Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Butchi" data-source="post: 16079" data-attributes="member: 7"><p>Trong khi đó, hầu hết đều quên hoàn toàn những tri thức ABC mà sinh viên năm thứ nhất phải học từ những giờ đầu. Tôi có tham gia một nhóm chuyên đọc sách giáo khoa và sách nghiên cứu ngôn ngữ học với nhiệm vụ nhặt ra những lỗi của tác giả (hầu hết là Giáo sư ngôn ngữ học) mà lẽ ra sinh viên năm thứ nhất đã học ngôn ngữ học dẫn luận trong ba tháng đầu năm không thể mắc phải (xem mục “Viết nhịu trong <em>Ngôn ngữ & Đời sống</em>, tạp chí của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, trong đó đã đăng 10 kỳ gồm khoảng vài trăm lỗi về tri thức cơ bản). Trong các sách giáo khoa đại học, chúng tôi đã tìm thấy hơn 2.000 câu chứa đựng những lỗi như thế, và đối với khoảng 72% sách đại học có thể kết luận một cách hoàn toàn có căn cứ rằng có những tác giả chưa bao giờ học ngôn ngữ học hết hoặc đã quên hoàn toàn những tri thức đã học từ năm thứ nhất. Đó là chưa kể những sách giáo khoa “Nhập môn ngôn ngữ học” ngang nhiên phủ nhận tất cả những thành tựu ngôn ngữ học của toàn nhân loại bằng những nhận định “thiên tài” kiểu như “Xưa nay người ta cứ tưởng hai với hai là bốn, trong khi tôi đây đã phát hiện ra rằng 2 với 2 là 7” mà không thấy cần chứng minh lấy một câu nào, và lặp đi lặp lại hàng trăm lần trong một cuốn sách lẽ ra phải giới thiệu cho sinh viên những tri thức cơ bản được toàn thế giới và cả giới ngôn ngữ học Việt Nam công nhận.</p><p></p><p>Những lỗi khó tưởng tượng như thế, bất kỳ ai đọc qua cũng thấy ngay, nhưng chưa từng có ai nêu lên, vì hình như nhiều người quan niệm rằng nêu lên như thế thì sẽ gây tranh luận làm mất đoàn kết trong nội bộ ngành ngôn ngữ học.</p><p></p><p>Tôi đã có dịp nói điều này nhiều lần với các giáo sư dạy ngành khác. Phản ứng của họ làm tôi rất ngạc nhiên: té ra tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn đều như vậy cả, và ai cũng tưởng chỉ riêng ngành mình biết mới tồi tệ như thế mà thôi. Về cuốn sách dẫn luận nói trên tôi đã lấy tư cách Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi cho ông giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (“đồng kính gửi” ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) một bức thư dài kèm theo hơn 200 trang tư liệu, yêu cầu hai cơ quan này cho thanh tra ngay để kết luận về tác hại khổng lồ của cuốn sách và có biện pháp thu hồi nó lại. Thư và tài liệu gửi bảo đảm cho hai vị hữu trách trên từ năm 1997 mà nay vẫn chưa có hồi âm. kể cả công văn báo đã nhận thư cũng không có. Vậy thử hỏi còn có ai quan tâm đến giáo dục và khoa học nữa không? Và nói chung, những người được giao trách nhiệm và quyền lực để trông nom văn hoá và giáo dục công dân có làm việc ấy không, hay chỉ lo nghĩ đến cái ghế của mình?</p><p></p><p>Một trong những bạn đồng nghiệp của tôi là ông Nguyễn Đức Dương, một trong những cán bộ ưu tú của Viện ngôn ngữ học Việt Nam, có viết bài phản đối việc cuốn sách này được xuất bản dưới danh nghĩa Bộ Giáo dục & Đào tạo, và sau khi tác giả phản công bằng những luận cứ cho thấy mình còn tệ hơn nhiều về tri thức ngôn ngữ học so với những điều sai trái trong cuốn sách đầy những chuyện bậy bạ của ông, tôi có viết một bài ngắn bênh vực ông Dương bằng những lý lẽ mà bất cứ ai đã từng đọc qua một cuốn sách nhập môn ngôn ngữ học cũng phải thấy rõ như ban ngày. Lập tức, tôi nhận được một loạt thư tỏ ý “không ngờ” một người như tôi lại “vô đạo đức” đến thế. Trong mấy bức thư ấy không có một lời nào nói rõ tôi đúng hay sai, và tác giả cuốn sách đúng hay sai. Có người còn viết rõ: “Khoa học thì mỗi người một ý, đã chắc gì ai đúng ai sai? Chỉ có chính trị mới có đúng có sai, mới phải thu hồi hay cấm phát hành. “Trong khoa học mà phê phán nhau là “sai” hay “phản khoa học” là một hành động thất đức”. Hoá ra khoa học là như thế. Ai muốn nói gì cũng được: dù nói 2+2 là 5.000 hay 30 cũng đều được. Chỉ có trong chính trị mới có thể lên án người này là phản động hay hữu khuynh, người kia là tả khuynh (đây là cái tội nhẹ nhất mà người đi theo cách mạng có thể phạm) và dùng biện pháp chính quyền để trấn áp hay ban thưởng.