằng, khoảng cách góc từ sao Bắc Cực đến điểm Bắc xấp xỉ bằng vĩ độ nơi ta đứng. Hàng ngày ta thấy Mặt Trăng, Mặt Trời và các sao mọc ở phía Đông dịch chuyển trên bầu trời rồi lặn ở phía Tây. Đó là Trái đất quay từTây sang Đông nên ta có cảm giác bầu trời như một hình cầu, trên đó có các thiên thể. Hình cầu này được gọi là thiên cầu, có bán kính vô cùng lớn, có tâm ở nơi ta đứng. Thiên cầu quay quanh một trục gọi là trục vũ trụ. Trục vũ trụ song song với trục quay của Trái Đất. Do bán kính của Trái Đất rất bé so với bán kính thiên cầu, nên trục quay của Trái Đất coi như trùng với vũ trụ, trục này cắt thiên cầu tại 2 điểm, điểm ở phía Bắc gọi là thiên cực Bắc, ở cạnh sao Bắc Cực ( sao chòm a Tiểu Hùng): còn điểm thứ hai là thiên cực Nam. Đối với Việt Nam, điểm này nằm ở dưới đường chân trời, không thể nhìn thấy. Mỗi thiên thể mỗi ngày vẽ lên thiên cầu một vòng tròn trong mặt phẳng vuông góc với trục vũ trụ, được gọi là vòng nhật động. Vòng nhật động chứa tâm O của thiên cầu là vòng xích đạo trời, cắt đường chân trời ở điểm Đông Đ và Tây T. Các điểm Đông Đ, Tây T và các điểm Bắc B, Nam N chia đường chân trời ra 4 cung bằng nhau, mỗi cung 90°. Khoảng cách góc từ một thiên thể đến đường chân trời được gọi là độ cao h.[/FONT]

[FONT=&quot] Như vậy, độ cao thiên cực Bắc ở một nơi bằng vĩ độ địa lý của nơi ấy. Cho nên, nếu đo được độ cao của thiên cực Bắc ở một nơi, sẽ biết vĩ độ của nơi ấy.[/FONT]

[FONT=&quot] Hiện nay, thiên cực Bắc cách sao Bắc Cực một khoảng cách góc 50’. Người ta quan trắc sao Bắc Cực để đo độ cao của nó, rồi dùng các bảng hiệu chỉnh vị trí sau này theo thời gian quan sát, khi ấy sẽ thu được độ cao thiên cực Bắc hay vĩ độ nơi quan sát, khi ấy sẽ thu được độ cao thiên cực Bắc hay vĩ độ nơi quan sát. Do khí quyển không đồng nhất, nên tia sáng đi qua khí quyển bị khúc xạ, do đó ở nơi có vĩ độ bé như ở miền Nam nước ta phương pháp này không cho kết quả chính xác.[/FONT]

[FONT=&quot] Các nhà thiên văn thực hành đã tìm được nhiều phương pháp để xác định vĩ độ, trong đó phương pháp đơn giản là đo khoảng cách thiên đỉnh của thiên thể để tính vĩ độ. Đường thẳng đứng tại một nơi cắt thiên cầu tại hai điểm. Điểm ở phía trên đỉnh đầu gọi là thiên đỉnh Z, điểm ở phía dưới chân trời gọi là thiên để Z’. Vòng tròn lớn trên thiên cầu đi qua thiên cực Bắc P, thiên đỉnh đến thiên cực Nam P’ được gọi là kinh tuyến trời.[/FONT]

[FONT=&quot] Trong lịch thiên văn hoặc danh mục các sao, có cho khoảng cách từ các sao này tới xích đạo trời ( được gọi là độ xích vĩ).[/FONT]

[FONT=&quot] Khi có một trong ba sao nói trên đi qua kinh tuyến trời, ta đo được khoảng cách thiên đỉnh và sẽ tìm được vĩ độ ⱷ.[/FONT]

[FONT=&quot] Ngày nay, còn có các phương pháp xác định đồng thời vĩ độ và kinh độ hoặc cả ba đại lượng vĩ độ, kinh độ và độ phương vĩ.[/FONT]

[FONT=&quot] Khi có các bản đồ chính xác, từ trên bản đồ người ta có thể biết được vĩ độ của một điểm một cách gần đúng.[/FONT]

[FONT=&quot] Cuối thể kỷ XIX, người ta phát hiện thấy vĩ độ một nơi có sự thay đổi một vài phần mười giây góc, nên suốt cả thế kỷ XX đã có các trạm thiên văn chuyên đo vĩ độ một cách chính xác. Các kết quả cho thấy cực trái đất hàng ngày thay đổi vài centimet, trên một diện tích có kích thước khoảng 30m. “ Tổ chức Nghiên cứu sự thay đổi vĩ độ “ ngày nay được đổi thành “ tổ chức Nghiên cứu Chuyển động cực của Trái Đất”. Khi cực Trái đất thay đổi, sẽ làm cho vị độ và kinh độ thay đổi, nhưng rất may sự thay đổi này rất bé nên trong các ngành kinh tế - kỹ thuật như giao thông, hàng hải, hàng không, khí tượng, địa lý…có thể bỏ qua: nhưng trong các ngành khoa học như trắc địa đại địa, thiên văn đo lường, địa vật lý…cần phải quan tâm đến sự thay đổi vị trí của cực trái đất. Cơ quan nghiên cứu chuyển động các cực của Trái đất dựa vào số liệu đo đạc của hàng chục đài thiên văn của các châu lục để xác định vị trí các cực của Trái Đất theo thời gian hàng tháng, hàng năm và công bố trên tạp chí chuyên ngành với sự tài trợ của tổ chức Giáo dục – Khoa học Liên hiệp.[/FONT]



Nguồn XBGD.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top