Thapbut1005
New member
- Xu
- 0
Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 8, tháng 5 – 2008 (số cuối tháng) có bài Đọc thi hứng thêm nồng của Hồng Diệu. Cảm ơn nhà nghiên cứu và phê bình văn học Hồng Diệu đã đọc và viết bài phê bình, đánh giá cuốn sách này. Trong bài viết, anh Hồng Diệu có đưa ra vấn đề cần bàn lại bài thơ Đi thuyên trên sông Đáy.
Ý kiến của anh Hồng Diệu như sau: “Về bài thơ này có tư liệu rất đáng chú ý, lần đầu tiên được công bố trong quyển Hồ Chí Minh – Thơ, toàn tập của Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, in năm 2000 – mà mấy năm trước, chúng tôi đã có dịp bàn sơ qua và lưu ý bạn đọc (xem: Hồng Diệu: - Có gì mới trong “Hồ Chí Minh – Thơ, toàn tập”, Văn nghệ Quân đội số 5 – 2001, cũng in trong tập phê bình và tiểu luận Qua văn hiểu người, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2005). Theo nhà nghiên cứu Trần Đắc Thọ, người đã dịch nghĩa, chú thích và hiệu đính văn bản quyển sách này, thì trong lần gặp nhà thơ Tố Hữu vào ngày 25 - 2 - 1998, ông được nhà thơ Tố Hữu cho biết: “Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy không phải của Bác Hồ (có lẽ của đồng chí Xuân Thủy), Bác Hồ chưa một lần đi thuyền trên sông Đáy, làm sao có thơ được” (Hồ Chí Minh – Thơ, toàn tập; sách đã dẫn, tr.436) (…) Nếu có dịp, chúng tôi sẽ trình bày quan niệm của mình về tác giả bài thơ này” (tr66, 67)
Về ý kiến của cụ Trần Đắc Thọ và của anh Hồng Diệu, in trên báo và sách, tôi đã đọc kỹ, suy nghĩ và cân nhắc trước khi bình bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy, cũng như khi dẫn một số câu thơ của bài thơ này trong một số bài viết của mình. Tôi vẫn thiên về, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy là của Bác Hồ nên không chú thích ở dạng tồn nghi với những lý do sau:
Một là, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy chứa đựng những ý tưởng lớn lao. Phải là người ở vị thế như thế nào mới có những ý tưởng lớn, nghĩ suy, lo toan, ý thức trách nhiệm, tấm lòng đối với dân tộc đến thế: Lòng riêng riêng những bàn hoàn/ Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng; và, một tinh thần lạc quan luôn hướng về phía trước, phía tương lai trên cơ sở thực tế cuộc kháng chiến đang chuyển giai đoạn, tất thắng nhất định đến; đêm sẽ qua, bình minh rực hồng sẽ tới Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi. Những ý tưởng lớn lao và tình cảm sâu nặng, bao la gửi gắm trong những câu thơ trên chỉ có thể ở nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh đạo tối cao, người đứng đầu đất nước, không ai khác, đó là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Cảnh rạng đông của đất trời, cũng là cảnh rạng đông của lòng người trong cái nhìn và cảm nhận của lãnh tụ.
Hai là, xét về thi pháp thấy rằng, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy mang những đặc trưng thi pháp Hồ Chí Minh và nằm trong hệ thống thi pháp Hồ Chí Minh.
Trước hết là thể thơ, khi làm thơ tiếng Việt, Bác sử dụng nhiều thể, nhưng thể thơ lục bát truyền thống chiếm một tỉ lệ đáng kể. Bài thơ lục bát Đi thuyền trên sông Đáy mang phong thái trầm tĩnh, trang nghiêm, nghĩ suy là một trong những nét đặc trưng phong cách thơ tiếng Việt của Bác. Với những bài thơ tức cảnh, cảm tác, thơ tặng thuộc loại thơ trữ tình hoặc có tính chất trữ tình, Bác thường sử dụng thể thơ lục bát, mang dáng dấp cấu tứ thơ Đường (4 câu, 8 câu), có thể coi đó như những bài thơ “lục bát – tứ tuyệt”, “lục bát – bát cú” được chăng, như Cám ơn người tặng cam, Tặng các cụ lão du kích, Đi thuyền trên sông Đáy…Đây là một cách biểu hiện khá độc đáo của thơ Bác.