</p><p></p><p>Đây là một quan niệm hiện nay khá phổ biến: trong khoa học không có đúng sai. Ai muốn dạy ra sao thì dạy, ai thích dạy môn gì thì dạy, bất luận đã từng học qua môn ấy hay chưa, miễn là có đủ bằng cấp. Ai đã có những điều kiện và chứng chỉ hợp thức thì thi tiến sĩ hay phó tiến sĩ môn gì cũng đỗ, miễn là làm đủ thủ tục và được các “hội đồng” của trường và của Bộ công nhận.</p><p></p><p>Có lần, tôi, với tư cách người phản biện, cho một nghiên cứu sinh đi thi tiến sĩ 1 điểm trên 10 sau khi chứng minh một cách tỉ mỉ rằng anh ta hoàn toàn không hiểu tiếng Việt và thua xa một học sinh tiểu học. Chủ tịch hội đồng (là một trong ba vị giám khảo do Bộ cử vào để cứu anh nghiên cứu sinh nọ khi tôi phản đối việc cho anh ta chính thức bảo vệ luận văn ở cấp nhà nước) kết luận rằng tôi hoàn toàn đúng trong từng chi tiết một. Nhưng vì biết tôi cho điểm thấp và muốn cứu anh thí sinh “dỏm” đó bằng bất cứ giá nào, hội đồng liền cho anh ta toàn điểm 8 và 9 cho nên rốt cục anh ta cũng đủ điểm để đỗ tiến sĩ, để tiếp tục dạy cho những sinh viên giỏi hơn mình rất nhiều. Cho đến nay, tôi vẫn không hiểu tại sao người ta lại phải cứu cho bằng được cái anh nghiên cứu sinh “dỏm” ấy mà không hề nghĩ đến việc cứu hàng chục thế hệ sinh viên vô tội sẽ phải nuốt những bài </p><p>giảng sai lạc của anh ta.</p><p></p><p>Sau buổi “bảo vệ luận văn” kỳ quặc ấy, nhiều người chê cười tôi là bất công mà không biết là mình bất công, vì nếu làm như tôi thì phải sổ toẹt hàng trăm bằng tiến sĩ, vì anh này còn viết được ba trăm trang chuyện tầm bậy, chứ hàng trăm anh khác không hề viết lấy một chữ, chỉ bỏ ra vài chục triệu thuê viết (do toàn thể hội đồng chấm thi bảo đảm), chỉ cần đọc bản tóm tắt, không cần xem lại toàn văn. Người ta còn nói thêm rằng ngay bằng tiến sĩ y khoa hay xây dựng mà cũng còn làm thế được, chứ ngôn ngữ học. Văn học, sử học hay ngay cả toán học nữa thì tiến sĩ có làm chết ai đâu mà sợ? Cái đáng sợ hơn cả là ngày nay những chuyện quái gở như thế đã được mọi người coi là bình thường, còn những người chống lại những hiện tượng tiêu cực tương tự lại bị coi là “hâm”, là “gàn dở”.</p><p></p><p>Chẳng lẽ cơ sự bi đát đến thế ư? Tôi không tin rằng Bộ Giáo dục có thể chủ trương đào tạo ra những tiến sĩ “dỏm” để rồi các tiến sĩ này lại đào tạo ra hàng chục thế hệ “cử nhân dỏm”. Dễ làm gì mới được kia chứ? Để có một con số tiến sĩ và cử nhân hơn hẳn các nước khác (nhất là các nước cùng khu vực) có thể chứng tỏ tính ưu việt của chế độ ta chăng? Nhưng ngày nay ta đã mở cửa, giao lưu giữa các nước ngày càng rộng rãi. Uy tín của nước ta sẽ ra sao nếu những người có bằng tiến sĩ, cử nhân chỉ cần tiếp xúc với người nước ngoài trong năm phút đã lộ rõ ngay là không biết những điều sơ đẳng nhất trong nghề? Ai thèm hợp tác với mình nữa? Tiếc thay, hầu hết các giáo sư chân chính mà tôi hỏi đều mỉm một nụ cười rầu rĩ mà nói rằng thực trạng còn bi đát hơn rất nhiều.</p><p></p><p>Có thể tôi chưa biết hết sự thật. Nhưng tôi thấy cái đáng sợ nhất không phải là có bao nhiêu trường hợp gian trá trong thi cử ở cấp đại học, những trường hợp ấy chiếm bao nhiêu phần trăm, mà là ở chỗ mọi người đều coi đó là chuyện bình thường, thậm chí dĩ nhiên, ai mà chẳng biết, chỉ có những người xa thực tế và gàn dở như tôi mới đi quan trọng hoá những chuyện ấy mà thôi. “Đời là thế mà?”. Thấy tôi gân cổ lên cãi, mọi người nhìn tôi với một nụ cười thương hại (“chả nhẽ tay này ngu thật, hay hắn giả vờ ?”).</p><p></p><p>Nếu quả tôi không biết hết sự thật, thì giờ đây tôi có thể hiểu được những nguyên do khiến các sinh viên nghe tôi giảng đều ngạc nhiên và ngơ ngác. Mời một vài sinh viên học hành nghiêm túc về nhà hỏi chuyện, tôi được nghe hàng trăm chuyện khó tin, đại loại như:</p><p></p><p><img src="https://files.chungta.com/Image.ashx/image=jpeg/56b0d76aceb740c88026b3970f16720d-HDtinh.jpg/HDtinh.