Đối với các nhà triết học cũng như những người quan tâm đến triết học, hầu như không có cặp phạm trù nào trong phép biện chứng của Hegel lại dễ bị hiểu sai và xa lạ như cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất".
Theo tiếng Nga, cặp phạm trù này dịch chính xác là "cái phổ quát" hoặc "cái phổ biến", nó cấu thành từ hai cụm từ (tất cả, toàn thể, toàn bộ) và (cái chung), là "cái đặc thù” là "cái đơn nhất". Dịch sát nghĩa, cặp phạm trù này phải là "cái phổ quát" - "cái đặc thù” - "cái đơn nhất", hoặc phải là "cái phổ biến" - "cái đặc thù” - "cái đơn nhất". Trong bản dịch Bút ký triết học, cặp phạm trù này có lúc được dịch là "cái phổ biến" - "cái đặc thù”- "cái đơn nhất", có lúc lại dịch là "cái phổ biến" - "cái đặc thù” - "cái cá biệt". Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong số các dịch giả những tác phẩm triết học ngày nay, khó tìm ra ai có khả năng dịch thật chính xác như các dịch giả đã dịch các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen và Lênin. Nếu cặp phạm trù "cái chung" - "cái đơn nhất"'- "cái riêng" (chẳng hạn, trong Giáo trình Triết học Mác - Lênin) được rút ra từ Bút ký triết học của Lênin thì có thể nói, đó là cách rút tỉa chưa thật thành công. Vì trong Bút ký triết học của Lênin (bản dịch của Nxb Tiến bộ, Mátxcơva), chỗ dịch chuẩn xác nhất lả "cái phổ biến" - "cái đặc thù” - “cái đơn nhất". Ở trang 380 của Bút ký triết học, cái riêng mà Lênin nói đến chính là cái đơn nhất: "Ivan là một người" - (lvan là cái đơn nhất, cái một, cái cá thể - P.C.K). Như vậy, cặp phạm trù "cái chung" - "cái đơn nhất" - "cái riêng” sẽ có sự trùng lặp (giữa cái đơn nhất và cái riêng) và do đó, nó có thể được viết là "cái chung” - "cái đơn nhất" - "cái đơn nhất".
Theo tiếng Anh, cặp phạm trù này là "Universality (cái phổ quát) - particularity (cái đặc thù) and individuality (cái cá thể)".
Cách hiểu của Hegel về các quy định (Hegel thường gọi là các quy định, còn chúng ta thường gọi là các phạm trù) "cái phổ quát" - “cái đặc thù” - "cái đơn nhất" rất khác với cách hiểu của chúng ta về cặp phạm trù "cái chung" - “cái đặc thù” - "cái cá biệt" hoặc "cái chung” - "cái đơn nhất" - "cái cá biệt".
Theo Hegel , có thể xem xét thế giới dưới ba cấp độ và phép biện chứng ở mỗi cấp độ là rất khác nhau:
1) Tồn tại: Đây là cái vỏ bề ngoài, trực tiếp, nông nhất mà chúng ta có thể cảm giác được Các quy định (phạm trù) cơ bản của lĩnh vực này là chất - lượng - độ. Phép biện chứng ở đây là "sự chuyển hoá thành mặt đối lập". "Vương quốc" của "chất - lượng - đố" là thế giới vô cơ. Trong thế giới hữu cơ, các quy luật của "chất - lượng - độ" chỉ giữ vai trò thứ yếu, phụ thuộc vào các quy định "cái phổ quát” - “cái đặc thù” - "cái đơn nhất".
2) Bản chất: Cái tầng gián tiếp của thế giới, không nhận biết được bằng trục quan, cảm tính. Các cặp phạm trù cơ bản ở đây là: "đồng nhất - khác biệt - căn cứ", "hiện tượng - bản chất", "hình thức - nội dung”, "ngẫu nhiên - tất yếu”, "khả năng - hiện thực"... Phép biện chứng ở đây là "sự hiện hình của cái này trong cái khác của nó" (ví dụ, bản chất hiện hình thông qua hiện tượng, hiện tượng chỉ hiện hình với tư cách là hiện tượng thông qua mối quan hệ với bản chất).
3) Khái niệm (hiện thân của nó là giới hữu cơ, sự sống): Sự thống nhất của tồn tại và bản chất, cái vừa trực tiếp (có thể cảm giác được), vừa gián tiếp (không cảm giác được). Các quy định chủ yếu của "khái niệm", sự sống là "cái phổ quát" - “cái đặc thù” - "cái đơn nhất". Phép biện chứng ở đây không phải là sự chuyển hoá thành mặt đối lập, không phải sự hiện hình của cái này trong cái khác của nó mà là "sự phát triển". "Khái niệm" mà Hegel xem xét không phải là khái niệm trong đầu chúng ta hay tồn tại ở một nơi nào đó tách khỏi sự vật, mà là khái niệm tồn tại khách quan, gắn liền với sự vật. Khái niệm là “linh hồn", "chương trình” phát triển của sự sống: "Trong tự nhiên, cấp độ khái niệm tương ứng với cuộc sống hữu cơ. Ví dụ, thực vật phát triển từ bào thai của mình. Bào thai chứa đựng trong đó toàn bộ thực vật, nhưng dưới dáng cái lý tưởng. Tuy nhiên, chúng ta không được hiểu rằng các bộ phận khác nhau của thực vật - rễ, thân, lá... đã là cái thực tại, nhưng dưới dạng rất nhỏ bé trong bào thai".
Theo Hegel , "khái niệm" là bản chất, là quy luật phát triển sống động và cụ thể của sự sống. Nó không phải là sản phẩm của bộ não, không phải là cái do chúng ta nghĩ ra và đem gán cho sự vật. Tư duy của chúng ta chỉ có thể phản ánh về nó mà thôi. Chỉ có những khái niệm chủ quan, không đúng với bản chất của sự vật mới là sản phẩm tư duy của chúng ta. Ông viết: "Thật là sai lầm khi nghĩ rằng, lúc đầu, các sự vật tạo ra ở chúng ta các biểu tượng về chúng, rồi sau đó, trên cơ sở trừu tượng hoá và liên kết cái chung giữa các sự vật, hoạt động chủ quan của chúng ta sáng tạo ra khái niệm của chúng. Ngược lại, khái niệm của sự vật là cái có trước (khái niệm của chúng ta về sự vật là cái có sau - P.C.K), sự vật là sự vật nhờ hoạt động của khái niệm nội tại (quy luật phát triển sống động nội tại - P.C.K), tự bộc lộ trong chính sự vật.