Thứ nữa, về ngôn từ và hình ảnh thơ. Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy được thể hiện bằng một hệ thống ngôn ngữ giầu chất thơ, nhuần nhuyễn, cô đọng, dân tộc – hiện đại mang sắc thái biểu cảm của một hồn thơ mở, cao rộng, lan toả như nhiều bài thơ khác của Bác. Đi liền với ngôn từ ta bắt gặp những hình ảnh Bác quen dùng, để lại dấu ấn sâu đậm như những mô típ nghệ thuật đã được định hình, đó là những hình ảnh thuyền, trăng, sao, mầu hồng, giang san Tiên Rồng mà chúng tôi từng làm thống kê, đối chiếu, so sánh rút ra những kết luận ban đầu (xin xem những bài viết Con thuyền trong thơ Bác, Hình tượng trăng trong thơ Bác, ý nghĩa hình ảnh Tiên Rồng, Nước non Lạc Hồng trong thơ Bác… trong những cuốn sách của chúng tôi đã xuất bản).
Một điều đáng lưu ý nữa là, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy có những câu thơ: Dòng sông lặng ngắt như tờ, Bốn bề phong cảnh vắng teo, Lòng riêng riêng những bàn hoàn là những câu thơ tập Kiều và gợi nhớ đến câu thơ Đường (Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị) như vẫn thường thấy trong một số bài thơ tiếng Việt của Bác. Bác rất tinh thông văn học cổ nước nhà và văn học cổ Trung Hoa. Tập Kiều, tập ca dao, tập cổ thơ Đường, khi cả bài, khi là một vài câu thơ là việc Bác thường làm, nó đã trở thành một nét quen thuộc trong thơ Bác. Đi thuyền trên sông Đáy nằm trong dòng chảy chung của thơ Bác.
Và, nói đến thơ Bác không thể bỏ qua được cái gốc, cái cơ sở làm nên bài thơ là độ cảm xúc và tư duy thơ. Bác làm thơ khi có hứng thơ do tác động của cảnh vật, sự việc, con người nào đó liên quan đến vấn đề nhân sinh, vấn đề hệ trọng của đất nước cùng với sự thôi thúc từ bên trong con người Bác, đòi hỏi phải có thơ. Những bài thơ như thế thường ngẫu hứng trên đường đi, hoặc khi nghĩ ngợi sâu xa một vấn đề nào đó cần tỏ rõ, cần một tiếng nói bằng thơ, cho nên có thể nói được rằng, thơ đến với Bác và Bác làm thơ hết sức tự nhiên, vô tư, không bị một sự ràng buộc, câu nệ nào; nhiều bài thơ của Bác không có đầu đề là vậy và nếu có đầu đề thì rất giản dị, đúng như sự thật đang diễn ra, sự thật trong cảm xúc, tâm hồn Bác. Đầu đề Đi thuyền trên sông Đáy mộc mạc, nôm na là như thế. Cảm xúc thơ của Bác lại quyện thấm hài hoà với một tư duy thơ mạch lạc, sâu sắc, rộng mở có trước có sau, trình tự lớp lang, truyền thống cổ điển và hiện đại thời đại… đã sản sinh ra những bài thơ mang ý tưởng sâu sắc, giầu trí tuệ mà ân tình ân nghĩa vô cùng. Lô gích ấy cũng cho thấy, hệ quả bất ngờ xuất hiện những câu kết xuất thần, thăng hoa trong bài thơ như Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai? (Cám ơn người tặng cam), Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng (Tặng các cụ lão du kích), Bao la nhuốm một mầu hồng đẹp tươi (Đi thuyền trên sông Đáy)…
Ba là, một sự thực, hồi ở chiến khu Việt Bắc, Bác đã có lần đi mảng trên sông. Ông Vũ Kỳ đã kể về lần Bác đi mảng đến dự một cuộc họp quan trọng của Bộ chỉ huy cuộc kháng chiến vào đầu năm 1948, khi ra về Bác cảm hứng làm bài thơ Nguyên tiêu. Ông Triệu Hồng Thắng, người có trách nhiệm bảo vệ Bác, kể lại trong một hồi ký có tên là Đêm rằm trên sông Đáy, in trong tập Bác Hồ ở Việt Bắc, NXB Việt Bắc, ấn hành 1975: “… Đêm rằm tháng Tám năm 1949 ấy là lần đầu tiên và cũng chỉ có một lần ấy chúng tôi được cùng Bác bước chân xuống bè mảng. Đêm ấy mặt nước sông Đáy đã biết chiều lòng khách quý nên rất phẳng lặng và dịu hiền. Tôi nhìn dòng sông như một con đường cái, mặt nước như mặt thảm nhưng được trải giữa hai bờ… Mảng đang trôi (… ) đến một khúc sông rộng, có vực sâu hơn, lúc này, nhìn hai bờ sông xa xa… Trăng đã lên khá cao. Cả bề mặt của dòng sông như không còn bóng tối của núi rừng nữa, nhìn đôi bờ sông, núi soi mình dưới nước tạo thành hai bờ như núi nối liền với núi. Bè mảng lúc này trôi chậm hơn nhiều, gần như dừng lại. Nhìn lên trời, có trăng, có sao, nhìn xuống dưới chân cũng có sao có trăng.