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p>- Chỉ có thầy và vài ba thầy nữa dạy đủ số giờ, còn thì đều bắt đầu muộn chừng hai mươi phút, giữa giờ gọi chúng em đi uống nước mất vài mươi phút và thường cho về sớm nửa giờ. </p><p></p><p>Điều đáng buồn nhất không phải là có những giảng viên như thế, mà là có một số lớn sinh viên rất thích học với những thầy như thế. Vì cái họ sợ và ghét nhất lại chính là HỌC.</p><p></p><p>- Phần lớn các thầy cô đều lấy sách ra đọc chính tả cho chúng em chép suốt cả buổi. Em không hiểu tại sao thầy cô không cho chúng em mượn sách về photocopy cho thầy cô đỡ tốn công đọc và chúng em đỡ tốn công chép.</p><p></p><p>- Vị giáo sư chuyên giảng môn phương pháp dạy đại học” chỉ mới tốt nghiệp trung học bổ túc, chưa bao giờ học đại học, cho nên nói toàn chuyện vớ vẩn (như ở Mỹ giáo sư đại học chỉ bằng giáo viên cấp hai của ta”; đến khi em đứng dậy hỏi tại sao nhiều giáo sư Mỹ được giải Nobel thế, thì thầy ấy mắng em là “mất lập trường” vì tin một giải thưởng chống Cộng, và dọa đưa em ra Hội đồng kỷ luật).</p><p></p><p>- Trong giờ học, thầy X toàn kể những mối tình thơ mộng của thầy hồi du học bên Nga, cho nên trong giờ của thầy chúng em học được rất nhiều kinh nghiệm về luyến ái quan, nhưng lại không học được bao lăm về khoa học.</p><p></p><p>Những chuyện tiếu lâm như thế không sao kể cho hết, và đều cho thấy một điều quan trọng: đại học là một nơi mà người ta tự cho phép muốn làm gì thì làm, cho nên càng làm cho sinh viên mất nốt lòng tin ở sự cần thiết của lao động học tập. Chút ít lòng hiếu học còn sót lại trong người đi học có nguy cơ bị diệt tận gốc.</p><p></p><p>Hình như ngày nay chế độ thi cử đã khác, không còn có sự phân biệt thành phần giai cấp như hồi trước (thời những năm 60 - 80). Đó là một sự tiến bộ rất đáng mừng. Nhưng hậu quả của thời ấy chưa hẳn đã mất, vì những sản phẩm của thời ấy - những người thầy, những nhà khoa học có học hàm học vị nhưng không có tri thức, những người lãnh đạo các cơ quan chuyên môn không biết chuyên môn - vẫn còn giữ những vị trí then chốt trong từng ngành.</p><p></p><p>Dù là ở các nhà trường hay ở các cơ quan. những hậu quả nói trên vẫn còn tác động đến xã hội ta. Để có một minh hoạ tiêu biểu, ta hãy lấy những điều mắt thấy tai nghe trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vốn là những cơ quan có ảnh hưởng thường xuyên nhất đến và rộng rãi nhất đối với dân trí, và có thể cho thấy rõ cái truyền thống hiếu học trứ danh của dân ta ngày nay ra sao.</p><p></p><p>Đài vô tuyến truyền hình có thể coi là nơi tập trung nhiều nhân tài nhất, gồm có đủ các ngành văn hoá, khoa học và nghệ thuật, đủ các ngoại ngữ thông dụng trên thế giới. Thế nhưng, hàng ngày, ta được nghe những lỗi tày trời về đủ các ngành văn hoá , những lỗi về cách dịch và cách phát âm từ đủ các thứ ngoại ngữ, trong đó có những lỗi mà chỉ cần chút ý thức học hỏi là có thể tránh được một cách dễ dàng - chỉ cần hỏi người bên cạnh là biết ngay, chứ chẳng cần đến một trình độ văn hoá phổ thông nào hết. Nhưng người phát thanh viên (hay người biên tập) không thèm hỏi, chính vì tưởng mình cái gì cũng biết rồi, không cần học hỏi gì ai khác nữa, nếu không phải là hoàn toàn vô trách nhiệm đối với công việc chuyên môn của mình. Vả lại, những lỗi này không bao giờ làm cho người phát thanh viên hay biên tập viên bị quở trách hay chê bai, và càng không có ai bị đuổi việc hay cách chức.</p><p></p><p>Cứ lấy một vài trường hợp như cái tên <em>Allah</em> của đạo Hồi chẳng hạn, hay tên Jehovah (hay Javeh) của người Do Thái, vốn có nghĩa là “Thượng đế”, là “Trời”, nhưng từ bốn mươi năm nay đều dịch thành “thánh A-la” hay “thánh Giê-hô-va”. Ở nước ta có hàng trăm ngàn người theo Hồi giáo (nhất là ở dân tộc Chăm), sao không chịu hỏi? Ở ta cũng có hàng chục triệu người công giáo, chỉ cần hỏi là biết ngay, nhưng từ mấy chục năm nay. trong tin tức cũng như trong phim ảnh, người ta đều nói “Nhân danh Cha và Con và <u>Các thánh thần</u>, A-men”, không thèm hỏi một người công giáo bất kỳ để biết rằng đó là ba ngôi, ba vị, trong đó vị thứ ba là Thánh Thần, hay chính xác hơn nữa là Thánh Linh (Sanctus spiritus) cùng làm thành một tổng thể là Thượng đế.