Khái niệm của sự sống, theo Hegel , khác với khái niệm của logic hình thức: "Trong logic hình thức, khái niệm thường được xem xét chỉ như là hình thức tư duy đơn giản và nói một cách chính xác hơn, là biểu tượng chung, liên quan đến cách hiểu khái niệm ở tầm thấp này là sự khẳng định thường được nhắc lại dưới góc độ cảm giác và trái tim rằng khái niệm dường như là cái gì đó chết cứng, trống rỗng và trừu tượng. Trên thực tế, tất cả đều ngược lại, khái niệm là nguyên lý của mọi cuộc sống và đồng thời cũng là cái hoàn toàn cụ thể".
Hegel cho rằng, thế giới hữu cơ, sự sống kế thừa toàn bộ các quy định của thế giới vô cơ nhưng chỉ với tư cách là các quy định thứ yếu. Ví dụ, trong tồn tại vô cơ trực tiếp, cặp phạm trù "chất - lượng - độ” có vai trò thống soái, quyết định toàn bộ sự thay đổi của sự vật. Tuy nhiên, trong thế giới hữu cơ, cặp phạm trù "chất - lượng - độ" chỉ đóng vai trò thứ yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất". Trong thế giới hữu cơ, "lượng" phát triển không hợp lý, không phù hợp với tinh thần của mối quan hệ "cái phổ quát cái đặc thù - cái đơn nhất", hay nói cách khác, không phù hợp với "khái niệm" (quy luật vận động và phát triển cụ thể, sống động) của sự sống thì không chỉ không dẫn đến sự phát triển, mà còn làm cho sụ sống bị suy thoái, diệt vong.
Cái phổ quát, cái đặc thù và cái đơn nhất, theo Hegel , là ba thể của một ngôi duy nhất là cơ thể sống, hay nói cách khác, cơ thể sống là cái "nhất ngôi tam thể", và nếu thiếu một trong ba thể này thì cuộc sống không tồn tại: Đặc trưng của cái đặc thù là sự phân hoá, khác biệt, đối lập. Cái đặc thù, sự phân hoá, khác biệt, đối lập cũng là một "thể" cất yếu của cuộc sống. Nếu xoá hết sự phân hoá, khác biệt, đối lập của cuộc sống thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho cuộc sống bị huỷ diệt.
Đối với Hegel , cái phổ quát không phải là cái chung, mà là cái vô hạn, sự thống nhất sống động chứa đựng cái hữu hạn, “mâu thuẫn” sự khác biệt, sự đối lập trong chính bản thân mình, bảo tồn mình thông qua quá trình liên tục đặt ra các giới hạn và phủ định, vượt qua các giới hạn đó. Cái vô hạn của thế giới vô cơ, theo Hegel , là cái vô hạn "xấu”, cái vô hạn không bảo tồn được sự vật trong quá trình biến đổi (trong thế giới vô cơ diễn ra quá trình vô hạn của sự biến đổi: cái này biến thành cái khác, cái khác lại biến thành cái khác... cho đến vô tận). Trong thế giới hữu cơ, cái vô hạn của khái niệm, sự sống là cái vô hạn bảo tồn được sự vật trong quá trình biến đổi, vượt giới hạn. Ví dụ, cái cây trong quá trình phát triển, liên tục tự giới hạn và phủ định các giới hạn của mình, nhưng vẫn bảo tồn được mình trong quá trình phủ định liên tục đó: từ cái mầm, nhú ra một lá, rồi giới hạn này bị phủ định, sau đó, nhú ra một lá nữa rồi giới hạn đó lại bị phủ định, cứ tiếp tục .như thế... nhưng cái cây vẫn là cái cây Hegel cho rằng, cái phổ quát là cái tự lấy mình làm trung gian cho sự phát triển của chính mình. Các giới hạn của cái phổ quát chính là cái đặc thù. Đặc trưng của cái đặc thù là sự đa dạng, khác biệt, đối lập. Quá trình phát triển của sự sống là quá trình không ngừng đặt ra và phủ định cái đặc thù (đây chính là quy luật phủ định của phủ định theo cách hiểu của Hegel ). Ông viết: "Khi nói về khái niệm, trước con mắt trí tuệ của chúng ta, thông thường chỉ hiện ra cái phổ quát trừu tượng và bởi vậy, khái niệm thường chỉ được xác định như là một biểu tượng chung. Khi nói về khái niệm ánh sáng, thực vật, động vật... người ta cho rằng các khái niệm này được hình thành nhờ bỏ đi mọi cái đặc thù tạo ra sự khác biệt giữa các loại ánh sáng, thực vật, động vật... khác nhau và giữ lại cái chung giữa chúng. Đó là cách hiểu trí tính (theo logic hình thức - chú giải của tác giả) về khái niệm và ở đây nhận thức cảm tính hoàn toàn có lý khi tuyên bố các khái niệm ấy chỉ là các sơ đồ, đường nét trần trụi, không có nội dung, trống rỗng. Tuy nhiên, cái phổ quát của khái niệm không chỉ là cái chung đối lập với cái đặc thù tồn tại tự thân, độc lập, ngược lại, đó là cái tự mình phân hoá, đặc thù hoá chính mình và với một sự hiển nhiên không một chút mờ nhạt, nó bảo tồn chính nó trong cái khác của nó. Điều tối quan trọng đối với nhận thức cũng như hành động thực tiễn là không được lẫn lộn cái chung trần trụi với cái phổ quát đích thực".