Đến quãng này Bác nói đại ý như sau:
Đêm nay, các cháu khắp nơi đều vui Tết trung thu…
Bác nói nhiều và nhắc nhiều đến các cháu ở các nơi. Khi Bác nhắc đến các cháu đang sống trong vùng giặc kiểm soát, mọi người đều se lòng.
Bác nói xong lại đề nghị mỗi người ở đây góp vào làm một bài thơ. Bác đề xướng và đặt câu trước, rồi mỗi người góp vào một câu. Mọi người chúng tôi đều vui vẻ đồng ý. Tôi và một số đồng chí khác chưa biết làm thơ là thế nào nhưng thấy vui quá, cùng đồng ý. Nói là mỗi người góp vào, nhưng thực tế lại là ý kiến của Bác nhiều. Tôi rất tiếc hồi ấy chưa quan tâm đến thơ nên không biết ghi chép. Tôi chỉ còn mang máng nhớ một số ý không thành câu thơ như sau:
… Trên đầu có trăng soi
Dưới nước có trăng soi
Bồng bềnh giữa nước đoàn người ngắm trăng
Xa xa súng trận vang ầm
Ngày mai thắng giặc trăng rằm sáng hơn
Bài thơ còn dài nhưng tôi không nhớ nữa. Làm xong bài thơ, Bác đọc lại mọi người vui vẻ…” (T113-116). Như vậy là Bác đã có lần đi thuyền trên sông Đáy, trời đầy trăng sao, núi rừng lặng vắng và Bác đã cùng những người đi trên thuyền làm thơ (chứ không phải chưa một lần đi thuyền trên sông Đáy, làm sao có thơ được). Còn bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy, Bác có làm bài thơ vào đêm rằm tháng Tám năm 1949, hay sau đó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu.
Đó là những ý kiến chúng tôi muốn được trao đổi với anh Hồng Diệu cùng bạn đọc yêu thơ Bác
Bác Cổ, tháng 6 – 2008
L.X.Đ
vannghequandoi.com.vn
Ý kiến của anh Hồng Diệu như sau: “Về bài thơ này có tư liệu rất đáng chú ý, lần đầu tiên được công bố trong quyển Hồ Chí Minh – Thơ, toàn tập của Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, in năm 2000 – mà mấy năm trước, chúng tôi đã có dịp bàn sơ qua và lưu ý bạn đọc (xem: Hồng Diệu: - Có gì mới trong “Hồ Chí Minh – Thơ, toàn tập”, Văn nghệ Quân đội số 5 – 2001, cũng in trong tập phê bình và tiểu luận Qua văn hiểu người, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2005). Theo nhà nghiên cứu Trần Đắc Thọ, người đã dịch nghĩa, chú thích và hiệu đính văn bản quyển sách này, thì trong lần gặp nhà thơ Tố Hữu vào ngày 25 - 2 - 1998, ông được nhà thơ Tố Hữu cho biết: “Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy không phải của Bác Hồ (có lẽ của đồng chí Xuân Thủy), Bác Hồ chưa một lần đi thuyền trên sông Đáy, làm sao có thơ được” (Hồ Chí Minh – Thơ, toàn tập; sách đã dẫn, tr.436) (…) Nếu có dịp, chúng tôi sẽ trình bày quan niệm của mình về tác giả bài thơ này” (tr66, 67)
Về ý kiến của cụ Trần Đắc Thọ và của anh Hồng Diệu, in trên báo và sách, tôi đã đọc kỹ, suy nghĩ và cân nhắc trước khi bình bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy, cũng như khi dẫn một số câu thơ của bài thơ này trong một số bài viết của mình. Tôi vẫn thiên về, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy là của Bác Hồ nên không chú thích ở dạng tồn nghi với những lý do sau:
Một là, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy chứa đựng những ý tưởng lớn lao. Phải là người ở vị thế như thế nào mới có những ý tưởng lớn, nghĩ suy, lo toan, ý thức trách nhiệm, tấm lòng đối với dân tộc đến thế: Lòng riêng riêng những bàn hoàn/ Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng; và, một tinh thần lạc quan luôn hướng về phía trước, phía tương lai trên cơ sở thực tế cuộc kháng chiến đang chuyển giai đoạn, tất thắng nhất định đến; đêm sẽ qua, bình minh rực hồng sẽ tới Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi. Những ý tưởng lớn lao và tình cảm sâu nặng, bao la gửi gắm trong những câu thơ trên chỉ có thể ở nhà cách mạng vĩ đại, vị lãnh đạo tối cao, người đứng đầu đất nước, không ai khác, đó là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Cảnh rạng đông của đất trời, cũng là cảnh rạng đông của lòng người trong cái nhìn và cảm nhận của lãnh tụ.