</p><p></p><p>Hay như tên gọi nước Mỹ (United States of America) cứ bị dịch thành “Hợp chủng quốc” mặc đầu đã có nhiều người lên tiếng mách bảo mấy lần.</p><p></p><p>Tên gọi các nhân vật (chính khách, vận động viên, tác giả) người Trung Quốc, khi thì phát âm theo cách đọc Hán Việt, khi thì phát âm theo cách phiên âm La-tinh hoá, nhưng phát thanh viên lại không hề hỏi xem chữ phiên âm của Trung Quốc phải đọc như thế nào, cứ đọc bừa theo tiếng Anh hay tiếng Pháp, nghe hết sức kỳ cục. Có lẽ buồn cười nhất là cách đọc tên nữ cầu thủ quần vợt Nhật <em>Date</em>, được phát thanh viên đọc là “Đây-tờ” theo tiếng Anh, trong khi lẽ ra phải đọc là Đa-tê theo cách đọc chữ Romaji (rất dễ đọc) của người Nhật.</p><p></p><p>Nhưng tiêu biểu nhất cho “tinh thần hiếu học” có lẽ là cách đọc chữ “<strong><em>ñ</em></strong>” của tiếng Tây Ban Nha (như trong <strong><em>el niño</em></strong>, và <strong><em>la niña</em></strong>) mà người ta cương quyết đọc là [<strong>n</strong>] như thể không hề trông thấy cái dấu “ngã” viết trên chữ cái <em>n</em>. Tôi nói “tiêu biểu là vì nếu cái tinh thần hiếu học của dân ta còn tồn tại, thì một khi đã biết rằng <em>n</em> đọc là <em>n</em>, thì <em>ñ</em> tất nhiên phải đọc cách khác, chứ người Tây Ban Nha chẳng phải là một thứ người ngu xuẩn đến nỗi phải thêm một cái dấu “ngã” trên chữ <em>n</em> nếu <em>ñ</em> cũng chỉ đọc là <em>n</em> mà thôi. Người trông thấy chữ <em>ñ</em> ắt phải biết rằng đó là một chữ mà mình chưa học, và phải đi hỏi người khác mới biết được - nếu đương sự là một người còn có chút ít tính hiếu học. Đàng này, tuyệt nhiên không có ai thèm hỏi: mọi người đều cứ thế mà đọc “<strong><em>en nino</em></strong>” và “<strong><em>la nin a</em></strong>” như đọc chữ quốc ngữ. Dĩ nhiên, những lỗi như thế không có gì là quan trọng, nhưng nó rất tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của đương sự: những điều đơn giản như thế mà còn không buôn hỏi, huống hồ là những chuyện khó hơn?</p><p></p><p>Chỉ riêng một hiện tượng ấy thôi. thiết tưởng cũng đủ cho thấy rằng cái “tinh thần hiếu học” cổ truyền đã hoàn toàn biến mất trong những con người được xã hội đã giao cho một nhiệm vụ quan trọng là truyền bá văn hoá trong đại chúng.</p><p></p><p>Đặc biệt là những lỗi về tiếng Việt, những cách dùng từ sai, những câu bất thành cú (thường là vì cách dịch sát từng chữ do tính cẩu thả của những người dịch tin nước ngoài truyền bá), đã được nêu lên không biết bao nhiêu lần từ hơn nửa thế kỷ nay mà các biên tập viên cũng cứ lặp lại hàng mấy chục lần trong một buổi truyền hình hay phát thanh, và cứ mỗi năm lại được bổ sung thêm hàng chục kiếu lỗi mới phát minh. Những người lớn có văn hoá chỉ khinh bỉ nhún vai, nhưng thế hệ trẻ, nhất là học sinh tiểu học hay trung học cơ sở, thì lại tưởng đâu đó là một kiểu nói “hiện đại” hơn, vội vàng bắt chước, hoặc tuy không cố bắt chước nhưng nghe nhiều lần đâm quen, không thấy chướng tai nữa, và cứ thế thói nói ẩu, viết ẩu dần dần phổ biến, và rốt cục tiếng Việt trở thành một thứ tiếng tạp nham không còn có quy tắc ngữ pháp gì nữa. Nhiều nhà ngữ học đã tiên đoán rằng chỉ mươi năm nữa, nhờ ảnh hưởng của những câu văn dịch Tây đặc giống cách nói của những ông Tây mới học tiếng Việt được ba tuần được nghe hàng ngày trên đài truyền hình, tiếng Việt sẽ chết hẳn như những thứ tiếng đang chết hàng mấy chục mỗi năm trên hành tinh chúng ta .</p><p></p><p>Để kết luận cho bài tham luận đã khá dài này, tôi chỉ xin bày tỏ một niềm tin rằng chừng nào tính hiếu học hãy còn thoi thóp trong một số người Việt bất chấp sự khinh miệt của xã hội, ta còn có thể hy vọng rằng sẽ có lúc nó được hồi sinh, vì đó là một trong những đức tính cao quý nhất của con người. Nhưng chỉ với điều kiện là chúng ta phải ra sức duy trì nó bằng tất cả tấm long, bất chấp xã hội, bất chấp thời cuộc, bất chấp cơ chế thị trường và những thói rởm đời đi đôi với nó, vì coi khinh học thức chính là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự suy vong của dân tộc.