• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Về sự biến dịch âm – nghĩa ở một số nhóm từ trong tiếng Việt

  • Thread starter Thread starter vosong
  • Ngày gửi Ngày gửi

vosong

New member
Xu
0
Tác giả: Vũ Đức Nghiệu

1. Vấn đề nêu ở trên đây dựa trên sự phân tích những từ mà

a) Có vần như nha. b) Có nghĩa gần nhau (tương đồng hoặc tương cận). c) Âm đầu của chúng có liên quan với nhau về mặt âm vị học và ngữ âm lịch sử.
Các âm đầu đó làm thành những đối ứng. Các đối ứng được lặp lại ở 2 nhóm từ trở lên có: b – l, ţ – l, k – n, m – l, b – m, d – n, b – f, m – v, f – v, k – g, z - h, z – d, k – c, k – k’, l – r, t – t’, t – r, n – ş, ş – t’, ş – r.

2. Báo cáo phân tích những liên quan về mặt ngữ âm, và sau đó là sự biến dịch của từ ở từng mặt: âm và nghĩa.

2.1 Những liên quan về ngữ âm

Các kết quả nghiên cứu cách ghi chữ Nôm thế kỷ XV, XVI; nghiên cứu về ngữ âm lịch sử và phương ngữ: nghiên cứu về mối quan hệ cội nguồn giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ thân thuộc, từ điển của A. de Rhodes thế kỷ XVI… đã cho thấy: số phụ âm ngày nay là kết quả của sự biến dịch một số phụ âm tổ hợp phụ âm cổ. Xu hướng biến dịch có thể là:

- Hòa hợp 2 thành tố, tạo thành đơn vị mới mà ng đặc trưng của cả hai thành tố ban đầu: tl, bl --> ţ.

- Rụng bớt một thành tố: bl --> b, bl --> l, tl --> l (Từ điển A. de Rhodes ghi blan và bàn. Blan và lăn, tlíu tlo và líu lo).

Chúng tôi thấy cần nói thêm 2 điều:

- Còn có một hướng biến đổi nửa là tách tổ hợp phụ âm làm hai (Ví dụ từ điển A. de Rhodes ghi mlạt, hèn mlạt. Ngày nay ta có nhạt, lạt và hèn mạt.

- Các hướng biến dịch có thể cùng tác động vào một tổ hợp

Ví dụ:

tlâu
----> trâu (biến dịch hòa hợp)

----> tâu (rụng 1. ở tiếng địa phương Thái Bình…)

Đứng trước 2 từ có quan hệ về nghĩa với nhau mà ngữ âm lại cũng có tương quan với nhau theo quy luật của ngữ âm lịch sử, người ta thường quy được chúng và cùng một nguồn gốc hoặc xáo định được cái này phát sinh từ cái kia. Vậy với cách nhìn hồi quan, có thể nêu một giả thiết: có một nguồn gốc chung từ xưa cho những từ cùng nhóm thuộc 6 dãy đối ứng b – l, ţ – l, m – l, k – n, b – m, d – n. Nếu giả thiết này được khẳng định thì 6 đối ứng ấy là kết quả chia tách tổ hợp bl, ml, kn, bm, nd và vừa biến đổi hòa hợp, vừa chia tách tl. Mỗi yếu tố tách ra như vậy vẫn kết hợp với phần vần vốn có ban đầu, tạo thành 2 biến dạng khác nhau, rồi 2 từ khác nhau, mặc dùng chúng vẫn có quan hệ về âm và nghĩa với nhau.

Các đối ứng còn lại đều là những trường hợp có thể biến dịch, từ âm nọ sang âm kia theo quy luật âm vị học và ngữ âm lịch sử. Tiền lệ của điều này có nhiều trong các cứ liệu ngôn ngữ học như: sự Việt hóa các âm Hán Việt, cách ghi chữ Nôm cổ, các sự kiện ngữ âm lịch sử và phương ngữ, quan hệ cội nguồn giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ thân thuộc như Mường, Khme, Chứt, Poọng… Vạay trong mỗi nhóm từ thuộc các dãy đối ứng này, có cơ sở để cho rằng có một cái (từ) này nảy sinh từ cái (từ) kia.

2.2. Về sự biến dịch của từ. Trong mỗi nhóm từ, giả định rằng từ nọ (từ mới) xuất phát từ từ kia (từ ban đầu) hoặc cả 2 cùng xuất phát từ một từ thứ ba, thì trường hợp nào cũng xảy ra biến dịch ở cả 2 mặt: âm và nghĩa.

Biểu diễn 3 thành phần (ngữ âm, biểu vật, biểu niệm của từ theo tam giác của Ju. Stepanov, báo cáo phân tích và nhận xét:

- Sự biến dịch ở vỏ ngữ âm của từ này so với từ kia chưa dẫn đến giới hạn tận cùng là tạo ra một từ đồng nghĩa.

- Biến dịch ở biểu niệm chưa đến giới hạn tận cùng là tạo ra một đồng âm - thuật ngữ.

- Biến dịch ở biểu vật cũng chưa đến giới hạn tận cùng là tạo ra một từ mới bằng phương pháp ẩn dụ (hiểu theo nghĩa rộng nhất, gồm cả hoán dụ).

Như vậy cả 3 thành tố (ngữ âm, biểu vật và biểu niệm) của từ đều chưa biến dịch đến giới hạn tận cùng.

- Biến dịch không xảy ra ở riêng một thành tố nào mà bao giờ cũng có biến dịch ngữ âm cùng với biến dịch biểu niệm, hoặc biến dịch biểu vật, hoặc với đồng thời cả hai. Hai trường hợp đều đem lại từ tương đồng về nghĩa (băm - vằm, bẹp – lép, bận - lần, bừa - phứa, leo – trèo…). Trường hợp thứ ba cho ta từ tương cận về nghĩa (đứt - nứt, gạn - cạn, lên – trên…). Tất cả chúng làm thành một bộ phận của hiện tượng paronym.

- Vì thế khi chỉ có biến dịch ngữ âm, ta sẽ chỉ có những biến thể ngữ âm của từ: trăng – giăng, nhện - dện, lời - nhời… Ngược lại, nếu chỉ có biến dịch ở mặt được biểu hiện của từ, ta có kết quả là hiện tượng đa nghĩa hoặc đồng âm.

3. Nhận xét thay cho kết luận có thể rút ra là:

- Sự biến dịch âm – nghĩa là một điều rất đáng chú ý ở tiếng Việt (một ngôn ngữ có thanh điệu, có cấu trúc âm tiết CVC). Điều này có thể mở rộng sang cả những ngôn ngữ cùng đặc trưng.

- Mặc dù hiện nay những kiểu biến dịch như trên không còn phát triển nữa, nhưng kết quả mà nó để lại rất nhiều. Trong lịch sử, nó xứng đáng được coi là có giá trị cấu tạo từ.

- Mở rộng hướng nghiên cứu, phân tích trên đây, có thể đi sâu tìm hiểu những quan hệ ở nhiều kiểu nhóm từ khác nhau nữa: lút - lụt, lứa - lựa, ngước - ngược, toác - toạc… hoặc bẽn lẽn, thèn lẹn, thẹn, thẹn thò, tẽn tò, tẽn, trẽn, trơ trẽn… và có thể nghĩ tới những tổ từ (family of words) trong tiếng Việt.

Nguồn: e-tiengviet.com
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top