Cái đơn nhất (cá thể), theo Hegel , không chỉ là một sự vật đơn lẻ mà còn là một chủ thể, là cái tự sản sinh ra chính mình: "Cái đơn nhất của khái niệm, nói một cách vô điều kiện, đó là tác nhân, nhưng tác động ở đây không giống như nguyên nhân sản sinh ra một cái khác nào đó, cái đơn nhất của khái niệm sản sinh ra chính mình". Cái đơn nhất là sự phản hồi phủ định của cái phổ quát (trong quá trình liên tục phủ định khâu trung gian, quy luật phổ biến của sự phát triển sẽ lộ ra). Cái phổ quát, cái đặc thù và cái đơn nhất đồng nhất với nhau trên cơ sở phân hoá, khác biệt: không có cái phổ quát tách khỏi cái đặc thù và cái đơn nhất, cái đặc thù và cái đơn nhất đồng thời cũng là cái phổ quát. Tuy nhiên, cái phổ quát đồng thời lại cũng không phải là cái đặc thù hoặc cái đơn nhất, cái đặc thù chỉ là khâu trung gian, một thời điểm (một thể) của cái phổ quát, cái đơn nhất chỉ là một trong những chủ thể bị chi phối bởi sức mạnh của quy luật phổ quát.
Cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất" lý giải tại sao quy luật phủ định của phủ định, theo cách hiểu của Hegel , lại khác về cơ bản so với cách hiểu của chúng ta. Cả Hegel và Mác đều cho rằng, nhờ sự phủ định của phủ định, sự vật quay trở lại với chính mình nhưng ở một trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, xem xét cách diễn giải của Hegel và Mác, chúng ta thấy quan niệm của hai ông lại rất khác nhau. Đối với cách hiểu của Mác, quay trở lại với chính mình là quay trở lại với hình thức ban đầu (nhưng ở trình độ phát triển cao hơn): "Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là chế độ xã hội không có giai cấp, không có bóc lột. Nó bị phủ định bởi các chế độ có giai cấp, có bóc lột. Sau đó, các chế đồ có giai cấp, có bóc lột lại bị phủ định bởi chế độ cộng sản chủ nghĩa không còn giai cấp, không còn bóc lột. Xét về mặt không có giai cấp, không có bóc lột, xã hội cộng sản văn minh giống với xã hội cộng sản nguyên thuỷ, nhưng xét về trình độ phát triển, hai xã hội đó có sự khác nhau một trời một vực". Còn đối với cách hiểu của Hegel , quay trở lại với chính mình đồng nghĩa với sự bảo tồn bản thân (nhưng ở trình độ phát triển cao hơn).
Ở Hegel , quy luật phủ định của phủ định là sự phủ định liên tục, không ngừng đối với cái đặc thù mà ông thường gọi là sự phủ định tuyệt đối. Theo Hegel , cái đơn nhất là sự phủ định lần thứ nhất. Sự ra đời của cái đơn nhất đồng thời cũng là sự ra đời của cái đặc thù và cái phổ quát với tư cách là một chính thể sống động (ba thể này không tách rời với nhau nhưng đồng thời cũng khác biệt với nhau). Cái đặc thù là sự xác định, sự quy định cụ thể và cũng là giới hạn của cái đơn nhất. Bản chất của cái đơn nhất là cái phổ quát, để vươn tới cái phổ quát thì cái đơn nhất phải không ngừng phủ định, vượt bỏ các giới hạn của bản thân. Cái đặc thù chính là giới hạn của cái đơn nhất và được Hegel gọi là cái phủ định. Phủ định của phủ định, theo cách hiểu của Hegel , chính là sự phủ định không ngừng, liên tục đối với cái đặc thù - khâu cơ cũng có sự hiện diện của quy luật phủ định của phủ định. Trong quá trình phủ định này, không chỉ cái phổ quát được củng cố và phát triển, còn cái đặc thù thì biến mất mà ngược lại, cái đặc thù cũng càng ngày càng phát triển rực rỡ hơn, sự phát triển của cái đặc thù là tiền đề cho sự phát triển của cái phổ quát và ngược lại, sự phát triển của cái phổ quát là điều kiện để cái đặc thù phát triển. Ví dụ, cái cây với tất cả các quy định đặc thù của nó (rễ, thân, lá, cành trong tất cả các giai đoạn phát triển...) đã được chứa đựng trong cái hạt. Tuy nhiên, lúc ban đầu, ở dạng cái hạt, cả cái đặc thù (rễ, thân, cành, lá...) và cái phổ quát (cái cây nhìn tổng thể) đều mờ nhạt, nhưng trong quá trình phát triển của cái cây, cái đặc thù liên tục được đặt ra và liên tục bị phủ định (cái mầm bị phủ định, lá nhú ra và lại bị phủ định... cứ thế tiếp diễn) . Nhờ quá trình phủ định liên tục này, cái cây mới bảo tồn được nó với tư cách là cái cây, sự sống, cái phổ quát, nhưng cái cây ở giai đoạn sau phát triển đến trình độ cao hơn cái cây ở giai đoạn trước. Cái cây ở giai đoạn phát triển sung mãn nhất, chính là thời điểm cái đặc thù (sự phân hoá, khác biệt, đối lập trong bản thân nó) bộc lộ rõ nhất. Quá trình phủ định này cũng bao hàm sự kế thừa, nhưng cái được kế thừa bị thay đổi về vị trí của mình (ví dụ, cái cành cao nhất của cái cây non, trong quá trình phát triển của cái cây, không bị biến mất nhưng vị trí của nó không ngừng bị thay đổi, lùi dần xuống các vị trí thấp hơn). Không thấy ở đâu Hegel đưa ra các ví dụ về sự phủ định kiểu "hạt thóc - cây lúa - bông thóc". Cách hiểu này của Hegel , tất nhiên, sẽ không gặp mâu thuẫn đối với trường hợp phát triển của con bướm (quá trình phủ định nhiều hơn ba bước).
Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ minh hoạ cho cách hiểu về quy luật phủ định của phủ định này của Hegel . Ví dụ, sự ra đời của đứa trẻ, đó là sự phủ định lần thứ nhất. Sự ra đời của cái đơn nhất (đứa trẻ sơ sinh cụ thể X) đồng thời cũng là sự hiện diện của cái đặc thù và cái phổ quát. Trong sự phủ định này, con người (cái phổ quát), trẻ sơ sinh (cái đặc thù, quy định cụ thể, giới hạn hiện có của đứa trẻ) và đứa trẻ cụ thể X đó (cái đơn nhất cá thể) là một thể thống nhất không tách rời nhau nhưng đồng thời cũng khác biệt với nhau. Để vươn tới bản chất phổ quát (con người) của mình, đứa trẻ sơ sinh này phải trải qua quá trình liên tục phủ định (vượt qua) các giới hạn cả về' thể xác và trí tuệ của mình. Về mặt trí tuệ, theo năm tháng trôi đi, đứa trẻ phải không ngừng phủ định (vượt qua) các giới hạn hiện có về mặt kiến thức (cái đặc thù về trí tuệ) Của mình thì đó mới là con người đích thực (cái phổ quát). Phủ định của phủ định là quá trình lấy mình làm trung gian bước quá độ cho sự phát triển của chính mình. Trong quá trình này, các khâu trung gian, quá độ không ngừng được đặt ra và được vượt bỏ, cái đơn nhất thông qua cái đặc thù để vươn tới cái phổ quát.
Có thể lấy một ví dụ khác về quy luật phủ định của phủ định theo cách hiểu của Hegel , đó là quan điểm của ông về quá trình phát triển của lịch sử toàn thế giới. Theo Hegel , nhà nước là một cơ thể sống, quá trình phát triển của xã hội loài người trải qua bốn hình thái nhà nước cơ bản nhất. Hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới đầu tiên là nhà nước phong kiến phương Đông. Trong hình thái nhà nước này, cái phổ quát trừu tượng, sự đồng nhất trừu tượng (lợi ích quốc gia đối lập với quyền tự do cá nhân của con người) được khẳng định. Ở đó, cái đặc thù (các đòi hỏi cá nhân, quyền tự do cá nhân) rất mờ nhạt, hay theo cách nói của Hegel , "bị nhấn chìm" trong cái phổ quát lợi ích quốc gia, cộng đồng). Tuy nhiên, theo quy luật phát triển, cái đặc thù sẽ "nhú lên" trong cái phổ quát và hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới tiếp theo sẽ là nhà nước chủ nô Hy Lạp. Trong nhà nước chủ nô Hy Lạp, cái đặc thù (các đòi hỏi, quyền tự do cá nhân) mới chỉ "nhú lên". Nói cách khác, ở đó mới chỉ có một bộ phận dân cư của xã hội (giới chủ nô) có được quyền tự do cá nhân, phần đông đảo dân cư còn lại của xã hội (nô lệ) chưa có quyền này.
Cuối thời đại nô lệ, ý thức về quyền tự do cá nhân trỗi dậy, sự phân hoá giữa ý thức về cái phổ quát lợi ích quốc gia) và ý thức về quyền của cái cá nhân (đặc thù) diễn ra theo chiều hướng cực đoan: "Sự đối lập khởi đầu bởi sự xung khắc giữa trực quan về cái phổ quát của tầng lớp qúy tộc và nguyên lý tự do cá nhân dưới hình thức dân chủ. Khi sự đối lập tăng lên, tầng lớp quí tộc trở nên mê muội, kiên quyết bám giữ lấy quyền lực ích kỷ, nhẫn tâm của mình còn những người theo nguyên lý tự do cá nhân thì bị suy đồi liên tục cho tận đến khi trở thành tiện dân. Cuối cùng, sự thống nhất bị phá vỡ, hệ quả là bất hạnh tràn lan, cuộc sống luân lý bị huỷ diệt". Nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới tương ứng với thời kỳ này, theo Hegel , là nhà nước La Mã. Trong nhà nước này, một số quyền cá nhân được thừa nhận nhưng chỉ là hình thức.
Nhà nước pháp quyền tư sản, theo Hegel , là kiểu hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới thay thế cho hình thái nhà nước kiểu La Mã. Trong hình thái Nhà nước này, ý thức về sự thống nhất giữa lợi ích quốc gia (phổ quát) và lợi ích cá nhân (đặc thù) được khẳng định, cái cá nhân (đặc thù) được thừa nhận không chỉ về mặt hình thức mà còn về mặt thực chất, được tạo điều kiện phát triển rực rỡ và do đó, nhà nước - với tư cách là lợi ích quốc gia (phổ quát) cũng trở nên vững chắc. Trong nhà nước pháp quyền, cái đặc thù, các khâu trung gian, quá độ được đặt ra và được phủ định kịp thời, hoàn toàn có có ý thức, phù hợp với quy luật vận động của cái lý. Đây cũng là giai đoạn mà trong đó, con người trở thành con người tự do, cuộc sống trở thành ý niệm tuyệt đối (ý niệm tuyệt đối, theo Hegel , trước hết đó là sự thống nhất giữa ý niệm lý luận và ý niệm nhận thức và do đó đồng thời cũng là sự thống nhất giữa ý niệm cuộc sống và ý niệm nhận thức).
Bài viết này chỉ là một nỗ lực góp phần làm rõ một trong những cặp phạm trù cơ bản của Hegel : "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất". Nếu không hiểu được "bộ máy khái niệm" trong logic học của Hegel , đặc biệt là cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất" thì cũng khó mà hiểu được các tác phẩm khác của ông, như Hiện tượng học tinh thần, Triết học pháp quyền.... Đây cũng là lý do để giải thích tại sao dưới ngòi bút của một số dịch giả, các tư tưởng của Hegel lại trở nên tối nghĩa, lủng củng, mâu thuẫn, phi lý và rất khó hiểu như vậy. Để hiểu đúng hơn về Mác, chúng ta rất cần nghiên cứu nhiều hơn về Hegel . Vì, như câu cách ngôn của Lênin: "Không thể hoàn toàn hiểu được "Tư bản" của Mác và đặc biệt là chương I của sách đó, nếu chưa nghiên cứu kỹ và chưa hiểu toàn bộ logic của Hegel ".