</p><p></p><p><strong>Cao Xuân Hạo</strong></p><p>Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt – Nxb Trẻ</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Butchi, post: 16079, member: 7"] Trong khi đó, hầu hết đều quên hoàn toàn những tri thức ABC mà sinh viên năm thứ nhất phải học từ những giờ đầu. Tôi có tham gia một nhóm chuyên đọc sách giáo khoa và sách nghiên cứu ngôn ngữ học với nhiệm vụ nhặt ra những lỗi của tác giả (hầu hết là Giáo sư ngôn ngữ học) mà lẽ ra sinh viên năm thứ nhất đã học ngôn ngữ học dẫn luận trong ba tháng đầu năm không thể mắc phải (xem mục “Viết nhịu trong [I]Ngôn ngữ & Đời sống[/I], tạp chí của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, trong đó đã đăng 10 kỳ gồm khoảng vài trăm lỗi về tri thức cơ bản). Trong các sách giáo khoa đại học, chúng tôi đã tìm thấy hơn 2.000 câu chứa đựng những lỗi như thế, và đối với khoảng 72% sách đại học có thể kết luận một cách hoàn toàn có căn cứ rằng có những tác giả chưa bao giờ học ngôn ngữ học hết hoặc đã quên hoàn toàn những tri thức đã học từ năm thứ nhất. Đó là chưa kể những sách giáo khoa “Nhập môn ngôn ngữ học” ngang nhiên phủ nhận tất cả những thành tựu ngôn ngữ học của toàn nhân loại bằng những nhận định “thiên tài” kiểu như “Xưa nay người ta cứ tưởng hai với hai là bốn, trong khi tôi đây đã phát hiện ra rằng 2 với 2 là 7” mà không thấy cần chứng minh lấy một câu nào, và lặp đi lặp lại hàng trăm lần trong một cuốn sách lẽ ra phải giới thiệu cho sinh viên những tri thức cơ bản được toàn thế giới và cả giới ngôn ngữ học Việt Nam công nhận. Những lỗi khó tưởng tượng như thế, bất kỳ ai đọc qua cũng thấy ngay, nhưng chưa từng có ai nêu lên, vì hình như nhiều người quan niệm rằng nêu lên như thế thì sẽ gây tranh luận làm mất đoàn kết trong nội bộ ngành ngôn ngữ học. Tôi đã có dịp nói điều này nhiều lần với các giáo sư dạy ngành khác. Phản ứng của họ làm tôi rất ngạc nhiên: té ra tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn đều như vậy cả, và ai cũng tưởng chỉ riêng ngành mình biết mới tồi tệ như thế mà thôi. Về cuốn sách dẫn luận nói trên tôi đã lấy tư cách Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi cho ông giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (“đồng kính gửi” ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) một bức thư dài kèm theo hơn 200 trang tư liệu, yêu cầu hai cơ quan này cho thanh tra ngay để kết luận về tác hại khổng lồ của cuốn sách và có biện pháp thu hồi nó lại. Thư và tài liệu gửi bảo đảm cho hai vị hữu trách trên từ năm 1997 mà nay vẫn chưa có hồi âm. kể cả công văn báo đã nhận thư cũng không có. Vậy thử hỏi còn có ai quan tâm đến giáo dục và khoa học nữa không? Và nói chung, những người được giao trách nhiệm và quyền lực để trông nom văn hoá và giáo dục công dân có làm việc ấy không, hay chỉ lo nghĩ đến cái ghế của mình? Một trong những bạn đồng nghiệp của tôi là ông Nguyễn Đức Dương, một trong những cán bộ ưu tú của Viện ngôn ngữ học Việt Nam, có viết bài phản đối việc cuốn sách này được xuất bản dưới danh nghĩa Bộ Giáo dục & Đào tạo, và sau khi tác giả phản công bằng những luận cứ cho thấy mình còn tệ hơn nhiều về tri thức ngôn ngữ học so với những điều sai trái trong cuốn sách đầy những chuyện bậy bạ của ông, tôi có viết một bài ngắn bênh vực ông Dương bằng những lý lẽ mà bất cứ ai đã từng đọc qua một cuốn sách nhập môn ngôn ngữ học cũng phải thấy rõ như ban ngày. Lập tức, tôi nhận được một loạt thư tỏ ý “không ngờ” một người như tôi lại “vô đạo đức” đến thế. Trong mấy bức thư ấy không có một lời nào nói rõ tôi đúng hay sai, và tác giả cuốn sách đúng hay sai. Có người còn viết rõ: “Khoa học thì mỗi người một ý, đã chắc gì ai đúng ai sai? Chỉ có chính trị mới có đúng có sai, mới phải thu hồi hay cấm phát hành. “Trong khoa học mà phê phán nhau là “sai” hay “phản khoa học” là một hành động thất đức”. Hoá ra khoa học là như thế. Ai