Hai là, xét về thi pháp thấy rằng, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy mang những đặc trưng thi pháp Hồ Chí Minh và nằm trong hệ thống thi pháp Hồ Chí Minh.
Trước hết là thể thơ, khi làm thơ tiếng Việt, Bác sử dụng nhiều thể, nhưng thể thơ lục bát truyền thống chiếm một tỉ lệ đáng kể. Bài thơ lục bát Đi thuyền trên sông Đáy mang phong thái trầm tĩnh, trang nghiêm, nghĩ suy là một trong những nét đặc trưng phong cách thơ tiếng Việt của Bác. Với những bài thơ tức cảnh, cảm tác, thơ tặng thuộc loại thơ trữ tình hoặc có tính chất trữ tình, Bác thường sử dụng thể thơ lục bát, mang dáng dấp cấu tứ thơ Đường (4 câu, 8 câu), có thể coi đó như những bài thơ “lục bát – tứ tuyệt”, “lục bát – bát cú” được chăng, như Cám ơn người tặng cam, Tặng các cụ lão du kích, Đi thuyền trên sông Đáy…Đây là một cách biểu hiện khá độc đáo của thơ Bác.
Thứ nữa, về ngôn từ và hình ảnh thơ. Bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy được thể hiện bằng một hệ thống ngôn ngữ giầu chất thơ, nhuần nhuyễn, cô đọng, dân tộc – hiện đại mang sắc thái biểu cảm của một hồn thơ mở, cao rộng, lan toả như nhiều bài thơ khác của Bác. Đi liền với ngôn từ ta bắt gặp những hình ảnh Bác quen dùng, để lại dấu ấn sâu đậm như những mô típ nghệ thuật đã được định hình, đó là những hình ảnh thuyền, trăng, sao, mầu hồng, giang san Tiên Rồng mà chúng tôi từng làm thống kê, đối chiếu, so sánh rút ra những kết luận ban đầu (xin xem những bài viết Con thuyền trong thơ Bác, Hình tượng trăng trong thơ Bác, ý nghĩa hình ảnh Tiên Rồng, Nước non Lạc Hồng trong thơ Bác… trong những cuốn sách của chúng tôi đã xuất bản).
Một điều đáng lưu ý nữa là, bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy có những câu thơ: Dòng sông lặng ngắt như tờ, Bốn bề phong cảnh vắng teo, Lòng riêng riêng những bàn hoàn là những câu thơ tập Kiều và gợi nhớ đến câu thơ Đường (Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị) như vẫn thường thấy trong một số bài thơ tiếng Việt của Bác. Bác rất tinh thông văn học cổ nước nhà và văn học cổ Trung Hoa. Tập Kiều, tập ca dao, tập cổ thơ Đường, khi cả bài, khi là một vài câu thơ là việc Bác thường làm, nó đã trở thành một nét quen thuộc trong thơ Bác. Đi thuyền trên sông Đáy nằm trong dòng chảy chung của thơ Bác.