TS. Phạm Chiến Khu
Tạp chí Triết học
Theo tiếng Nga, cặp phạm trù này dịch chính xác là "cái phổ quát" hoặc "cái phổ biến", nó cấu thành từ hai cụm từ (tất cả, toàn thể, toàn bộ) và (cái chung), là "cái đặc thù” là "cái đơn nhất". Dịch sát nghĩa, cặp phạm trù này phải là "cái phổ quát" - "cái đặc thù” - "cái đơn nhất", hoặc phải là "cái phổ biến" - "cái đặc thù” - "cái đơn nhất". Trong bản dịch Bút ký triết học, cặp phạm trù này có lúc được dịch là "cái phổ biến" - "cái đặc thù”- "cái đơn nhất", có lúc lại dịch là "cái phổ biến" - "cái đặc thù” - "cái cá biệt". Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn rằng, trong số các dịch giả những tác phẩm triết học ngày nay, khó tìm ra ai có khả năng dịch thật chính xác như các dịch giả đã dịch các tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen và Lênin. Nếu cặp phạm trù "cái chung" - "cái đơn nhất"'- "cái riêng" (chẳng hạn, trong Giáo trình Triết học Mác - Lênin) được rút ra từ Bút ký triết học của Lênin thì có thể nói, đó là cách rút tỉa chưa thật thành công. Vì trong Bút ký triết học của Lênin (bản dịch của Nxb Tiến bộ, Mátxcơva), chỗ dịch chuẩn xác nhất lả "cái phổ biến" - "cái đặc thù” - “cái đơn nhất". Ở trang 380 của Bút ký triết học, cái riêng mà Lênin nói đến chính là cái đơn nhất: "Ivan là một người" - (lvan là cái đơn nhất, cái một, cái cá thể - P.C.K). Như vậy, cặp phạm trù "cái chung" - "cái đơn nhất" - "cái riêng” sẽ có sự trùng lặp (giữa cái đơn nhất và cái riêng) và do đó, nó có thể được viết là "cái chung” - "cái đơn nhất" - "cái đơn nhất".
Theo tiếng Anh, cặp phạm trù này là "Universality (cái phổ quát) - particularity (cái đặc thù) and individuality (cái cá thể)".
Cách hiểu của Hegel về các quy định (Hegel thường gọi là các quy định, còn chúng ta thường gọi là các phạm trù) "cái phổ quát" - “cái đặc thù” - "cái đơn nhất" rất khác với cách hiểu của chúng ta về cặp phạm trù "cái chung" - “cái đặc thù” - "cái cá biệt" hoặc "cái chung” - "cái đơn nhất" - "cái cá biệt".
Theo Hegel , có thể xem xét thế giới dưới ba cấp độ và phép biện chứng ở mỗi cấp độ là rất khác nhau:
1) Tồn tại: Đây là cái vỏ bề ngoài, trực tiếp, nông nhất mà chúng ta có thể cảm giác được Các quy định (phạm trù) cơ bản của lĩnh vực này là chất - lượng - độ. Phép biện chứng ở đây là "sự chuyển hoá thành mặt đối lập". "Vương quốc" của "chất - lượng - đố" là thế giới vô cơ. Trong thế giới hữu cơ, các quy luật của "chất - lượng - độ" chỉ giữ vai trò thứ yếu, phụ thuộc vào các quy định "cái phổ quát” - “cái đặc thù” - "cái đơn nhất".
2) Bản chất: Cái tầng gián tiếp của thế giới, không nhận biết được bằng trục quan, cảm tính. Các cặp phạm trù cơ bản ở đây là: "đồng nhất - khác biệt - căn cứ", "hiện tượng - bản chất", "hình thức - nội dung”, "ngẫu nhiên - tất yếu”, "khả năng - hiện thực"... Phép biện chứng ở đây là "sự hiện hình của cái này trong cái khác của nó" (ví dụ, bản chất hiện hình thông qua hiện tượng, hiện tượng chỉ hiện hình với tư cách là hiện tượng thông qua mối quan hệ với bản chất).
3) Khái niệm (hiện thân của nó là giới hữu cơ, sự sống): Sự thống nhất của tồn tại và bản chất, cái vừa trực tiếp (có thể cảm giác được), vừa gián tiếp (không cảm giác được). Các quy định chủ yếu của "khái niệm", sự sống là "cái phổ quát" - “cái đặc thù” - "cái đơn nhất". Phép biện chứng ở đây không phải là sự chuyển hoá thành mặt đối lập, không phải sự hiện hình của cái này trong cái khác của nó mà là "sự phát triển". "Khái niệm" mà Hegel xem xét không phải là khái niệm trong đầu chúng ta hay tồn tại ở một nơi nào đó tách khỏi sự vật, mà là khái niệm tồn tại khách quan, gắn liền với sự vật. Khái niệm là “linh hồn", "chương trình” phát triển của sự sống: "Trong tự nhiên, cấp độ khái niệm tương ứng với cuộc sống hữu cơ. Ví dụ, thực vật phát triển từ bào thai của mình. Bào thai chứa đựng trong đó toàn bộ thực vật, nhưng dưới dáng cái lý tưởng. Tuy nhiên, chúng ta không được hiểu rằng các bộ phận khác nhau của thực vật - rễ, thân, lá... đã là cái thực tại, nhưng dưới dạng rất nhỏ bé trong bào thai".
Theo Hegel , "khái niệm" là bản chất, là quy luật phát triển sống động và cụ thể của sự sống. Nó không phải là sản phẩm của bộ não, không phải là cái do chúng ta nghĩ ra và đem gán cho sự vật. Tư duy của chúng ta chỉ có thể phản ánh về nó mà thôi. Chỉ có những khái niệm chủ quan, không đúng với bản chất của sự vật mới là sản phẩm tư duy của chúng ta. Ông viết: "Thật là sai lầm khi nghĩ rằng, lúc đầu, các sự vật tạo ra ở chúng ta các biểu tượng về chúng, rồi sau đó, trên cơ sở trừu tượng hoá và liên kết cái chung giữa các sự vật, hoạt động chủ quan của chúng ta sáng tạo ra khái niệm của chúng. Ngược lại, khái niệm của sự vật là cái có trước (khái niệm của chúng ta về sự vật là cái có sau - P.C.K), sự vật là sự vật nhờ hoạt động của khái niệm nội tại (quy luật phát triển sống động nội tại - P.C.K), tự bộc lộ trong chính sự vật.