muốn nói gì cũng được: dù nói 2+2 là 5.000 hay 30 cũng đều được. Chỉ có trong chính trị mới có thể lên án người này là phản động hay hữu khuynh, người kia là tả khuynh (đây là cái tội nhẹ nhất mà người đi theo cách mạng có thể phạm) và dùng biện pháp chính quyền để trấn áp hay ban thưởng. Đây là một quan niệm hiện nay khá phổ biến: trong khoa học không có đúng sai. Ai muốn dạy ra sao thì dạy, ai thích dạy môn gì thì dạy, bất luận đã từng học qua môn ấy hay chưa, miễn là có đủ bằng cấp. Ai đã có những điều kiện và chứng chỉ hợp thức thì thi tiến sĩ hay phó tiến sĩ môn gì cũng đỗ, miễn là làm đủ thủ tục và được các “hội đồng” của trường và của Bộ công nhận. Có lần, tôi, với tư cách người phản biện, cho một nghiên cứu sinh đi thi tiến sĩ 1 điểm trên 10 sau khi chứng minh một cách tỉ mỉ rằng anh ta hoàn toàn không hiểu tiếng Việt và thua xa một học sinh tiểu học. Chủ tịch hội đồng (là một trong ba vị giám khảo do Bộ cử vào để cứu anh nghiên cứu sinh nọ khi tôi phản đối việc cho anh ta chính thức bảo vệ luận văn ở cấp nhà nước) kết luận rằng tôi hoàn toàn đúng trong từng chi tiết một. Nhưng vì biết tôi cho điểm thấp và muốn cứu anh thí sinh “dỏm” đó bằng bất cứ giá nào, hội đồng liền cho anh ta toàn điểm 8 và 9 cho nên rốt cục anh ta cũng đủ điểm để đỗ tiến sĩ, để tiếp tục dạy cho những sinh viên giỏi hơn mình rất nhiều. Cho đến nay, tôi vẫn không hiểu tại sao người ta lại phải cứu cho bằng được cái anh nghiên cứu sinh “dỏm” ấy mà không hề nghĩ đến việc cứu hàng chục thế hệ sinh viên vô tội sẽ phải nuốt những bài giảng sai lạc của anh ta. Sau buổi “bảo vệ luận văn” kỳ quặc ấy, nhiều người chê cười tôi là bất công mà không biết là mình bất công, vì nếu làm như tôi thì phải sổ toẹt hàng trăm bằng tiến sĩ, vì anh này còn viết được ba trăm trang chuyện tầm bậy, chứ hàng trăm anh khác không hề viết lấy một chữ, chỉ bỏ ra vài chục triệu thuê viết (do toàn thể hội đồng chấm thi bảo đảm), chỉ cần đọc bản tóm tắt, không cần xem lại toàn văn. Người ta còn nói thêm rằng ngay bằng tiến sĩ y khoa hay xây dựng mà cũng còn làm thế được, chứ ngôn ngữ học. Văn học, sử học hay ngay cả toán học nữa thì tiến sĩ có làm chết ai đâu mà sợ? Cái đáng sợ hơn cả là ngày nay những chuyện quái gở như thế đã được mọi người coi là bình thường, còn những người chống lại những hiện tượng tiêu cực tương tự lại bị coi là “hâm”, là “gàn dở”. Chẳng lẽ cơ sự bi đát đến thế ư? Tôi không tin rằng Bộ Giáo dục có thể chủ trương đào tạo ra những tiến sĩ “dỏm” để rồi các tiến sĩ này lại đào tạo ra hàng chục thế hệ “cử nhân dỏm”. Dễ làm gì mới được kia chứ? Để có một con số tiến sĩ và cử nhân hơn hẳn các nước khác (nhất là các nước cùng khu vực) có thể chứng tỏ tính ưu việt của chế độ ta chăng? Nhưng ngày nay ta đã mở cửa, giao lưu giữa các nước ngày càng rộng rãi. Uy tín của nước ta sẽ ra sao nếu những người có bằng tiến sĩ, cử nhân chỉ cần tiếp xúc với người nước ngoài trong năm phút đã lộ rõ ngay là không biết những điều sơ đẳng nhất trong nghề? Ai thèm hợp tác với mình nữa? Tiếc thay, hầu hết các giáo sư chân chính mà tôi hỏi đều mỉm một nụ cười rầu rĩ mà nói rằng thực trạng còn bi đát hơn rất nhiều. Có thể tôi chưa biết hết sự thật. Nhưng tôi thấy cái đáng sợ nhất không phải là có bao nhiêu trường hợp gian trá trong thi cử ở cấp đại học, những trường hợp ấy chiếm bao nhiêu phần trăm, mà là ở chỗ mọi người đều coi đó là chuyện bình thường, thậm chí dĩ nhiên, ai mà chẳng biết, chỉ có những người xa thực tế và gàn dở như tôi mới đi quan trọng hoá những chuyện ấy mà thôi. “Đời là thế mà?”