Và, nói đến thơ Bác không thể bỏ qua được cái gốc, cái cơ sở làm nên bài thơ là độ cảm xúc và tư duy thơ. Bác làm thơ khi có hứng thơ do tác động của cảnh vật, sự việc, con người nào đó liên quan đến vấn đề nhân sinh, vấn đề hệ trọng của đất nước cùng với sự thôi thúc từ bên trong con người Bác, đòi hỏi phải có thơ. Những bài thơ như thế thường ngẫu hứng trên đường đi, hoặc khi nghĩ ngợi sâu xa một vấn đề nào đó cần tỏ rõ, cần một tiếng nói bằng thơ, cho nên có thể nói được rằng, thơ đến với Bác và Bác làm thơ hết sức tự nhiên, vô tư, không bị một sự ràng buộc, câu nệ nào; nhiều bài thơ của Bác không có đầu đề là vậy và nếu có đầu đề thì rất giản dị, đúng như sự thật đang diễn ra, sự thật trong cảm xúc, tâm hồn Bác. Đầu đề Đi thuyền trên sông Đáy mộc mạc, nôm na là như thế. Cảm xúc thơ của Bác lại quyện thấm hài hoà với một tư duy thơ mạch lạc, sâu sắc, rộng mở có trước có sau, trình tự lớp lang, truyền thống cổ điển và hiện đại thời đại… đã sản sinh ra những bài thơ mang ý tưởng sâu sắc, giầu trí tuệ mà ân tình ân nghĩa vô cùng. Lô gích ấy cũng cho thấy, hệ quả bất ngờ xuất hiện những câu kết xuất thần, thăng hoa trong bài thơ như Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai? (Cám ơn người tặng cam), Tiếng thơm Việt Bắc ngàn thu lẫy lừng (Tặng các cụ lão du kích), Bao la nhuốm một mầu hồng đẹp tươi (Đi thuyền trên sông Đáy)…
Ba là, một sự thực, hồi ở chiến khu Việt Bắc, Bác đã có lần đi mảng trên sông. Ông Vũ Kỳ đã kể về lần Bác đi mảng đến dự một cuộc họp quan trọng của Bộ chỉ huy cuộc kháng chiến vào đầu năm 1948, khi ra về Bác cảm hứng làm bài thơ Nguyên tiêu. Ông Triệu Hồng Thắng, người có trách nhiệm bảo vệ Bác, kể lại trong một hồi ký có tên là Đêm rằm trên sông Đáy, in trong tập Bác Hồ ở Việt Bắc, NXB Việt Bắc, ấn hành 1975: “… Đêm rằm tháng Tám năm 1949 ấy là lần đầu tiên và cũng chỉ có một lần ấy chúng tôi được cùng Bác bước chân xuống bè mảng. Đêm ấy mặt nước sông Đáy đã biết chiều lòng khách quý nên rất phẳng lặng và dịu hiền. Tôi nhìn dòng sông như một con đường cái, mặt nước như mặt thảm nhưng được trải giữa hai bờ… Mảng đang trôi (… ) đến một khúc sông rộng, có vực sâu hơn, lúc này, nhìn hai bờ sông xa xa… Trăng đã lên khá cao. Cả bề mặt của dòng sông như không còn bóng tối của núi rừng nữa, nhìn đôi bờ sông, núi soi mình dưới nước tạo thành hai bờ như núi nối liền với núi. Bè mảng lúc này trôi chậm hơn nhiều, gần như dừng lại. Nhìn lên trời, có trăng, có sao, nhìn xuống dưới chân cũng có sao có trăng.
Đến quãng này Bác nói đại ý như sau:
Đêm nay, các cháu khắp nơi đều vui Tết trung thu…
Bác nói nhiều và nhắc nhiều đến các cháu ở các nơi. Khi Bác nhắc đến các cháu đang sống trong vùng giặc kiểm soát, mọi người đều se lòng.
Bác nói xong lại đề nghị mỗi người ở đây góp vào làm một bài thơ. Bác đề xướng và đặt câu trước, rồi mỗi người góp vào một câu. Mọi người chúng tôi đều vui vẻ đồng ý. Tôi và một số đồng chí khác chưa biết làm thơ là thế nào nhưng thấy vui quá, cùng đồng ý. Nói là mỗi người góp vào, nhưng thực tế lại là ý kiến của Bác nhiều. Tôi rất tiếc hồi ấy chưa quan tâm đến thơ nên không biết ghi chép. Tôi chỉ còn mang máng nhớ một số ý không thành câu thơ như sau:
… Trên đầu có trăng soi
Dưới nước có trăng soi
Bồng bềnh giữa nước đoàn người ngắm trăng
Xa xa súng trận vang ầm
Ngày mai thắng giặc trăng rằm sáng hơn
Bài thơ còn dài nhưng tôi không nhớ nữa. Làm xong bài thơ, Bác đọc lại mọi người vui vẻ…” (T113-116). Như vậy là Bác đã có lần đi thuyền trên sông Đáy, trời đầy trăng sao, núi rừng lặng vắng và Bác đã cùng những người đi trên thuyền làm thơ (chứ không phải chưa một lần đi thuyền trên sông Đáy, làm sao có thơ được). Còn bài thơ Đi thuyền trên sông Đáy, Bác có làm bài thơ vào đêm rằm tháng Tám năm 1949, hay sau đó, chúng ta tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu.
Đó là những ý kiến chúng tôi muốn được trao đổi với anh Hồng Diệu cùng bạn đọc yêu thơ Bác
Bác Cổ, tháng 6 – 2008
L.X.Đ
vannghequandoi.com.vn