Khái niệm của sự sống, theo Hegel , khác với khái niệm của logic hình thức: "Trong logic hình thức, khái niệm thường được xem xét chỉ như là hình thức tư duy đơn giản và nói một cách chính xác hơn, là biểu tượng chung, liên quan đến cách hiểu khái niệm ở tầm thấp này là sự khẳng định thường được nhắc lại dưới góc độ cảm giác và trái tim rằng khái niệm dường như là cái gì đó chết cứng, trống rỗng và trừu tượng. Trên thực tế, tất cả đều ngược lại, khái niệm là nguyên lý của mọi cuộc sống và đồng thời cũng là cái hoàn toàn cụ thể".
Hegel cho rằng, thế giới hữu cơ, sự sống kế thừa toàn bộ các quy định của thế giới vô cơ nhưng chỉ với tư cách là các quy định thứ yếu. Ví dụ, trong tồn tại vô cơ trực tiếp, cặp phạm trù "chất - lượng - độ” có vai trò thống soái, quyết định toàn bộ sự thay đổi của sự vật. Tuy nhiên, trong thế giới hữu cơ, cặp phạm trù "chất - lượng - độ" chỉ đóng vai trò thứ yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất". Trong thế giới hữu cơ, "lượng" phát triển không hợp lý, không phù hợp với tinh thần của mối quan hệ "cái phổ quát cái đặc thù - cái đơn nhất", hay nói cách khác, không phù hợp với "khái niệm" (quy luật vận động và phát triển cụ thể, sống động) của sự sống thì không chỉ không dẫn đến sự phát triển, mà còn làm cho sụ sống bị suy thoái, diệt vong.
Cái phổ quát, cái đặc thù và cái đơn nhất, theo Hegel , là ba thể của một ngôi duy nhất là cơ thể sống, hay nói cách khác, cơ thể sống là cái "nhất ngôi tam thể", và nếu thiếu một trong ba thể này thì cuộc sống không tồn tại: Đặc trưng của cái đặc thù là sự phân hoá, khác biệt, đối lập. Cái đặc thù, sự phân hoá, khác biệt, đối lập cũng là một "thể" cất yếu của cuộc sống. Nếu xoá hết sự phân hoá, khác biệt, đối lập của cuộc sống thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho cuộc sống bị huỷ diệt.
Đối với Hegel , cái phổ quát không phải là cái chung, mà là cái vô hạn, sự thống nhất sống động chứa đựng cái hữu hạn, “mâu thuẫn” sự khác biệt, sự đối lập trong chính bản thân mình, bảo tồn mình thông qua quá trình liên tục đặt ra các giới hạn và phủ định, vượt qua các giới hạn đó. Cái vô hạn của thế giới vô cơ, theo Hegel , là cái vô hạn "xấu”, cái vô hạn không bảo tồn được sự vật trong quá trình biến đổi (trong thế giới vô cơ diễn ra quá trình vô hạn của sự biến đổi: cái này biến thành cái khác, cái khác lại biến thành cái khác... cho đến vô tận). Trong thế giới hữu cơ, cái vô hạn của khái niệm, sự sống là cái vô hạn bảo tồn được sự vật trong quá trình biến đổi, vượt giới hạn. Ví dụ, cái cây trong quá trình phát triển, liên tục tự giới hạn và phủ định các giới hạn của mình, nhưng vẫn bảo tồn được mình trong quá trình phủ định liên tục đó: từ cái mầm, nhú ra một lá, rồi giới hạn này bị phủ định, sau đó, nhú ra một lá nữa rồi giới hạn đó lại bị phủ định, cứ tiếp tục .như thế... nhưng cái cây vẫn là cái cây Hegel cho rằng, cái phổ quát là cái tự lấy mình làm trung gian cho sự phát triển của chính mình. Các giới hạn của cái phổ quát chính là cái đặc thù. Đặc trưng của cái đặc thù là sự đa dạng, khác biệt, đối lập. Quá trình phát triển của sự sống là quá trình không ngừng đặt ra và phủ định cái đặc thù (đây chính là quy luật phủ định của phủ định theo cách hiểu của Hegel ). Ông viết: "Khi nói về khái niệm, trước con mắt trí tuệ của chúng ta, thông thường chỉ hiện ra cái phổ quát trừu tượng và bởi vậy, khái niệm thường chỉ được xác định như là một biểu tượng chung. Khi nói về khái niệm ánh sáng, thực vật, động vật... người ta cho rằng các khái niệm này được hình thành nhờ bỏ đi mọi cái đặc thù tạo ra sự khác biệt giữa các loại ánh sáng, thực vật, động vật... khác nhau và giữ lại cái chung giữa chúng. Đó là cách hiểu trí tính (theo logic hình thức - chú giải của tác giả) về khái niệm và ở đây nhận thức cảm tính hoàn toàn có lý khi tuyên bố các khái niệm ấy chỉ là các sơ đồ, đường nét trần trụi, không có nội dung, trống rỗng. Tuy nhiên, cái phổ quát của khái niệm không chỉ là cái chung đối lập với cái đặc thù tồn tại tự thân, độc lập, ngược lại, đó là cái tự mình phân hoá, đặc thù hoá chính mình và với một sự hiển nhiên không một chút mờ nhạt, nó bảo tồn chính nó trong cái khác của nó. Điều tối quan trọng đối với nhận thức cũng như hành động thực tiễn là không được lẫn lộn cái chung trần trụi với cái phổ quát đích thực".