. Thấy tôi gân cổ lên cãi, mọi người nhìn tôi với một nụ cười thương hại (“chả nhẽ tay này ngu thật, hay hắn giả vờ ?”). Nếu quả tôi không biết hết sự thật, thì giờ đây tôi có thể hiểu được những nguyên do khiến các sinh viên nghe tôi giảng đều ngạc nhiên và ngơ ngác. Mời một vài sinh viên học hành nghiêm túc về nhà hỏi chuyện, tôi được nghe hàng trăm chuyện khó tin, đại loại như: [IMG]https://files.chungta.com/Image.ashx/image=jpeg/56b0d76aceb740c88026b3970f16720d-HDtinh.jpg/HDtinh.jpg[/IMG] - Chỉ có thầy và vài ba thầy nữa dạy đủ số giờ, còn thì đều bắt đầu muộn chừng hai mươi phút, giữa giờ gọi chúng em đi uống nước mất vài mươi phút và thường cho về sớm nửa giờ. Điều đáng buồn nhất không phải là có những giảng viên như thế, mà là có một số lớn sinh viên rất thích học với những thầy như thế. Vì cái họ sợ và ghét nhất lại chính là HỌC. - Phần lớn các thầy cô đều lấy sách ra đọc chính tả cho chúng em chép suốt cả buổi. Em không hiểu tại sao thầy cô không cho chúng em mượn sách về photocopy cho thầy cô đỡ tốn công đọc và chúng em đỡ tốn công chép. - Vị giáo sư chuyên giảng môn phương pháp dạy đại học” chỉ mới tốt nghiệp trung học bổ túc, chưa bao giờ học đại học, cho nên nói toàn chuyện vớ vẩn (như ở Mỹ giáo sư đại học chỉ bằng giáo viên cấp hai của ta”; đến khi em đứng dậy hỏi tại sao nhiều giáo sư Mỹ được giải Nobel thế, thì thầy ấy mắng em là “mất lập trường” vì tin một giải thưởng chống Cộng, và dọa đưa em ra Hội đồng kỷ luật). - Trong giờ học, thầy X toàn kể những mối tình thơ mộng của thầy hồi du học bên Nga, cho nên trong giờ của thầy chúng em học được rất nhiều kinh nghiệm về luyến ái quan, nhưng lại không học được bao lăm về khoa học. Những chuyện tiếu lâm như thế không sao kể cho hết, và đều cho thấy một điều quan trọng: đại học là một nơi mà người ta tự cho phép muốn làm gì thì làm, cho nên càng làm cho sinh viên mất nốt lòng tin ở sự cần thiết của lao động học tập. Chút ít lòng hiếu học còn sót lại trong người đi học có nguy cơ bị diệt tận gốc. Hình như ngày nay chế độ thi cử đã khác, không còn có sự phân biệt thành phần giai cấp như hồi trước (thời những năm 60 - 80). Đó là một sự tiến bộ rất đáng mừng. Nhưng hậu quả của thời ấy chưa hẳn đã mất, vì những sản phẩm của thời ấy - những người thầy, những nhà khoa học có học hàm học vị nhưng không có tri thức, những người lãnh đạo các cơ quan chuyên môn không biết chuyên môn - vẫn còn giữ những vị trí then chốt trong từng ngành. Dù là ở các nhà trường hay ở các cơ quan. những hậu quả nói trên vẫn còn tác động đến xã hội ta. Để có một minh hoạ tiêu biểu, ta hãy lấy những điều mắt thấy tai nghe trên các phương tiện truyền thông đại chúng, vốn là những cơ quan có ảnh hưởng thường xuyên nhất đến và rộng rãi nhất đối với dân trí, và có thể cho thấy rõ cái truyền thống hiếu học trứ danh của dân ta ngày nay ra sao. Đài vô tuyến truyền hình có thể coi là nơi tập trung nhiều nhân tài nhất, gồm có đủ các ngành văn hoá, khoa học và nghệ thuật, đủ các ngoại ngữ thông dụng trên thế giới. Thế nhưng, hàng ngày, ta được nghe những lỗi tày trời về đủ các ngành văn hoá , những lỗi về cách dịch và cách phát âm từ đủ các thứ ngoại ngữ, trong đó có những lỗi mà chỉ cần chút ý thức học hỏi là có thể tránh được một cách dễ dàng - chỉ cần hỏi người bên cạnh là biết ngay, chứ chẳng cần đến một trình độ văn hoá phổ thông nào hết. Nhưng người phát thanh viên (hay người biên tập) không thèm hỏi, chính vì tưởng mình cái gì cũng biết rồi, không cần học hỏi gì ai khác nữa, nếu không phải là hoàn toàn vô trách nhiệm đối với công việc chuyên môn của mình. Vả lại, những lỗi này không bao giờ làm cho người phát thanh viên hay biên tập viên bị quở trách hay chê bai, và càng không có ai bị đuổi việc hay cách chức. Cứ lấy một vài trường hợp như cái tên [I]Allah[/I] của đạo Hồi chẳng hạn, hay tên Jehovah (hay Javeh) của người Do Thái, vốn có nghĩa là “Thượng đế”, là “Trời”, nhưng từ bốn mươi năm nay đều dịch thành “thánh A-la” hay “thánh Giê-hô-va”. Ở nước ta có hàng trăm ngàn người theo Hồi giáo (nhất là ở dân tộc Chăm), sao không chịu hỏi? Ở ta cũng có hàng chục triệu người công giáo, chỉ cần hỏi là biết ngay, nhưng từ mấy chục năm nay. trong tin tức cũng như trong phim ảnh, người ta đều nói “Nhân danh Cha và Con và [U]Các thánh thần[/U], A-men”, không thèm hỏi một người công giáo bất kỳ để biết rằng đó là ba ngôi, ba vị, trong đó vị thứ ba là Thánh Thần, hay chính xác hơn nữa là Thánh Linh (Sanctus spiritus) cùng làm thành một tổng thể