• HÃY CÙNG TẠO & THẢO LUẬN CÁC CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC [Vn Kiến Thức] - Định hướng VnKienthuc.com
    -
    Mọi kiến thức & Thông tin trên VnKienthuc chỉ mang tính chất tham khảo, Diễn đàn không chịu bất kỳ trách nhiệm liên quan
    - VnKienthuc tạm khóa đăng ký tài khoản tự động để hạn chế SEO bẩn, SPAM, quảng cáo. Chưa đăng ký, KHÁCH vẫn có thể đọc và bình luận.

Vi khuẩn ăn dầu mỏ

be_ngoc_2011

New member
Xu
0
VI KHUẨN ĂN DẦU MỎ



Tháng 3 năm 1989 đã xảy ra một vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mĩ, làm cho 11 triệu galon ( 1 galon = 4,5 lít) dầu mỏ thô rơi xuống biển (vùng Prince William Sound) dọc chiều dài hàng trăm dặm bờ biển, làm chết rất nhiều chim và động vật biển. Nước Mĩ đã phải huy động 1 vạn người và tiêu tốn 2 tỉ USD để làm sạch môi trường với sự "giúp đỡ" của các "vi khuẩn ăn dầu". Một loại chế phẩm chứa vi khuẩn Pseudomanas putida đã được sử dụng. Vi khuẩn này có khả năng chuyển hóa dầu thô thành CO2 và nước. Để tăng cường sự hoạt động của các vi khuẩn này, người ta bổ sung các nguồn dinh dưỡng như nito, photpho và các nguyên tố vi lượng. Sau 10 năm hệ sinh thái nơi đây đã được hồi phục và được cho là chủ yếu nhờ "vi khuẩn ăn dầu" trợ giúp


MỘT THÍ NGHIỆM NGẪU NHIÊN


Cách đây hơn 100 năm, vào năm 1892 một "thí nghiệm" ngẫu nhiên, không ai bố trí đã xảy ra ở Đức, làm thay đổi vinhc viễn quan điểm của thế giới về tầm quan trọng của việc xử lý nước cấp cho thành phố. Hămbuốc là trung tâm đô thị phát triển, được cung cấp nước rẻ tiền nhờ bơm nước trực tiếp từ con sông Enbơ.Liền kề với nó là thành phố Altona, cũng dùng nước từ con sông này, nhưng năm 1891, chính quyền thành phố đã cho lọc nước qua cát. Khi xảy ra dịch tả, chỉ có bên Hămbuốc dính dịch, làm cho nhiều người chết, trong khi bên Alona vẫn bình yên vô sự. Kể từ đó thành phố Hămbuốc và các thành phố khác của châu Âu đều tiến hành lọc nước và dịch tả từ đấy đến nay vẫn chưa trở lại.

NHỮNG KẺ GIÚP ĐỠ THẦM LẶNG


Không có loài động vật nào tiêu hóa được sáp ong, ngoài loài chim mật ở châu Phi. Chim mật ăn sáo và cảm thấy ngon lành. Điều bí mật được khám phá là trong ruột chim có rất nhiều vi khuẩn có thể tiết enzim lipaza phân giải sáp ong giúp cho loài chim thoải mái với món ăn khó tiêu này

Gỗ cũng là món ăn khó tiêu. Ấy vậy mà mối luôn đục khoét gỗ. Thực sự mối không có khả năng tiêu hóa gỗ. Khả năng này là của một loài trùng roi trong ruột mối tiết enzim xelulaza thủy phân xenlulozo thành axetat, đường,...Thế là mối "ung dung" sử dụng sản phẩm này để sinh trưởng.

LÒNG BIẾT ƠN CỦA NHỮNG ĐẤU SĨ BÒ TÓT


Trước đây những người đấu sĩ bò tót nếu bị thương nặng do bò húc thường khó thoát khỏi thần chết do vết thương bị nhiễm trùng mà không có thuốc chữa. Từ ngày có thuốc kháng sinh, họ đã được chữa trị kịp thời và bảo toàn được mạng sống. Để tỏ lòng biết ơn, hiệp hội những người đấu bò tót ở Tây Ban Nha đã quyết định dựng tượng Alexandro Fleming, người phát minh ra thuốc kháng sinh Pênixilin, tại một sân đấu bò tót ở Madrit



AI HƠN AI


Một con bò nặng 500kg nuôi trên đồng cỏ, mỗi ngày tạo được 0,5kg prôtein. Còn nếu nuôi 500kg nấm men trong 1 thùng lên men có đủ chất dinh dưỡng và thông khí tốt thì mỗi ngày có thể tạo được 1250kg prôtein tức là gấp 2500 lần so với bò. Hơn thế nữa, xét về hàm lượng prôtein thì 1 kg nấm men khô tương đương với 3,8 - 4 kg thịt bò, còn về độ sinh năng lượng thì nấm men gấp 2 lần thịt bò. Ngoài ra nấm men còn chứa một số vitamin như A, D và nhất là nhóm vitamin nhóm B

Nguồn: sưu tầm*

Xem thêm

Bướm khổng lồ, sải cánh 30cm xuất hiện ở Gia Lâm
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
CHAT
  1. No shouts have been posted yet.

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top