Cái đơn nhất (cá thể), theo Hegel , không chỉ là một sự vật đơn lẻ mà còn là một chủ thể, là cái tự sản sinh ra chính mình: "Cái đơn nhất của khái niệm, nói một cách vô điều kiện, đó là tác nhân, nhưng tác động ở đây không giống như nguyên nhân sản sinh ra một cái khác nào đó, cái đơn nhất của khái niệm sản sinh ra chính mình". Cái đơn nhất là sự phản hồi phủ định của cái phổ quát (trong quá trình liên tục phủ định khâu trung gian, quy luật phổ biến của sự phát triển sẽ lộ ra). Cái phổ quát, cái đặc thù và cái đơn nhất đồng nhất với nhau trên cơ sở phân hoá, khác biệt: không có cái phổ quát tách khỏi cái đặc thù và cái đơn nhất, cái đặc thù và cái đơn nhất đồng thời cũng là cái phổ quát. Tuy nhiên, cái phổ quát đồng thời lại cũng không phải là cái đặc thù hoặc cái đơn nhất, cái đặc thù chỉ là khâu trung gian, một thời điểm (một thể) của cái phổ quát, cái đơn nhất chỉ là một trong những chủ thể bị chi phối bởi sức mạnh của quy luật phổ quát.
Cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất" lý giải tại sao quy luật phủ định của phủ định, theo cách hiểu của Hegel , lại khác về cơ bản so với cách hiểu của chúng ta. Cả Hegel và Mác đều cho rằng, nhờ sự phủ định của phủ định, sự vật quay trở lại với chính mình nhưng ở một trình độ phát triển cao hơn. Tuy nhiên, xem xét cách diễn giải của Hegel và Mác, chúng ta thấy quan niệm của hai ông lại rất khác nhau. Đối với cách hiểu của Mác, quay trở lại với chính mình là quay trở lại với hình thức ban đầu (nhưng ở trình độ phát triển cao hơn): "Chế độ cộng sản nguyên thuỷ là chế độ xã hội không có giai cấp, không có bóc lột. Nó bị phủ định bởi các chế độ có giai cấp, có bóc lột. Sau đó, các chế đồ có giai cấp, có bóc lột lại bị phủ định bởi chế độ cộng sản chủ nghĩa không còn giai cấp, không còn bóc lột. Xét về mặt không có giai cấp, không có bóc lột, xã hội cộng sản văn minh giống với xã hội cộng sản nguyên thuỷ, nhưng xét về trình độ phát triển, hai xã hội đó có sự khác nhau một trời một vực". Còn đối với cách hiểu của Hegel , quay trở lại với chính mình đồng nghĩa với sự bảo tồn bản thân (nhưng ở trình độ phát triển cao hơn).
Ở Hegel , quy luật phủ định của phủ định là sự phủ định liên tục, không ngừng đối với cái đặc thù mà ông thường gọi là sự phủ định tuyệt đối. Theo Hegel , cái đơn nhất là sự phủ định lần thứ nhất. Sự ra đời của cái đơn nhất đồng thời cũng là sự ra đời của cái đặc thù và cái phổ quát với tư cách là một chính thể sống động (ba thể này không tách rời với nhau nhưng đồng thời cũng khác biệt với nhau). Cái đặc thù là sự xác định, sự quy định cụ thể và cũng là giới hạn của cái đơn nhất. Bản chất của cái đơn nhất là cái phổ quát, để vươn tới cái phổ quát thì cái đơn nhất phải không ngừng phủ định, vượt bỏ các giới hạn của bản thân. Cái đặc thù chính là giới hạn của cái đơn nhất và được Hegel gọi là cái phủ định. Phủ định của phủ định, theo cách hiểu của Hegel , chính là sự phủ định không ngừng, liên tục đối với cái đặc thù - khâu cơ cũng có sự hiện diện của quy luật phủ định của phủ định. Trong quá trình phủ định này, không chỉ cái phổ quát được củng cố và phát triển, còn cái đặc thù thì biến mất mà ngược lại, cái đặc thù cũng càng ngày càng phát triển rực rỡ hơn, sự phát triển của cái đặc thù là tiền đề cho sự phát triển của cái phổ quát và ngược lại, sự phát triển của cái phổ quát là điều kiện để cái đặc thù phát triển. Ví dụ, cái cây với tất cả các quy định đặc thù của nó (rễ, thân, lá, cành trong tất cả các giai đoạn phát triển...) đã được chứa đựng trong cái hạt. Tuy nhiên, lúc ban đầu, ở dạng cái hạt, cả cái đặc thù (rễ, thân, cành, lá...) và cái phổ quát (cái cây nhìn tổng thể) đều mờ nhạt, nhưng trong quá trình phát triển của cái cây, cái đặc thù liên tục được đặt ra và liên tục bị phủ định (cái mầm bị phủ định, lá nhú ra và lại bị phủ định... cứ thế tiếp diễn) . Nhờ quá trình phủ định liên tục này, cái cây mới bảo tồn được nó với tư cách là cái cây, sự sống, cái phổ quát, nhưng cái cây ở giai đoạn sau phát triển đến trình độ cao hơn cái cây ở giai đoạn trước. Cái cây ở giai đoạn phát triển sung mãn nhất, chính là thời điểm cái đặc thù (sự phân hoá, khác biệt, đối lập trong bản thân nó) bộc lộ rõ nhất. Quá trình phủ định này cũng bao hàm sự kế thừa, nhưng cái được kế thừa bị thay đổi về vị trí của mình (ví dụ, cái cành cao nhất của cái cây non, trong quá trình phát triển của cái cây, không bị biến mất nhưng vị trí của nó không ngừng bị thay đổi, lùi dần xuống các vị trí thấp hơn). Không thấy ở đâu Hegel đưa ra các ví dụ về sự phủ định kiểu "hạt thóc - cây lúa - bông thóc". Cách hiểu này của Hegel , tất nhiên, sẽ không gặp mâu thuẫn đối với trường hợp phát triển của con bướm (quá trình phủ định nhiều hơn ba bước).
Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ minh hoạ cho cách hiểu về quy luật phủ định của phủ định này của Hegel . Ví dụ, sự ra đời của đứa trẻ, đó là sự phủ định lần thứ nhất. Sự ra đời của cái đơn nhất (đứa trẻ sơ sinh cụ thể X) đồng thời cũng là sự hiện diện của cái đặc thù và cái phổ quát. Trong sự phủ định này, con người (cái phổ quát), trẻ sơ sinh (cái đặc thù, quy định cụ thể, giới hạn hiện có của đứa trẻ) và đứa trẻ cụ thể X đó (cái đơn nhất cá thể) là một thể thống nhất không tách rời nhau nhưng đồng thời cũng khác biệt với nhau. Để vươn tới bản chất phổ quát (con người) của mình, đứa trẻ sơ sinh này phải trải qua quá trình liên tục phủ định (vượt qua) các giới hạn cả về' thể xác và trí tuệ của mình. Về mặt trí tuệ, theo năm tháng trôi đi, đứa trẻ phải không ngừng phủ định (vượt qua) các giới hạn hiện có về mặt kiến thức (cái đặc thù về trí tuệ) Của mình thì đó mới là con người đích thực (cái phổ quát). Phủ định của phủ định là quá trình lấy mình làm trung gian bước quá độ cho sự phát triển của chính mình. Trong quá trình này, các khâu trung gian, quá độ không ngừng được đặt ra và được vượt bỏ, cái đơn nhất thông qua cái đặc thù để vươn tới cái phổ quát.
Có thể lấy một ví dụ khác về quy luật phủ định của phủ định theo cách hiểu của Hegel , đó là quan điểm của ông về quá trình phát triển của lịch sử toàn thế giới. Theo Hegel , nhà nước là một cơ thể sống, quá trình phát triển của xã hội loài người trải qua bốn hình thái nhà nước cơ bản nhất. Hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới đầu tiên là nhà nước phong kiến phương Đông. Trong hình thái nhà nước này, cái phổ quát trừu tượng, sự đồng nhất trừu tượng (lợi ích quốc gia đối lập với quyền tự do cá nhân của con người) được khẳng định. Ở đó, cái đặc thù (các đòi hỏi cá nhân, quyền tự do cá nhân) rất mờ nhạt, hay theo cách nói của Hegel , "bị nhấn chìm" trong cái phổ quát lợi ích quốc gia, cộng đồng). Tuy nhiên, theo quy luật phát triển, cái đặc thù sẽ "nhú lên" trong cái phổ quát và hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới tiếp theo sẽ là nhà nước chủ nô Hy Lạp. Trong nhà nước chủ nô Hy Lạp, cái đặc thù (các đòi hỏi, quyền tự do cá nhân) mới chỉ "nhú lên". Nói cách khác, ở đó mới chỉ có một bộ phận dân cư của xã hội (giới chủ nô) có được quyền tự do cá nhân, phần đông đảo dân cư còn lại của xã hội (nô lệ) chưa có quyền này.
Cuối thời đại nô lệ, ý thức về quyền tự do cá nhân trỗi dậy, sự phân hoá giữa ý thức về cái phổ quát lợi ích quốc gia) và ý thức về quyền của cái cá nhân (đặc thù) diễn ra theo chiều hướng cực đoan: "Sự đối lập khởi đầu bởi sự xung khắc giữa trực quan về cái phổ quát của tầng lớp qúy tộc và nguyên lý tự do cá nhân dưới hình thức dân chủ. Khi sự đối lập tăng lên, tầng lớp quí tộc trở nên mê muội, kiên quyết bám giữ lấy quyền lực ích kỷ, nhẫn tâm của mình còn những người theo nguyên lý tự do cá nhân thì bị suy đồi liên tục cho tận đến khi trở thành tiện dân. Cuối cùng, sự thống nhất bị phá vỡ, hệ quả là bất hạnh tràn lan, cuộc sống luân lý bị huỷ diệt". Nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới tương ứng với thời kỳ này, theo Hegel , là nhà nước La Mã. Trong nhà nước này, một số quyền cá nhân được thừa nhận nhưng chỉ là hình thức.
Nhà nước pháp quyền tư sản, theo Hegel , là kiểu hình thái nhà nước có tính lịch sử toàn thế giới thay thế cho hình thái nhà nước kiểu La Mã. Trong hình thái Nhà nước này, ý thức về sự thống nhất giữa lợi ích quốc gia (phổ quát) và lợi ích cá nhân (đặc thù) được khẳng định, cái cá nhân (đặc thù) được thừa nhận không chỉ về mặt hình thức mà còn về mặt thực chất, được tạo điều kiện phát triển rực rỡ và do đó, nhà nước - với tư cách là lợi ích quốc gia (phổ quát) cũng trở nên vững chắc. Trong nhà nước pháp quyền, cái đặc thù, các khâu trung gian, quá độ được đặt ra và được phủ định kịp thời, hoàn toàn có có ý thức, phù hợp với quy luật vận động của cái lý. Đây cũng là giai đoạn mà trong đó, con người trở thành con người tự do, cuộc sống trở thành ý niệm tuyệt đối (ý niệm tuyệt đối, theo Hegel , trước hết đó là sự thống nhất giữa ý niệm lý luận và ý niệm nhận thức và do đó đồng thời cũng là sự thống nhất giữa ý niệm cuộc sống và ý niệm nhận thức).
Bài viết này chỉ là một nỗ lực góp phần làm rõ một trong những cặp phạm trù cơ bản của Hegel : "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất". Nếu không hiểu được "bộ máy khái niệm" trong logic học của Hegel , đặc biệt là cặp phạm trù "cái phổ quát - cái đặc thù - cái đơn nhất" thì cũng khó mà hiểu được các tác phẩm khác của ông, như Hiện tượng học tinh thần, Triết học pháp quyền.... Đây cũng là lý do để giải thích tại sao dưới ngòi bút của một số dịch giả, các tư tưởng của Hegel lại trở nên tối nghĩa, lủng củng, mâu thuẫn, phi lý và rất khó hiểu như vậy. Để hiểu đúng hơn về Mác, chúng ta rất cần nghiên cứu nhiều hơn về Hegel . Vì, như câu cách ngôn của Lênin: "Không thể hoàn toàn hiểu được "Tư bản" của Mác và đặc biệt là chương I của sách đó, nếu chưa nghiên cứu kỹ và chưa hiểu toàn bộ logic của Hegel ".
TS. Phạm Chiến Khu
Tạp chí Triết học