là Thượng đế. Hay như tên gọi nước Mỹ (United States of America) cứ bị dịch thành “Hợp chủng quốc” mặc đầu đã có nhiều người lên tiếng mách bảo mấy lần. Tên gọi các nhân vật (chính khách, vận động viên, tác giả) người Trung Quốc, khi thì phát âm theo cách đọc Hán Việt, khi thì phát âm theo cách phiên âm La-tinh hoá, nhưng phát thanh viên lại không hề hỏi xem chữ phiên âm của Trung Quốc phải đọc như thế nào, cứ đọc bừa theo tiếng Anh hay tiếng Pháp, nghe hết sức kỳ cục. Có lẽ buồn cười nhất là cách đọc tên nữ cầu thủ quần vợt Nhật [I]Date[/I], được phát thanh viên đọc là “Đây-tờ” theo tiếng Anh, trong khi lẽ ra phải đọc là Đa-tê theo cách đọc chữ Romaji (rất dễ đọc) của người Nhật. Nhưng tiêu biểu nhất cho “tinh thần hiếu học” có lẽ là cách đọc chữ “[B][I]ñ[/I][/B]” của tiếng Tây Ban Nha (như trong [B][I]el niño[/I][/B], và [B][I]la niña[/I][/B]) mà người ta cương quyết đọc là [[B]n[/B]] như thể không hề trông thấy cái dấu “ngã” viết trên chữ cái [I]n[/I]. Tôi nói “tiêu biểu là vì nếu cái tinh thần hiếu học của dân ta còn tồn tại, thì một khi đã biết rằng [I]n[/I] đọc là [I]n[/I], thì [I]ñ[/I] tất nhiên phải đọc cách khác, chứ người Tây Ban Nha chẳng phải là một thứ người ngu xuẩn đến nỗi phải thêm một cái dấu “ngã” trên chữ [I]n[/I] nếu [I]ñ[/I] cũng chỉ đọc là [I]n[/I] mà thôi. Người trông thấy chữ [I]ñ[/I] ắt phải biết rằng đó là một chữ mà mình chưa học, và phải đi hỏi người khác mới biết được - nếu đương sự là một người còn có chút ít tính hiếu học. Đàng này, tuyệt nhiên không có ai thèm hỏi: mọi người đều cứ thế mà đọc “[B][I]en nino[/I][/B]” và “[B][I]la nin a[/I][/B]” như đọc chữ quốc ngữ. Dĩ nhiên, những lỗi như thế không có gì là quan trọng, nhưng nó rất tiêu biểu cho tinh thần hiếu học của đương sự: những điều đơn giản như thế mà còn không buôn hỏi, huống hồ là những chuyện khó hơn? Chỉ riêng một hiện tượng ấy thôi. thiết tưởng cũng đủ cho thấy rằng cái “tinh thần hiếu học” cổ truyền đã hoàn toàn biến mất trong những con người được xã hội đã giao cho một nhiệm vụ quan trọng là truyền bá văn hoá trong đại chúng. Đặc biệt là những lỗi về tiếng Việt, những cách dùng từ sai, những câu bất thành cú (thường là vì cách dịch sát từng chữ do tính cẩu thả của những người dịch tin nước ngoài truyền bá), đã được nêu lên không biết bao nhiêu lần từ hơn nửa thế kỷ nay mà các biên tập viên cũng cứ lặp lại hàng mấy chục lần trong một buổi truyền hình hay phát thanh, và cứ mỗi năm lại được bổ sung thêm hàng chục kiếu lỗi mới phát minh. Những người lớn có văn hoá chỉ khinh bỉ nhún vai, nhưng thế hệ trẻ, nhất là học sinh tiểu học hay trung học cơ sở, thì lại tưởng đâu đó là một kiểu nói “hiện đại” hơn, vội vàng bắt chước, hoặc tuy không cố bắt chước nhưng nghe nhiều lần đâm quen, không thấy chướng tai nữa, và cứ thế thói nói ẩu, viết ẩu dần dần phổ biến, và rốt cục tiếng Việt trở thành một thứ tiếng tạp nham không còn có quy tắc ngữ pháp gì nữa. Nhiều nhà ngữ học đã tiên đoán rằng chỉ mươi năm nữa, nhờ ảnh hưởng của những câu văn dịch Tây đặc giống cách nói của những ông Tây mới học tiếng Việt được ba tuần được nghe hàng ngày trên đài truyền hình, tiếng Việt sẽ chết hẳn như những thứ tiếng đang chết hàng mấy chục mỗi năm trên hành tinh chúng ta . Để kết luận cho bài tham luận đã khá dài này, tôi chỉ xin bày tỏ một niềm tin rằng chừng nào tính hiếu học hãy còn thoi thóp trong một số người Việt bất chấp sự khinh miệt của xã hội, ta còn có thể hy vọng rằng sẽ có lúc nó được hồi sinh, vì đó là một trong những đức tính cao quý nhất của con người. Nhưng chỉ với điều kiện là chúng ta phải ra sức duy trì nó bằng tất cả tấm long, bất chấp xã hội, bất chấp thời cuộc, bất chấp cơ chế thị trường và những thói rởm đời đi đôi với nó, vì coi khinh học thức chính là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự suy vong của dân tộc. [B]Cao Xuân Hạo[/B] Tiếng Việt, Văn Việt, Người Việt – Nxb Trẻ [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HÓA
Văn hóa Việt Nam
Về tính hiếu học của người Việt xưa và nay
Top